#núi thái s��n
Explore tagged Tumblr posts
Text
Động năng là gì? Khái niệm, công thức tính và lấy ví dụ
Động năng là kiến thức quan trọng trong bộ môn Vật lý lớp 10. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ động năng là gì? Công thức tính động năng? Ví dụ về động năng trong thực tế? Trong b��i viết này hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu những điều thú vị xoay quanh động năng nhé!
Động năng là gì? Cho ví dụ
Năng lượng là gì? Mọi vật xung quanh chúng ta đều có mang năng lượng. Khi một vật tương tác với các vật khác thì giữa chúng có thể có sự trao đổi năng lượng.
Mọi vật đều mang năng lượng Năng lượng chính là một đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng sinh công của vật. Năng lượng tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, có thể kể đến như: cơ năng, nội năng, điện trường, từ trường… Năng lượng có thể chuyển hoá qua lại từ dạng này sang dạng khác hoặc là truyền từ vật này sang vật khác. Động năng là gì? Động năng hiểu đơn giản là dạng năng lượng của một vật có được do nó đang chuyển động.
Động năng - năng lượng có được do đang chuyển động Cụ thể, động năng được định nghĩa như sau: Động năng chính là công cần thực hiện để gia tốc một vật với khối lượng cho trước chuyển từ trạng thái nghỉ tới vận tốc hiện thời của nó. Sau khi đạt được năng lượng này bởi gia tốc của nó thì vật sẽ duy trì động năng này trừ khi tốc độ của nó có sự thay đổi. Các dạng cơ bản của động năng Có tất cả 5 loại động năng, đó là: bức xạ, nhiệt năng, âm thanh, điện và cơ học. Vậy điểm khác nhau giữa các dạng động năng là gì? Năng lượng bức xạ Năng lượng bức xạ là một dạng của động năng và nó luôn chuyển động trong môi trường hoặc không gian. Ví dụ: tia cực tím, tia gamma… Nhiệt năng Năng lượng nhiệt hay còn được biết đến là nhiệt năng được tạo ra từ chuyển động của các phân tử khi mà chúng va chạm với nhau. Ví dụ: suối nước nóng, hồ bơi nước nóng…
Ví dụ nhiệt năng - suối nước nóng Năng lượng âm thanh Sự rung động của một vật thể thường sẽ sản sinh ra năng lượng âm thanh. Năng lượng âm thanh có thể di chuyển trong các môi trường, ngoại trừ chân không bởi vì không có các hạt nào có thể hoạt động được trong môi trường chân không. Ví dụ: âm thanh từ loa, đánh trống, nhạc cụ… Điện năng Điện năng có thể thu được từ các electron tự do mang điện tích âm hoặc điện tích dương. Ví dụ: tia chớp, pin năng lượng khi sử dụng…
Ví dụ điện năng - tia chớp Năng lượng cơ học Tổng động năng và thế năng được biết đến đó là cơ năng. Cơ năng không thể tự tạo ra hay phá hủy nhưng nó lại được chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác (tức là chuyển từ thế năng sang động năng và ngược lại). Ví dụ: quỹ đạo của các vệ tinh xung quanh trái đất, một chiếc xe đang di chuyển… Ví dụ động năng Tàu lượn siêu tốc đạt đến động năng cực đại khi nó ở vị trí thấp nhất của đường ray. Khi nó bắt đầu đi lên thì động năng bắt đầu chuyển thành thế năng trọng trường. Tổng đ��ng năng và thế năng trong một hệ là hằng số nếu như bỏ qua sự mất mát do ma sát. Ở Hà Lan, thông qua các cối xay gió để biến đổi năng lượng từ gió chuyển thành công cơ học với mục đích là chạy các máy xay gió.
Ví dụ động năng - cối xay gió Những người dân miền núi đã sử dụng chuyển động của nước chuyển thành công cơ học để có thể lấy nước từ suối lên trên các máng nước. Các nhà máy thuỷ điện tiến hành chặn dòng chảy, điều khiển chuyển động của dòng nước sinh ra công cơ học để làm cho các tuabin của máy phát điện chạy để từ đó tạo ra điện.
Cách tính động năng là gì?
Công thức tính động năng Động năng chính là dạng năng lượng của một vật có được do nó đang chuyển động và được xác định theo công thức như sau:
Trong đó: m: khối lượng của vật (kg) v: vận tốc của vật (m/s) Wđ: động năng (J) Động năng của vật rắn Trong cơ học cổ điển thì động năng của một vật nhỏ đến nỗi mà khối lượng của nó có thể được xem là chỉ tồn tại tại một điểm hoặc một vật không quay. Cụ thể phương trình của nó là:
Trong đó: m: khối lượng (kg) v: tốc độ hay vận tốc của vật (m/s) Vì động năng tỉ lệ thuận theo bình phương tốc độ vậy nên nếu một vật tăng tốc độ gấp đôi thì nó cũng sẽ tăng động năng lên gấp bốn lần so với ban đầu. Động năng của một vật liên hệ với động lượng theo phương trình như sau:
Trong đó: p: động lượng m: khối lượng của vật Động năng tịnh tiến có liên quan đến chuyển động tịnh tiến của vật rắn có khối lượng không đổi m và khối tâm của nó di chuyển với tốc độ là v. Công thức như sau:
Trong đó: m: khối lượng của vật v: tốc độ khối tâm của vật Lưu ý: Động năng của bất kỳ vật nào thì đều phụ thuộc vào hệ quy chiếu mà nó được đo. Tuy nhiên, tổng năng lượng của một hệ cô lập (tức là là một hệ không có năng lượng vào hoặc ra) thì sẽ không có sự thay đổi trong bất kỳ hệ quy chiếu nào. Vì vậy mà phần hóa năng được chuyển thành động năng bởi một động cơ tên lửa bị phân chia cho tên lửa cùng với khí thải sẽ phụ thuộc vào hệ quy chiếu được chọn. Đây chính là hiệu ứng Oberth. Tuy nhiên, tổng năng lượng của hệ, bao gồm cả động năng, hóa năng của nhiên liệu, nhiệt… thì được bảo toàn theo thời gian (bất kể đến cách chọn hệ quy chiếu). Mặc dù vậy thì giá trị tổng năng lượng này sẽ khác nhau trong các hệ quy chiếu khác nhau. Động năng của một hệ phụ thuộc và cách chọn hệ quy chiếu, cụ thể: Hệ quy chiếu cho giá trị động năng nhỏ nhất là hệ mà trong đó tổng động lượng của hệ bằng 0. Giá trị động năng nhỏ nhất này sẽ đóng góp vào khối lượng bất biến của hệ. Định lý động năng Khi lực tác dụng lên vật sinh công dương thì động năng của vật tăng (tức là vật sẽ thu thêm công hoặc vật sinh công âm). Ngược lại, khi lực tác dụng lên vật sinh công âm thì động năng của vật sẽ giảm (tức là vật sinh công dương). Công thức như sau:
Trong đó: ½ mv22 : động năng lúc sau của vật. ½ mv12 : động năng ban đầu của vật. A: công của các ngoại lực tác dụng vào vật. Hệ quả: Khi lực tác dụng lên một vật nếu vật này sinh công dương (+) thì động năng của vật tăng (tức là vật sinh công âm (-)). Còn ngược lại, nếu như lực tác dụng lên vật đó sinh công âm (-) thì động năng của vật sẽ giảm (tức là vật sinh công dương (+)).
Một số câu hỏi có liên quan
Thế năng là gì? Thế năng chính là một đại lượng vật lý rất quan trọng, biểu hiện nên khả năng sinh công của một vật ở trong một số điều kiện nhất định. Nói một cách khác, thế năng được coi là một dạng năng lượng tồn tại �� bên trong vật thể.
Thế năng - năng lượng tồn tại bên trong vật thể Cụ thể, có 3 loại thế năng chính đó là: thế năng trọng trường, thế năng đàn hồi và thế năng tĩnh điện. Hãm động năng là gì? Hãm động năng được hiểu là trạng thái động cơ làm việc giống như một máy phát (trong các tải cần phải giảm tốc độ liên tục như thang máy hay cầu trục…) mà năng lượng cơ học của động cơ đã được tích lũy trong quá trình làm việc trước đó sẽ biến đổi thành điện năng tiêu tán dưới dạng nhiệt trong quá trình hãm. Có thể bạn quan tâm: Cơ năng là gì? Công thức tính cơ năng và cho ví dụ Sóng cơ là gì? Phân loại sóng cơ và phương trình sóng Trên đây là những thông tin có liên quan đến động năng là gì. Có thể thấy động năng được sử dụng rất nhiều trong công việc và học tập. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về động năng và ứng dụng nó sao cho phù hợp. Read the full article
0 notes
Text
Kiến Thức Phong Thủy Quán Cafe/ Trà Sữa Dân Tư Vấn BĐS Nên Biết
Trong quá trình làm nghề môi giới BĐS, sẽ có nhiều trường hợp tư vấn mua bán/cho thuê quán cafe, trà sữa. Do đó nhà môi giới cần tìm hiểu những kiến thức về phong thủy để có thể thành công trong tư vấn.
Bài 101 phong thủy quán cafe/trà sữa dân môi giới cần biết dưới đây sẽ rất hữu ích với bạn.
Vị Trí Quán Cafe/Trà Sữa
Để quán cà phê hay trà sữa kinh doanh thuận lợi, gặp nhiều may mắn thì trước hết phải có một vị trí tốt. Trong phong thủy, vị trí tốt là nơi có mặt tiền rộng rãi, sau lưng có điểm tựa vững chắc. Điểm tựa ở đây có thể là núi đồi, nhà cao tầng hay hòn non bộ tự tạo,..
Ngoài ra, khi lựa chọn vị trí cho quán cà phê, trà sữa cần tránh những địa điểm sau:
+ Có nhiều tòa nhà cao tầng bao quanh quán.
+ Đường thẳng hoặc đường rẽ nhưng có góc cong hướng vào quán.
+ Mặt tiền có những hệ thống thiết bị dưới mặt đất, cột điện.Theo phong thủy, những vị trí như vậy sẽ ngăn cản cát khí của quán, làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
Không Gian Quán Cafe/Trà sữa
Bài trí bên trong:
+ Quầy thu ngân và quầy bar (pha chế)
Hãy đặt quầy thu ngân ở bên phải từ phía trong nhìn ra cửa chính. Phía sau quầy thu ngân là một bức tường hoặc vật chắn chắc chắn. Bởi lẽ đây là vị trí tụ tài, giúp cho dòng tiền luôn ổn định.
Quầy bar nên đặt ở nơi dễ nhìn thấy, thoáng mát và sạch sẽ. Như vậy, khách hàng có thể nhìn thấy và cảm nhận được chất lượng của sản phẩm thông qua mùi hương của cà phê, trà sữa hay cách thức chế biến của nhân viên.
+ Bàn ghế
Nên chọn những loại bàn vuông và hình chữ nhật, giúp tiết kiệm diện tích và hai mẫu bàn này còn tượng trưng cho sự sum vầy, tạo cho khách hàng cảm giác gần gũi.
Không nên bố trí quá nhiều bàn ghế sát nhau bởi sẽ làm làm cho khách hàng và nhân viên cảm thấy chật chội, không thoải mái. Ngoài ra, còn làm mất đi tính thẩm mỹ của không gian quán.
Lựa chọn màu sắc bàn ghế phù hợp với tông màu tường, vừa có tính thẩm mỹ lại hợp với phong thủy.
Vật phẩm trang trí
Người chủ có thể lựa chọn những vật phẩm để trang trí phù hợp với mệnh của mình để trang trí cho quán cà phê, quán ăn.
Mệnh
Vật phẩm trang trí hợp phong thủy
KimCây cảnh: cây kim tiền, lan ý, lưỡi hổ thái, cây lan chi,…
Tranh vẽ: những bức tranh có họa tiết về đồng quê, phố cổ, ruộng nương, tranh thư pháp có màu nâu, vàng nâu.
Mộc Cây cảnh: trúc nhật, sen đá, kim ngân, đế vương xanh, đại lộc, cao phú quý,…
Tranh vẽ: được làm từ gỗ, tre hay giấy, họa tiết liên quan đến hoa, cây lá.
ThủyCây cảnh: phát tài búp sen, phát lộc 8 thân, lưỡi hổ thái, đuôi công xanh, ngân hậu,..
Chuông gió làm bằng kim loại.
Tượng bằng đồng hoặc bằng gỗ.
HỏaCây cảnh: xương rồng, lan hồ điệp, hoa phượng tiên, hoa hỏa tước…
Những vật trang trí khác bằng gỗ như: chuông gió, mô hình quán cà phê, trà sữa để bàn,…
ThổCây cảnh: cây lưỡi hổ, cây sen đá nâu, cây xương rồng, cây lan hồ điệp vàng…
Những vật làm bằng đá, gốm sứ.
Những vật làm bằng đá, gốm sứ.
** Một số hình tham khảo:
Màu Sắc Quán Cafe/Trà Sữa
Việc lựa chọn màu sắc cho quán cà phê, trà sữa không phải việc đơn giản. Làm sao để tìm được màu phù hợp với thẩm mỹ, phù hợp với phong thủy là điều mà những người chủ đều hướng tới.
Dưới đây là những màu sắc theo mệnh mà bạn có thể tham khảo:
MệnhMàu sắc hợp mệnh
Kimmàu trắng, xám trắng, vàng kim, màu vàng thổ, vàng nhạt, vàng cam
Mộcxanh lá, nâu, xanh lam, vàng nhạt
Thủyxanh thiên thanh, trắng, màu ánh kim
Hỏacam, hồng, đỏ, tím
Thổvàng, nâu đất, đỏ, cam
Đặt Tên Quán Cafe/Trà Sữa Theo Phong Thủy
Bạn có thể đặt tên theo phong thủy ngũ hành. Những tổ hợp trong ngũ hành khi kết hợp có thể sinh ra cát lợi là:
Kim + thủy: kim loại nóng chảy thành dạng lỏng là nước.
Mộc + hỏa: cây cháy sinh ra lửa.
Thủy + mộc: nước cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
Hỏa + thổ: lửa thiêu rụi mọi thứ thành tro bụi, làm lợi cho đất.
Thổ + kim: đất là nơi tích tụ của kim loại.
Vì vậy, bạn có thể đặt tên quán theo những tổ hợp trên thông qua các chữ cái tương ứng với các mệnh.
MệnhChữ cái tương ứng
KimC, Q, R, X, S, Z
MộcG,K
ThủyĐ, B, P, H, M
HỏaD, L, N, T, V
ThổA, W, Y, E, O
Với bài viết 101 phong thủy quán cafe/trà sữa dành cho dân môi giới trên đây, hy vọng sẽ giúp các nhà sale bất động sản gặt hái nhiều thành quả trên con đường sự nghiệp.
Nguồn: https://101home.vn/phong-thuy-quan-cafe-tra-sua-cho-dan-moi-gioi-bds/
0 notes
Text
Một người có thể nhạy cảm đến mức nào?
"Vì thế giới khô khan hay anh là kẻ buồn ướt át?"
- Hoàng Dũng
Khi nhắc đến từ "nhạy cảm", ai là người đầu tiên mà bạn nghĩ tới? Đứa bạn cùng bàn ngày nào cũng càu nhàu vì tiếng bấm bút/gõ bàn, nhóc em lớn tướng rồi nhưng hễ gặp tí chuyện là lại sụt s��t ngay, hay bạn nghĩ đến chính bạn - người có thể trải qua hàng đống cung bậc cảm xúc chỉ trong một ngày? Đúng vậy, đó chính là những người nhạy cảm. Thế nhưng đây chỉ mới là 3 trong số rấttt nhiều biểu hiện của hội những người nhạy cảm - HSP (Highly Sensitive Person). Ồ có cả tên gọi cho những người nhạy cảm cơ á?! Nghe thì có vẻ đặc biệt đấy nhưng bạn biết không, HSPs chiếm đến ~20% dân số, tức tương đương với số dân Trung Quốc ở thời điểm hiện tại.
Đến đây thì hẳn bạn đã bắt đầu hứng thú hơn về HSP rồi chứ?
4 đặc điểm cơ bản của những người nhạy cảm
Theo tiến sĩ Elaine Aron, những người nhạy cảm (HSPs) là những người sở hữu một đặc điểm di truyền về độ nhạy trong việc xử lý cảm giác (a genetic trait of sensory processing sensitivity). Bà sử dụng chữ viết tắt D.O.E.S để chỉ ra 4 đặc điểm cơ bản của HSPs.
D - Depth of processing - Xử lý thông tin theo chiều sâu
Những người nhạy cảm có khả năng vượt trội trong việc phân tích sâu sắc gần như tất cả mọi thứ. Tuy nhiên, quá trình này có hơi... tốn thời gian một chút :v.
Ví dụ, khi có thời gian riêng tư là não mình sẽ tự động tua lại từng cuộc nói chuyện trước đó một ngày, một tuần hoặc thậm chí là một (vài) tháng. Và rồi mình sẽ xâu chuỗi, liên kết từng sự việc và suy nghĩ xem lúc đó họ với mình câu đó có ý nghĩa gì, tại sao họ lại nói/hành động như thế,...
"Chỉ vì một câu nói
Lại khiến anh e sợ những cơn đau chưa bắt đầu.
Chỉ vì một câu nói
Lại khiến anh tin rằng những giấc mơ sẽ sớm phai màu..."
- Hoàng Dũng
Hoặc mỗi khi gọi món, mình sẽ cần thời gian để scan cái menu vài lượt trước khi đưa ra quyết định. Trong quá trình lựa lựa chọn chọn đó, mình phải cân nhắc cả tỷ thứ như "houjicha sẽ ít caffeine hơn matcha nè, cookie đá xay chắc chắn là nhiều calories hơn trà đào kem cheese nè, ui thèm croissant ghê nhưng mà mình phải bớt ăn lại mới được, thôi chết mọi người gọi món xong hết rồi kìa..."
Úi chà, rấttttt là nhiều thứ cần phải suy nghĩ đó.
O - Overstimualation - Quá khích
HSPs thường dễ bị choáng ngợp bởi môi trường xung quanh.
Người nhạy cảm có thế giới nội tâm cực kỳ sống động. Họ giống như thỏi nam châm đặt giữa một đống kim bấm vậy, hút hết tất cả. Dù có thể chẳng mấy khi bộc lộ ra ngoài nhưng cảm xúc của họ rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh, 24/7, 365 ngày/năm. Họ thu nạp năng lượng (tích cực lẫn tiêu cực) và chuyển chúng thành những cảm xúc và suy nghĩ của riêng mình. Và bạn biết không, đối với cùng một sự việc, hiện tượng, trong khi những người khác cảm thấy abcxyz thì HSPs sẽ cảm thấy ABCXYZ. Đúng vậy, họ luôn đào sâu thật sâu vào cảm xúc một cách không hề có chủ đích. Nếu họ buồn thì đó là những nốt Do thấp nhất được viết trên khuông nhạc, còn khi họ vui thì hẳn sẽ là những giai điệu trong trẻo nhất.
Chính vì thế, HSPs thường nhận được những phản hồi kiểu như "mày nhạy cảm quá rồi đó", "đừng có lúc nào cũng đóng vai nạn nhân", "em phải mạnh mẽ lên, đừng yếu đuối như vậy", vân vân và mây mây bay bay...
E - Emotionally reactive - Nhạy bén với cảm xúc
HSPs nhạy bén với cảm xúc của tất cả mọi người, bất kể có thân thiết với họ hay không. Bạn A lúc nãy dập cửa hơi mạnh chắc đang giận ai, bạn B hôm nay ít nói hẳn đang có chuyện buồn, bạn C đăng story tâm trạng thế này thì chắc có biến gì rồi, v.v...
Cũng tương tự như đặc điểm "quá khích" phía trên, không khí và cảm xúc của những người xung quanh có ảnh hưởng rất lớn đến HSPs. Bởi vậy chẳng có gì lạ nếu họ có thể bật khóc ngon lành khi xem phim, nghe nhạc, đọc truyện hay cả khi cãi nhau cũng có thể nghẹn ngào, bị người ta nói nặng lời là muốn òa khóc ngay.
S - Sensitivity to Subtleties - Nhạy cảm với những điều nhỏ nhất
Những người nhạy cảm giống như được trang bị sẵn bộ cảm biến tinh chỉnh vậy.
Họ rất nhạy trong việc nhận biết được những thứ nhỏ nhặt nhất mà bình thường chả ai để ý tới, chẳng hạn như ánh sáng hơi chói, nhiệt độ trong phòng hơi lạnh/nóng hơn bình thường, tiếng nước nhỏ giọt *tong tong* ở bồn rửa chén, tiếng còi xe của người phía sau, tiếng bấm bút của thằng bạn kế bên,... đều có thể khiến họ khó chịu. Có lẽ, sự nhạy cảm này đến từ việc các giác quan của họ, phổ biến nhất là thị giác và thính giác, lúc nào cũng trong trạng thái sẵn sàng "hú còi".
Đó chính là 4 đặc điểm cơ bản của HSPs. Vậy, câu hỏi đặt ra là:
Chúng ta nên làm gì?
✅ Nếu người bạn yêu thương là một HSP, hãy:
Chấp nhận và tin tưởng vào năng lực nhạy cảm của họ
Đây là một đặc điểm hết sức bình thường có sẵn trong cơ chế vận hành của cơ thể họ. Cũng như họ, bạn không thể nào thay đổi được điều này.
Ví dụ cho trường hợp này cũng đơn giản lắm. Khi một HSP đang khóc vì một chuyện không-đáng-khóc-đến-vậy, thay vì bảo họ nín thì hãy động viên tinh thần cho họ. Khi một người từ chối xem phim kinh dị hoặc bạo lực, thay vì cố thuyết phục rằng phải dũng cảm này nọ lọ chai thì hãy chấp nhận là điều này nằm ngoài sức chịu đựng của họ. Ôi bạn không thể biết được những cảnh tượng đó đáng sợ và gây ám ảnh đến mức nào đâu :((( .
Thấu hiểu và sẻ chia
Oookay, mình biết những người nhạy cảm như chúng mình đôi lúc có hơi phiền phức thật. Và cách để ngăn chặn sự phiền phức này thực ra cũng không phức tạp lắm.
Hãy cho họ cảm giác an toàn.
Chỉ cần bạn bày tỏ thiện chí bằng cách sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ với họ và nhớ cho họ không gian riêng tư để họ tự "sạc pin" nữa nha. Một HSP hạnh phúc sẽ tận dụng sự nhạy cảm của mình để tận hưởng cuộc sống và chăm sóc thật tốt những người xung quanh đấy!
✅ Nếu bạn là HSP, hãy:
Chấp nhận và tin tưởng vào năng lực nhạy cảm của mình
Một lần nữa, đây là một đặc điểm hết sức bình thường trong cơ chế vận hành của cơ thể chúng ta. Đừng bao giờ cảm thấy có lỗi chỉ vì các giác quan của bạn nhạy bén hay vì một số vùng trên vỏ não của bạn phát triển mạnh giúp bạn để ý mọi thứ xung quanh tốt hơn đa số mọi người 80%.
"The ocean does not apologize for its depth and the mountains do not seek forgiveness for the space they take and so, neither shall I." - Becca Lee
"Đại dương xanh kia chưa khi nào xin lỗi vì nó thẳm sâu, ngọn núi chả cần tìm kiếm sự tha thứ vì khoảng không gian mà nó hiên ngang đứng, và chúng ta cũng vậy."
Rèn luyện sự nhạy cảm
Cứ chân thật với cảm xúc của mình vì không ai có thể bắt ép chúng ta phải cảm thấy khác đi được. Tuy nhiên, chúng ta không sống trên thế giới này một mình.
Chúng ta không thể quyết định cảm xúc, nhưng chúng ta có thể kiểm soát hành vi của bản thân.
Tập thói quen thấu hiểu và phân tích cảm xúc để đưa ra những phản hồi phù hợp là cách để tự bảo vệ mình và đồng thời cũng không làm tổn thương đến cảm xúc của những người xung quanh. Tất nhiên nói bao giờ cũng dễ hơn làm, nhưng vì khó mới cần phải rèn luyện á. Hơn ai hết, chúng ta biết cảm giác bị tổn thương nó tệ như thế nào mà, phải không? Hãy để chính sự nhạy cảm này giúp mình trở nên cứng cáp hơn :"> .
Bảo toàn năng lượng
Sự thật là không ai có thể chữa lành những vết thương lòng của bạn ngoài chính bạn, nên hãy tự bảo toàn năng lượng của mình. Chăm sóc bản thân thật tốt, dành thời gian ở một mình mỗi khi cảm xúc của của bạn "quá tải". Hãy tự "sạc pin" bằng bất kỳ hoạt động lành mạnh nào khiến bạn thoải mái và vui vẻ.
Và cũng đừng quên rằng phòng cháy luôn tốt hơn chữa cháy. Nếu biết việc đó có hại cho cảm xúc của bạn, đừng làm. Chúng ta cần biết đâu là điểm dừng; tạm ngưng tranh luận và giải thích khi cần thiết, tạm ngưng ép bản thân phải dốc hết sức lực để cố gắng. Hãy quay lại giải quyết tận gốc vấn đề khi "pin năng lượng" đã đầy, tâm đã trong, và lòng đã lành nhé.
Bày tỏ cảm xúc đúng cách
Nên nhớ rằng có tới ~80% dân số không phải là người nhạy cảm, bởi vậy nếu bạn không bày tỏ cảm xúc rõ ràng và đúng cách thì cũng đừng kỳ vọng người khác phải thấu hiểu cho bạn. Có nhiều người sẵn sàng chia sẻ, yêu thương và bảo vệ bạn ngoài kia, chỉ là hãy tạo cơ hội để họ làm điều đó.
Kết
Một vài sự thật để kết thúc blog của tuần này nè:
HSPs trải dài ở mọi đối tượng bất kể giới tính nào
Trái với suy đoán của mọi người, có đến 30% HSPs là người hướng ngoại đấy
Mỗi HSP sẽ nhạy cảm theo những cách khác nhau: có người nhạy cảm về ngôn từ, có người lại nhạy về âm thanh, và tất nhiên cũng sẽ có người bén hơn về hình ảnh thị giác, v.v...
Những gương mặt vàng trong làng HSPs: Nhà bác học Albert Einstein, nữ diễn viên Nicole Kidman, mục sư kiêm nhà hoạt động nhân quyền Martin Luther King Jr., ông hoàng nhạc pop Michael Jackson,...
Tóm lại, bất cứ ai khi sinh ra cũng đều mang trong mình một sự nhạy cảm nhất định, chỉ là mức độ nhạy cảm của mỗi người chẳng khi nào giống nhau hoàn toàn hết á. Bởi vậy, điều chúng ta có thể làm là thấu hiểu bản thân để rồi tôn trọng sự khác biệt của nhau thôi.
Cảm ơn bạn đã đọc hết bài nhé!
Bài viết được tham khảo và truyền cảm hứng ở tùm lum chỗ, mà chủ yếu là:
Lesson #44: Là một NGƯỜI NHẠY CẢM thực sự RẤT MỆT MỎI! | Nguyễn Hữu Trí
Understanding The Highly Sensitive Person | Alane Freund | Talks at Google
The gentle power of highly sensitive people | Elena Herdieckerhoff | TEDxIHEParis
Nguồn: https://ciboong.wixsite.com/website/post/m%E1%BB%99t-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-c%C3%B3-th%E1%BB%83-nh%E1%BA%A1y-c%E1%BA%A3m-%C4%91%E1%BA%BFn-m%E1%BB%A9c-n%C3%A0o
Ảnh: Lucy's Illustrations - Twitter
0 notes
Text
Tổng Hợp Bí Quyết Tự Chế Mặt Nạ Trắng Da Hoàn Hảo Cho 3 Loại
Tổng Hợp Bí Quyết Tự Chế Mặt Nạ Trắng Da Hoàn Hảo Cho 3 Loại
Sữa tươi không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng mà còn là nguyên liệu kỳ diệu trong công cuộc làm đẹp cho chị em chúng mình. Loại quả này được coi là quà tặng của thiên nhiên bởi những công dụng của nó trong việc nâng cao và bảo vệ sức khỏe. Ak mẹ nào mún da trắng ra tẩy tế bào chết có thể pha chút xíu chanh trong mặt nạ cám gạo với mật ong cũng ok đó. Đu đủ thường có chứa nhiều chất enzyme papain có khả năng phân hủy bã nhờn và giúp tái tạo lại những tế bào đã chết trên khuôn mặt của bạn. Thấu hiểu được những điều đó, White Doctors đã cho ra đời dòng kem làm trắng da mặt White Doctors - Skin Lightening - sản phẩm giúp làm da trắng sang một cách tự nhiên, giảm dần các vết thâm nám, sạm xuất hiện trên da và ngăn ngừa chúng quay trở lại. Các vitamin trong mật ong là dưỡng chất cần thiết nuôi dưỡng da, dưỡng ẩm. Mật ong có tác dụng chống viêm cho da, tạo thành một lớp bao phủ trên bề mặt giúp da chống lại những tác động bên ngoài, đặc biệt là ánh nắng mặt trời. Tất cả những gì bạn cần làm là nhỏ một vài giọt nước hoa hồng vào miếng bông rồi nhẹ nhàng thoa lên da.
Thành phần curcumin hoạt động trong nghệ có chất chống oxy hóa và các đặc tính làm trắng da. Bạn có thể dùng các loại thực phẩm hằng ngày như chanh, khoai tây, sữa chua hay nghệ để làm hỗn hợp mặt nạ sáng da. Đặc biệt, bí quyết làm đẹp từ nghệ được rất nhiều người yêu thích. Ngược lại, ngủ đũ 8 tiếng mỗi ngày sẽ giúp các mạnh máu trên da bạn hoàn toàn mở rộng, cung cấp dưỡng chất cho da đầy đủ hơn, giúp bạn có một làn da mịn màng, trắng trẻo. Nước hoa hồng sẽ làm dịu và thẩm thấu các chất dinh dưỡng lên da. Nếu áp dụng cách này vào mỗi buổi sáng, bọng mắt sẽ hoàn toàn biến mất. Đây là bước đầu tiên trước khi đắp mặt nạ trắng da đó chính là làm sạch da. Ngoài việc rửa mặt ngày 2 lần thì bạn cũng cần tẩy tế bào chết từ 1-2 lần/tuần. Bởi vậy, để phù hợp với lớp make up đó, hãy lựa chọn mái tóc tết cầu kỳ nhưng vẫn thể hiện được phong thái thanh lịch, sang trọng của mình. Với khả năng thẩm thấu vào sâu tận 3 lớp biểu bì, bột ngọc trai có tác dụng tái tạo da, tăng cường collagen và độ đàn hồi, giúp da mịn màng, đồng thời làm mờ các sắc tố tối màu trên da. Nhờ những ưu điểm đó mà phương pháp làm đẹp bằng bột ngọc trai vẫn còn lưu truyền đến tận ngày nay. Tuy nhiên, khoai tây khi đã được làm chín có hàm lượng vitamin C khá cao nên bạn chỉ nên áp dụng 2 lần/ tuần để tránh gây hại cho da.
Và một điều nữa là các đấng mày râu rất thích thú khi được ngắm nhìn những người phụ nữ với vòng ngực đầy đặn, gợi cảm và quyến rũ. Và cánh mày râu cũng mong muốn người phụ nữ của mình có thể sỡ hữu một khuôn ngực đẹp hoàn hảo như vậy. Mách nhỏ: Các bạn cũng có thể sử dụng công thức khi kết hợp đu đủ+ bí ngô+ dứa để làm mặt nạ chữa tàn nhang, nám da hiệu quả. Đơn giản và tiện dụng, 1 bát nước vo gạo không chỉ giúp mượt tóc, trắng răng mà còn bao” luôn cả chức năng làm trắng da thần kì” cho phái đẹp. Loại quả thơm ngon này không chỉ tốt cho sức khỏe của bạn còn được xem là một trong những loại thần dược làm đẹp cho phụ nữ. Chuối cung cấp nhiều loại vitamin, các dưỡng chất cần thiết như magiê, kali, sắt, kẽm, acid folic và protein tryptophan… giúp làn da trắng mịn hồng hào. Với cách làm mặt nạ trứng gà sẽ dễ dàng giúp da mặt trở nên trắng hồng và mịn màng ngay tại nhà. Nhiều quý cô có thói quen rất tích cực là luôn giữ một chai nước hoa hồng nhỏ xinh bên trong túi xách và thường xuyên dùng nó như một công cụ làm sạch bụi bẩn từ môi trường khói bụi bên ngoài. Dùng tay massage nhẹ nhàng từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài sẽ giúp vòng 1 căng tròn, không bị chảy xệ. Nếu không tắm được nước lạnh, bạn nên sen kẽ, lúc nước ấm, lúc nước lạnh cho núi đôi”. Mong rằng những chia sẻ của Home spa sẽ giúp các bạn tìm ra phương pháp trị mụn hữu hiệu đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình trị mụn.
Sau khi làm sạch da mặt thì bôi hỗn hợp lên toàn bộ da mặt và thư giãn khoảng 15-20 phút, sau đó rửa mặt thật sạch bằng nước lạnh. Một mái tóc xoăn bồng bềnh quyến rũ, đôi môi đỏ đậm căng mọng đầy gợi cảm cùng những bộ đầm phá cách với những đường xẻ sâu táo bạo chắc chắn sẽ khiến bạn trở thành nữ hoàng của buổi tiệc, là tâm điểm của mọi sự chú ý. Bột nghệ đen cũng có tác dụng dưỡng trắng da rất tốt, bạn nên kết hợp với nước hoa hồng để se khít lỗ chân lông và hiệu quả nhanh. Cách làm cho da mặt trắng hồng từ dưa leo này chị em chỉ cần thái lát mỏng và đắp lên da mặt. Hiện nay, thương hiệu Thu Cúc tự hào là đơn vị phân phối độc quyền các sản phẩm mỹ phẩm cao cấp Bioline Jato. Tiếp xúc với tia UVA và UVB trong ánh mặt trời sẽ gây ra 90% tất cả các triệu chứng của lão hóa da sớm, bao gồm cả nếp nhăn. Nếu bạn đang trang điểm trong một căn phòng có ánh đèn rọi xuống, có thể đổ bóng lên khuôn mặt khi đang trang điểm của bạn thì lớp make up trông sẽ hoàn toàn khác so với ánh sáng bên ngoài. Còn nếu muốn làm trắng da chuyên biệt, bạn có thể tham khảo cách làm trắng da mặt theo công nghệ White Skin, 100% từ thiên nhiên. Càm trắng da mặt bằng bia còn rất phù hợp cho làn da của nam giới, còn gì tiện lợi hơn khi các quý ông vừa có thể uống bia vừa làm đẹp cho làn da của mình. Muốn thực hiện cách làm da mặt trắng hồng tự nhiên này, bạn lấy lòng trắng trứng gà đánh bông lên rồi cho thêm vài giọt chanh vào đánh đều.
Ban co the doc ban tieng Viet co dau cua bai viet Trẻ ra hơn 10 tuổi nếu sử dụng cánh hoa hồng đúng cách bang cach nhan chuot vao duong dan tren. Nước đặc biệt giúp hộ trợ, cải thiện việc lưu thông mạch máu, điều này giúp chăm sóc các tầng biểu bì đang bị hư tổn, thúc đẩy hồi phục vùng biểu bì hư tổn ấy. Mỗi ngày bạn nên nạp ít nhất 1 đến 2 lít nước cho cơ thể mình. Sau đó massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thẩm thấu vào da thì rửa mặt lại với nước. Có rất nhiều cách làm trắng da khác nhau, được nhiều chị em chia sẻ. Tùy thuộc vào làn da của mỗi người mà sẽ có những cách làm trắng khác nhau. Cá hồi và cá biển sâu khác có chứa omega-3 axit béo, nuôi dưỡng làn da của bạn và giúp da căng mịn, làm giảm nếp nhăn. Với các phương pháp làm trắng da từ thiên nhiên, không thể đảm bảo được độ trắng sáng từ sâu bên trong. Tuy nhiên các loại nước hoa hồng không có nguồn gốc tự nhiên thường chứa nhiều hóa chất, đặc biệt là hàm lượng cồn cao sẽ khiến làn da của bạn bị thương tổn về sau hay gây kích ứng trực tiếp cho da. Massage nhẹ nhàng tại vùng da mụn.Nhớ xoa đều theo hình xoáy tròn và tránh xa vùng mắt.
2 notes
·
View notes
Text
Phụ Lục Nghệ Thuật Chết – Nghệ Thuật Sống: Thiền Vipassana
Phụ lục. Nghệ thuật sống: Thiền Vipassana
Dựa trên bài nói chuyện trước công chúng của ngài S. N. Goenka ở thủ đô Bern, Switzerland (Thụy Sĩ).
Ai ai cũng tìm cầu sự bình an và hòa hợp, vì đó là những gì ta thiếu thốn trong cuộc sống. Thỉnh thoảng, mỗi người trong chúng ta đều có những lúc trải qua các tâm trạng bực dọc, cáu giận hay bất hòa. Và khi phải chịu đựng những nỗi khổ này, chúng ta không chỉ riêng mình gánh chịu mà thường lây lan sang người khác. Nỗi khổ đau lan tỏa vào bầu không khí bao quanh người đau khổ, và những ai tiếp xúc với họ đều chịu ảnh hưởng. Chắc chắn, đây không phải là một cách sống khôn ngoan.
Chúng ta phải tự mình sống an ổn và hòa hợp với người khác. Xét cho cùng, con người là những động vật mang tính xã hội, luôn phải sống hợp thành xã hội và ứng xử với nhau. Nhưng làm sao để ta có thể sống an bình? Làm sao ta có thể giữ được sự an ổn bên trong và duy trì sự an ổn, hài hòa quanh ta để những người khác cũng có thể sống bình an và hòa hợp?
Để dứt trừ khổ đau, chúng ta phải biết được nguyên do căn bản của việc này, nguyên nhân gây khổ đau. Nếu ta cứu xét vấn đề, ta sẽ thấy rõ rằng bất cứ khi nào ta bắt đầu khởi sinh bất kỳ ý niệm tiêu cực hay bất tịnh trong tâm thức, chúng ta chắc chắn sẽ trở nên đau khổ. Sự tiêu cực trong tâm thức, phiền não hay bất tịnh đều không thể đồng thời tồn tại với sự bình an và hòa hợp.
Chúng ta bắt đầu hình thành sự tiêu cực như thế nào? Một lần nữa, bằng sự suy xét ta sẽ thấy rõ. Chúng ta không vui khi thấy có ai hành xử theo cách ta không thích, hay khi có điều gì xảy ra mà ta không thích. Khi xảy ra những điều không mong muốn, ta hình thành sự căng thẳng trong ta. Khi những điều ta mong muốn gặp phải chướng ngại nào đó và không xảy ra, một lần nữa ta lại cũng hình thành sự căng thẳng trong lòng. Chúng ta bắt đầu tạo thành những gút thắt trong tâm. Và trong suốt cuộc đời, những điều không mong muốn cứ tiếp tục xảy ra. Những điều ta mong muốn thì lúc được lúc không, và tiến trình phản ứng, tiến trình tạo thành những gút thắt– những gút thắt hầu như không thể tháo gỡ - đã khiến cho toàn bộ cấu trúc thân tâm của ta quá căng thẳng, quá nhiều tiêu cực, đến nỗi cuộc sống trở thành đau khổ.
Như vậy, có một cách để giải quyết bất ổn này là phải thu xếp sao cho không có điều gì không mong muốn xảy ra trong cuộc đời, sao cho mọi chuyện luôn xảy ra hoàn toàn đúng như ta mong muốn. Hoặc là ta phải phát triển được quyền năng đó, hoặc một người nào khác đến giúp chúng ta và phải có được quyền năng đó, để luôn thấy rằng những điều không mong muốn thì không xảy ra và mọi việc ta mong muốn đều phải xảy ra. Nhưng điều này là bất khả thi! Không có ai trên cõi đời này luôn luôn được thỏa mãn mọi điều mong muốn, luôn thấy mọi việc trong đời xảy ra theo đúng ý mình và không gặp bất kỳ chuyện không mong muốn nào. Sự việc thường xuyên xảy ra trái ngược với mong muốn và ao ước của chúng ta.
Cho nên, câu hỏi nêu lên ở đây là: Làm thế nào ta có thể dừng lại sự phản ứng mù quáng khi đối mặt với những những điều ta không ưa thích? Làm thế nào ta có thể dừng lại sự hình thành căng thẳng, duy trì sự bình an và hòa hợp?
Ở Ấn Độ cũng như nhiều nước khác, những bậc thánh nhân thông thái đã nghiên cứu vấn đề này – vấn đề khổ đau của con người – và tìm ra một giải pháp. Khi có điều trái ý xảy ra và quý vị phản ứng bằng sự tức giận, sợ hãi hay bất kỳ ý niệm tiêu cực nào khác, thì ngay tức thời quý vị nên chuyển sự chú tâm vào một điều gì khác. Chẳng hạn như đứng dậy, đi lấy một ly nước và uống nước... Như vậy, sự tức giận của quý vị sẽ không gia tăng. Ngược lại, nó sẽ bắt đầu giảm xuống. Hoặc quý vị cũng có thể bắt đầu đếm một, hai, ba, bốn... hoặc bắt đầu tụng đọc một câu kinh, câu chú, hoặc niệm danh hiệu một vị thần thánh mà quý vị tín ngưỡng. Tâm thức sẽ chuyển hướng và trong một chừng mực nào đó, quý vị sẽ thoát khỏi những ý niệm tiêu cực, thoát khỏi cơn giận.
Giải pháp này đã từng rất hữu ích, rất có hiệu quả. Và cho đến nay nó vẫn có hiệu quả. Khi phản ứng bằng cách này, tâm thức không bị khích động. Tuy nhiên giải pháp này chỉ hiệu quả ở tầng ý thức. Trên thực tế, bằng cách chuyển sự chú tâm, ta đẩy sự tiêu cực đi sâu hơn vào tầng vô thức và ở đó ta vẫn tiếp tục tạo thành và gia tăng cũng chính những phiền não đó. Trên bề mặt tâm thức là một lớp mỏng an ổn, hài hòa, nhưng sâu vào bên trong là một núi lửa đang ngủ yên, đầy những tiêu cực bị dồn nén và không sớm thì muộn cũng sẽ bùng lên dữ dội.
Có những vị khác nghiên cứu sự thật về nội tâm đã tìm hiểu sâu rộng hơn, và bằng cách chứng nghiệm sự thật về tâm, thân ngay trong con người của họ và nhận ra rằng, chuyển sự chú tâm chỉ là một cách tránh né vấn đề. Tránh né không phải là giải pháp, quý vị phải đối diện với vấn đề. Bất cứ khi nào phiền não khởi sinh trong tâm, cứ quan sát nó, đối diện với nó. Ngay khi quý vị bắt đầu quan sát một ý niệm bất tịnh, nó sẽ giảm cường độ và từ từ biến mất.
Đây là một giải pháp rất tốt, tránh được cả hai cực đoan: đè nén và biểu lộ. Chôn vùi ý niệm tiêu cực trong vô thức sẽ không loại trừ được nó, còn để nó biểu lộ thành những hành vi hay lời nói bất thiện thì chỉ tạo thêm bất ổn. Nhưng nếu quý vị chỉ quan sát thì phiền não sẽ đi qua và quý vị loại trừ được nó.
Điều này nghe qua rất tuyệt, nhưng liệu có thực tiễn không? Thật không dễ đối diện với những bất tịnh của chính mình. Khi sân hận nổi lên, nó chế ngự ta nhanh đến nổi ta thậm chí còn không kịp nhận ra nó. Và rồi, bị thúc đẩy bởi sân hận, chúng ta có những hành động và lời nói gây tổn hại đến chính mình và người khác. Sau đó, khi cơn giận đã trôi qua, chúng ta khóc lóc, hối hận, cầu xin sự tha thứ từ người này người nọ, hoặc từ Thượng đế: “Ôi, con đã phạm lỗi, xin tha thứ cho con.” Nhưng rồi lần tới, khi gặp một tình huống tương tự, ta lại phản ứng theo cách y hệt như thế. Cứ hối lỗi mãi như vậy cũng chẳng ích gì.
Khó khăn nằm ở chỗ ta không nhận biết được khi ý niệm tiêu cực vừa sinh khởi. Nó khởi lên từ sâu trong vô thức và khi lên đến tầng nhận thức thì nó đã quá mạnh, đủ để chế ngự chúng ta, và ta không thể quan sát nó được.
Rồi ví như tôi thuê một thư ký riêng chỉ để mỗi khi sân hận khởi sinh thì người ấy sẽ nói với tôi: “Xem kìa, sân hận đã bắt đầu.” Vì không thể biết được khi nào sân hận sẽ khởi sinh, nên tôi phải thuê ba người thư ký riêng cho ba phiên làm việc trong suốt hai mươi bốn giờ. Cứ cho là tôi đủ tiền chi trả để làm như vậy và khi sân hận khởi sinh, lập tức một người thư ký sẽ báo cho tôi: “Ồ xem kìa, sân hận đã bắt đầu.” Việc đầu tiên tôi làm là sẽ mắng anh ta: “Đồ ngốc, anh nghĩ anh được trả tiền để dạy khôn tôi sao?” Tôi đã bị sự sân hận khống chế nhiều đến nỗi lời khuyên tốt đẹp cũng chẳng giúp được gì.
Và ví như tôi giữ được sự khôn ngoan để không la mắng người thư ký. Thay vì vậy, tôi nói: “Cám ơn nhiều. Bây giờ tôi phải ngồi xuống để quan sát cơn giận của tôi.” Nhưng điều này có khả thi chăng? Ngay khi tôi nhắm mắt lại và cố quan sát cơn giận, đối tượng đã gây ra cơn giận lập tức hiện ra trong đầu – đó là người hoặc sự việc đã gây ra cơn giận. Và rồi tôi không quan sát chính bản thân cơn giận mà chỉ quan sát những tác nhân bên ngoài đã khơi dậy cảm xúc giận dữ đó. Điều này chỉ làm tăng thêm cơn giận, và do đó không phải là giải pháp. Rất khó quan sát bất kỳ ý niệm tiêu cực hoặc cảm xúc trừu tượng nào tách biệt hẳn với đối tượng bên ngoài đã gây ra chúng.
Tuy nhiên, một bậc giác ngộ chân lý tối thượng – đức Phật - đã tìm ra được giải pháp thiết thực. Ngài khám phá rằng bất cứ khi nào một phiền não bất kỳ khởi sinh trong tâm thì đều có hai việc cùng lúc xảy ra nơi thân. Thứ nhất là cơ thể mất đi nhịp thở bình thường. Chúng ta bắt đầu thở nặng nề hơn khi phiền não khởi sinh trong tâm. Điều này rất dễ quan sát. Ở mức độ tinh tế hơn, một phản ứng sinh hóa bắt đầu xảy ra trong cơ thể, tạo ra một cảm xúc nào đó. Mỗi một phiền não đều sẽ tạo ra một cảm xúc nào đó trong cơ thể.
Điều này cho ta một giải pháp thực tiễn. Một người bình thường không thể quan sát những phiền não trừu tượng trong tâm thức như sự sợ hãi, sân hận, si mê. Nhưng với sự hướng dẫn và tập luyện đúng cách thì rất dễ quan sát sự hô hấp và cảm giác trong cơ thể. Cả hai đều liên quan trực tiếp đến những phiền não trong tâm.
Hơi thở và cảm giác có ích cho ta theo hai cách. Thứ nhất, nó giống như những người thư ký riêng. Ngay khi phiền não nổi lên trong tâm, hơi thở sẽ mất bình thường. Nó sẽ báo động: “Xem kìa, có gì đó không ổn.” Và vì chúng ta không thể la mắng hơi thở, chúng ta phải chấp nhận sự cảnh báo. Tương tự, các cảm giác sẽ cho ta biết khi có gì đó không ổn. Rồi khi đã được cảnh báo, ta có thể bắt đầu quan sát sự hô hấp, bắt đầu quan sát cảm giác, và rất nhanh chóng ta sẽ thấy là phiền não đó đã mất đi.
Hiện tượng tâm và thân này giống như hai mặt của một đồng xu. Một mặt là ý nghĩ và cảm xúc hiện ra trong tâm, mặt kia là hơi thở và cảm giác trên thân. Bất cứ ý tưởng, xúc động nào, bất cứ phiền não nào nảy sinh trong tâm đều biểu hiện bằng hơi thở và cảm giác ngay lúc đó. Do vậy, bằng cách quan sát sự hô hấp hoặc cảm giác, chúng ta thực sự quan sát được phiền não trong tâm. Thay vì tránh né vấn đề, chúng ta phải nhìn thẳng vào thực tại đúng thật như đang hiện hữu. Kết quả ta thấy rằng, phiền não mất đi sức mạnh, chúng không còn trấn áp được ta như trong quá khứ. Nếu ta kiên trì, chúng sẽ hoàn toàn biến mất và ta bắt đầu được sống an lạc, một cuộc sống ngày càng ít phiền não.
Bằng cách này, phương pháp tự quan sát cho chúng ta thấy được thực tại ở hai phương diện: nội tâm và ngoại cảnh. Trước đây, chúng ta chỉ nhìn bên ngoài mà quên đi sự thật bên trong. Chúng ta luôn luôn tìm kiếm bên ngoài về nguyên nhân của những bất hạnh. Chúng ta luôn luôn đổ lỗi và cố thay đổi thực tại bên ngoài. Vô minh về thực tại bên trong, chúng ta không bao giờ hiểu rằng nguồn gốc của sự đau khổ nằm trong ta, nằm ngay trong những phản ứng mù quáng đối với những cảm giác dễ chịu hoặc khó chịu.
Bây giờ, với sự tập luyện, chúng ta có thể thấy được mặt kia của đồng tiền. Chúng ta có thể ý thức về hơi thở của mình, cũng như những gì đang xảy ra trong người. Dù là hơi thở hay cảm giác, chúng ta chỉ quan sát chúng mà không đánh mất sự bình tâm. Chúng ta ngừng phản ứng, ngừng gia tăng sự đau khổ của mình. Trái lại, chúng ta để cho phiền não biểu lộ rồi mất đi.
Càng thực tập phương pháp này, những phiền não ngày càng tan biến nhanh chóng hơn. Dần dần tâm ta không còn những bất tịnh và trở nên trong sạch. Một tâm thanh tịnh lúc nào cũng tràn đầy tình thương – một tình thương không vị kỷ đối với mọi người, đầy lòng từ bi trước những đau khổ và thất bại của người khác, vui mừng vì sự thành công và an lạc của người khác, và luôn bình tâm trong mọi hoàn cảnh.
Khi đạt được trình độ này, mọi thói quen trong đời ta đều thay đổi. Ta không thể có những lời nói hoặc hành động phá rối sự an lạc và hạnh phúc của người khác. Trái lại, một tâm quân bình không những chỉ trở nên an lạc mà bầu không khí chung quanh cũng tràn ngập sự an lạc và hài hòa. Điều này sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến người khác và cũng giúp ích cho họ.
Bằng cách giữ được sự bình tâm trước mọi cảm xúc trong người, ta cũng tìm được cách tự tách biệt ra khỏi những gì gặp phải bên ngoài. Tuy nhiên, sự tách biệt không dính mắc này không phải là sự tránh né hoặc thờ ơ với những khó khăn của cuộc đời. Những người thực tập thiền Vipassana đều đặn thường trở nên nhạy cảm hơn đối với những khổ đau của người khác và làm hết khả năng của mình để xoa dịu những khổ đau này, không phải với một tâm bất an, mà với một tâm đầy tình thương, từ bi và sự bình tâm. Họ biết cách để có sự vô tư thánh thiện, học được cách tham gia hết lòng, nhiệt thành trong việc giúp đỡ người khác, đồng thời duy trì được sự bình tâm. Bằng cách này, họ giữ được sự an lạc và hạnh phúc trong lúc làm việc vì s��� an lạc và hạnh phúc của người khác.
Đây là những gì Đức Phật đã giảng dạy: Một nghệ thuật sống. Ngài không thành lập một tôn giáo hay chủ thuyết nào cả. Ngài không bao giờ chỉ dẫn cho những người đến với Ngài thực hành nghi thức hay nghi lễ, những hình thức sáo rỗng nào. Trái lại, Ngài chỉ dạy cho họ quan sát thế giới tự nhiên như nó thật sự hiện hữu bằng cách quan sát thực tại nội tâm. Vì vô minh nên chúng ta luôn hành xử theo cách có hại cho mình và cho người. Nhưng khi đã có trí tuệ - trí tuệ do sự quan sát thực tại đúng như thật - thói quen phản ứng này mất đi. Khi chúng ta ngừng phản ứng mù quáng, chúng ta có khả năng hành xử một cách vô tư với sự bình tâm, một tâm thấy và hiểu được chân lý. Cách hành xử như vậy chỉ có thể mang tính tích cực, đầy sáng tạo, có lợi cho mình và cho người.
Như vậy, điều cần thiết là phải “tự biết mình” – đây là lời khuyên của mọi bậc thánh nhân. Chúng ta phải hiểu chính mình, không phải chỉ bằng sách vở, bằng lý thuyết, không phải chỉ bằng cảm xúc, hoặc đức tin, chỉ chấp nhận một cách mù quáng những gì ta nghe và học được. Sự hiểu biết như vậy không đủ. Tốt hơn hết, chúng ta phải hiểu được thực tại bằng thể nghiệm. Chúng ta phải chứng nghiệm trực tiếp về thực tại của hiện tượng thân và tâm này. Chỉ riêng điều này mới giúp chúng ta thoát khỏi đau khổ.
Kinh nghiệm trực tiếp thực tại bên trong, phương pháp tự quan sát này, được gọi là thiền Vipassana. Theo ngôn ngữ Ấn Độ vào thời Đức Phật, passana có nghĩa là thấy một cách bình thường với con mắt mở rộng. Nhưng Vipassana là quan sát sự việc đúng như thật chứ không phải có vẻ như thật. Sự thật hiển lộ ra bên ngoài cần phải được xuyên thấu cho tới khi ta thấy được sự thật rốt ráo của toàn thể cấu trúc tâm lý - vật lý này. Khi đã chứng nghiệm được sự thật này, chúng ta sẽ biết cách ngừng phản ứng mù quáng, ngừng tạo ra phiền não mới và những phiền não cũ sẽ từ từ mất đi một cách tự nhiên. Chúng ta sẽ hết khổ và hưởng được hạnh phúc thật sự.
Trong một khóa thiền, sự tu tập gồm có ba phần. Đầu tiên ta phải tránh những hành động bằng lời nói hoặc việc làm có hại cho sự an lạc và hài hòa của người khác. Ta không thể tu tập để giải thoát khỏi những bất tịnh khi có những hành động và lời nói làm gia tăng những bất tịnh này. Do đó, giới luật là điều rất quan trọng trong bước đầu tu tập. Ta thực hành không giết hại, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không sử dụng những chất gây nghiện. Bằng cách tránh những hành động này, ta làm cho tâm tĩnh lặng đủ để tiến xa hơn.
Phần kế tiếp là tu tập làm chủ tâm vọng động bằng cách chú tâm vào một đối tượng: đó là hơi thở. Ta cố gắng giữ được chú tâm vào sự hô hấp càng lâu càng tốt. Đây không phải là sự tập luyện về hơi thở, ta không điều khiển hơi thở. Trái lại ta quan sát sự hô hấp bình thường, lúc ra, lúc vào. Bằng cách này, ta làm cho tâm được tĩnh lặng hơn nữa, để nó không bị những phiền não chi phối. Cùng một lúc ta định được tâm, làm cho tâm nhạy bén và sâu sắc để có thể đưa đến tuệ giác.
Hai phần đầu này, sống có đạo đức và làm chủ được tâm, rất cần thiết và ích lợi, nhưng chúng chỉ đưa đến sự đè nén những phiền não nếu chúng ta không tập phần thứ ba, đó là thanh lọc hết những phiền não trong tâm bằng cách phát triển tuệ giác trong chính bản thân mình. Đây là Vipassana: chứng nghiệm sự thật về bản thân bằng cách quan sát bên trong ta một cách vô tư và có hệ thống những hiện tượng thay đổi không ngừng của thân và tâm thể hiện qua cảm giác. Đây là đỉnh cao của những lời dạy của Đức Phật: tự thanh lọc tâm bằng cách tự quan sát.
Mọi người ai cũng có thể tu tập được. Mọi người đều phải đương đầu với khổ đau. Đây là bệnh chung của con người và cần phải có thuốc chữa chung, không cho riêng ai. Khi ta đau khổ vì sân hận, nó không phải là sự sân hận của Phật giáo, hoặc sự sân hận của Ấn Độ giáo, hoặc sự sân hận của Thiên Chúa giáo. Sân hận là sân hận. Khi ta bất an vì giận dữ thì sự bất an này không chỉ dành riêng cho người theo Thiên Chúa giáo, hoặc Do Thái giáo hoặc Hồi giáo. Bệnh này là bệnh chung của nhân loại. Thuốc chữa phải chữa được cho mọi người.
Vipassana là một phương thuốc như thế. Không ai phản đối lối sống tôn trọng sự an lạc và hài hòa của người khác. Không ai phản đối việc làm chủ được tâm. Không ai phản đối sự phát triển tuệ giác nơi chính bản thân mình để có thể giải thoát tâm khỏi những phiền não. Vipassana là con đường chung cho mọi người.
Quan sát thực tại đúng thật như bản chất của nó bằng cách quan sát sự thật bên trong – đây là biết mình trực tiếp và bằng chứng nghiệm. Càng thực tập ta càng thoát khỏi sự đau khổ vì những bất tịnh trong tâm. Từ sự thật thô thiển, biểu lộ bên ngoài, ta xuyên thấu tới sự thật tối hậu về thân và tâm. Khi vượt qua được giai đoạn này, ta chứng nghiệm được một sự thật vượt ra ngoài thân và tâm, vượt thời gian và không gian, vượt ra ngoài phạm vi tương đối: chân lý về sự giải thoát hoàn toàn khỏi mọi phiền não, mọi bất tịnh, mọi khổ đau. Bất cứ danh từ nào ta gán cho sự thật tối hậu này đều không hề liên quan đến nó. Nhưng nó là mục tiêu cuối cùng của hết thảy mọi người.
Nguyện cho quý vị chứng nghiệm được sự thật tối hậu này. Nguyện cho mọi người thoát khỏi khổ đau. Nguyện cho mọi người hưởng được an lạc thật sự, hài hòa thật sự, hạnh phúc thật sự.
Nguyện cho tất cả chúng sinh được hạnh phúc.
—S. N. Goenka
Bài viết được trích từ cuốn Nghệ Thuật Chết - The Art Of Dying - Thiền Sư S.N. Goenka và nhiều tác giả. Tải sách file PDF tại đây.
AUDIOS CUỐN SÁCH NGHỆ THUẬT CHẾT
Theravāda · Nghệ Thuật Chết - The Art Of Dying - S.N. Goenka & Nhiều Tác Giả
from Pháp Bảo Bậc Giác Ngộ Chỉ Dạy, Phương Thuốc Chữa Bệnh Phiền Não Của Chúng Sinh - Feed https://phapbao.net/phu-luc-nghe-thuat-chet-nghe-thuat-song-thien-vipassana/
0 notes
Text
THUẬT NGỮ LUẬT TẠNG PĀLI TỪ B-H TỲ KHƯU GIÁC NGUYÊN
MẪU TỰ PĀLI
Xin tra các mục từ trong sách theo trật tự của bảng mẫu tự Pāli này:
A
Ā
I
Ī
U
Ū
E
O
K
Kh
G
Gh
Ṅ
C
Ch
J
Jh
Ñ
Ṭ
Ṭh
D
Ḍh
Ṇ
T
Th
D
Dh
N
P
Ph
B
Bh
M
Y
R
L
V
S
H
Ḷ
Ṃ
-ooOoo-
[B]
Baddhasīmā: Khu vực kiết giới có dùng vật mốc (nimitta), chẳng hạn bốn hòn đá đ��t ở bốn góc. Có tám thứ có thể dùng làm vật mốc cho khu vực Sīmā: Núi non, đá tảng, rừng cây, đường đi, ao hồ, gò mối, gốc cây.
Badhira: Người điếc, không được thọ đại giới. Nhưng nếu dĩ lỡ, giới phẩm vẫn thành tựu, chỉ riêng thầy tổ phạm Tác Ác.
Bāhanta: Xem chữ Cīvara.
Bāhiralomī-uṇṇī: Một loại thảm có viền lông thú, không hợp luật.
Bidalaka: Cây xiên bằng tre đặt dưới khung gỗ may y (kaṭhina), để nâng lá y lúc đang may.
Bidalamañca: Tấm vạt bằng tre hay lau sậy, dùng thay giường. Tỷ kheo có thể sử dụng.
Bimbohana: Gối kê đầu. Kích thước của gối chỉ nên vừa đủ (sīsappamāṇa). Luật cấm tỷ kheo dùng gối lớn quá mức cần thiết, tội Tác Ác. Theo Cullavagga, chiều rộng của gối không quá một gang cộng bốn ngón tay của tỷ kheo. Tỷ kheo phải biết giữ gìn khi dùng gối kê đã được dâng chung cho tăng chúng. Bê bối, bừa bãi phạm tội Tác Ác.
Bilālasankhalikāchanda: Khi tỷ kheo mắc trọng sự không thể đến dự tăng sự nào đó thì có quyền gửi lời Nhất Trí (chanda) đến chư tăng thông qua một bạn tu. Đôi lúc tỷ kheo nhận chuyển lời Nhất Trí này lại bàn giao cho một vị khác, cứ thế qua trung gian từ bốn vị trở lên. Lời Nhất Trí lúc này được gọi là Lời Nhắn Trôi Nổi hay Chuyền Tay như một xâu chuỗi, và không còn giá trị nữa.
Bilālasankhalikapārisuddhi: Xem chữ Pārisuddhi.
Bundikābaddhapītha: Chiếc ghế được làm từ một khối gỗ nguyên, không qua ghép nối.
Bundikābaddhamañca: Chiếc giường làm từ một khối gỗ nguyên, không phải lắp ráp. Hợp luật.
Byatta: Vị tỷ kheo tinh thông giới luật.
Brahmadaṇḍa: Từ thường gọi là phép phạt Phạm Đàn, một hình thức xử phạt giống như tẩy chay đối với tỷ kheo có thái độ phạm thượng hay xúc phạm bạn tu ở mức nghiêm trọng. Nghi thức xử phạt được thực hiện với tăng sự Apalokanakamma và sau đó tăng chúng không giao tiếp với đương sự bằng bất cứ hình thức nào, đại khái bỏ rơi không nhắc nhở đến nữa.
Người đầu tiên bị xử phạt Phạm Đàn là tỷ kheo Channa (người từng hầu hạ thái tử Tất Đạt và đưa ngài bỏ ngôi đi tu). Chuyện xảy ra ngay sau khi Thế Tôn viên tịch, theo lời đề nghị của chính Ngài trước đó không lâu, nhằm giúp vị này bỏ ý cậy công với Phật và tinh tấn tu học. Nhờ vậy, sau đó tỷ kheo Channa (Sa-Nặc) đã chứng quả La Hán.
*
[Bh]
Bhaṅga: Một loại vải thô làm từ xơ cây Bhaṅga. Đây là một trong sáu loại vải tỷ kheo được dùng làm y (năm loại vải kia là Khoma, Kambala, Koseyya, Sāna và Kappāsika). Xem ở các mục từ này.
Bhaṅgodaka: Một loại thuốc nước dùng trị bệnh thống phong (aṅgavatā), làm từ các loại lá cây nấu chung nhau. Có lẽ gần giống với nồi xông của Việt Nam. Hợp luật.
Bhaṇḍāgāra: Kho chứa y áo hay vật dụng của tăng chúng ở một tự viện qua một quyết định chung của các tỷ kheo với một Nhị Tác Bạch tuyên ngôn.
Bhaṇḍāgārika(bhikkhu): Từ gọi vị tỷ kheo được tăng chúng tín nhiệm giao cho trách nhiệm chăm sóc nhà kho của tập thể.
Bhaṇḍukamma: Việc thí phát (cạo tóc). Khi có người đến xin xuất gia, tỷ kheo không được tùy tiện cạo tóc đương sự, phải trình tăng trước.
Bhattagga: Trai đường, phòng ăn của các tỷ kheo trong một trú xứ.
Bhattaggavatta: Những việc tỷ kheo phải làm ở một trai đường. Chẳng hạn việc vào ra trước sau phải theo hạ lạp, mọi sự vị nhỏ phải chờ vị lớn và vị lớn chỉ nên bắt đầu thọ thực sau khi biết chắc tất cả mọi người đã nhận được phần ăn. Ngay cả lúc chỉ có tăng chúng với nhau, mọi cử chỉ sinh hoạt vẫn phải nghiêm túc, tề chỉnh, hợp nghi. Trong trường hợp cần thiết, các tỷ kheo phải biết tùy thời chúc phúc (anumodanā) cho thí chủ bằng một thời kinh hay pháp thoại.
Bhattuddesaka: Tỷ kheo tri phạn, người được tăng chúng giao trách nhiệm (bằng tuyên ngôn) sắp xếp nhân sự trong các dịp trai đàn (vị nào sẽ đi, vị nào ở lại).
Bhaddapītha: Ghế làm từ cọng thực vật (như mây, sậy, lau lách).
Bhikkhu: Thường được phiên âm là Tỷ Kheo (hay Tỳ Khiêu, Tỳ Khâu, Tỷ Khưu, Bật-Xô), nghĩa đen là người khất thực để sống. Ở nghĩa chuyên môn, đây là giới phẩm cao nhất trong Phật giáo. Người muốn thọ giới tỷ kheo (gồm 227 điều) phải ít nhất hai mươi tuổi đời và không có vấn đề về nhân thân. Sau khi tu được năm năm, nếu thông thuộc kinh luật, có thể sống riêng một mình. Khi được mười năm tu, có thể làm thầy truyền giới cho người khác xuất gia hay làm Y-Chỉ-Sư cho người khác nương cậy về tinh thần.
Bhikkhugatika: Người thiện nam sống gần các tỷ kheo trong một trú xứ để gánh vác thay những việc bất tiện. Tỷ kheo nên cư xử với họ bằng lòng thương tưởng như thầy trò. Kể cả trong mùa an cư, nếu họ bệnh hoạn, tỷ kheo cũng có thể vì họ mà nguyện rời trú xứ, dĩ nhiên không thể quá một tuần.
Bhikkhunī: Thường gọi Tỷ-Kheo-Ni, giới phẩm cao nhất dành cho nữ giới trong Phật giáo. Nữ nhân muốn thọ giới Tỷ-Kheo-Ni phải ít nhất hai mươi tuổi đời và không có vấn đề về nhân thân. Đồng thời phải trải qua hai giai đoạn giới phẩm bắt buộc là Sa-Di-Ni (bất định lâu mau) và hai năm Học-Nữ hay Thất-Xoa-Ma-Na (sikkhāmānā). Một Tỷ-Kheo-Ni phải giữ 311 học giới và hiện nay trong truyền thống Phật Giáo Nam Tông đã không còn hệ thống ni chúng nữa (vốn đã tự biến mất từ sau thời vua A-Dục, khoảng hơn ba trăm năm sau ngày Phật Tịch).
Bhikkhinīdūsaka: Thuật ngữ để gọi người từng sách nhiễu tình dục tỷ kheo ni qua một trong ba bộ phận cơ thể của nàng (Samantapāsādikā: Yo pakatattaṃ bhikkhunīnaṃ tinnaṃ maggānaṃ annatarasmiṃ dūseti ayam bhikkhunīdūsako nāma). Hạng người này tuyệt đối không được thọ đại giới. Dù cưỡng cầu, giới phẩm cũng không thành tựu.
Bhikkhunovādaka: Từ gọi vị tỷ kheo được tăng chúng (thông qua tuyên ngôn) giao trách nhiệm giáo giới ni chúng. Đương sự phải hội đủ tám tiêu chuẩn trước khi nhận trách vụ này, chẳng hạn phải là người được công nhận thanh tịnh, tinh thông giáo lý và đặc biệt giới luật của cả hai phái tăng ni, có khả năng khéo nói, chưa từng có vấn đề với bất cứ ai trong ni chúng và tối thiểu đã qua hai mươi năm tu, tính từ ngày thọ đại giới.
Chỗ ngồi dành cho tỷ kheo này phải được chuẩn bị nghiêm túc. Đương sự phải ngồi chung một tỷ kheo khác, lúc cần thiết có quyền triệu tập hay xua đuổi bất cứ tỷ kheo ni nào ra khỏi hội chúng, có quyền cật vấn giới luật với mỗi cá nhân trong số đó rồi tùy thời thuyết giảng giáo lý cho họ.
Ngoại trừ tỷ kheo được tăng chúng giao trách nhiệm trên đây, vị khác không được tùy tiện đề cập Bát Kỉnh Pháp trước ni chúng, tội Ba-Dật-Đề. Và việc giáo giới ni chúng không được tổ chức ngay tại trú xá của tỷ kheo ni, trừ trường hợp tỷ kheo ni trọng bệnh. Cũng tội Ba-Dật-Đề.
Bhikkhusammuti: Nôm na là phép đặc cách. Có những trường hợp đặc biệt, tăng chúng cho phép tỷ kheo nào đó được linh động chút ít trong một chuyện vốn không hợp luật, như cho phép tỷ kheo bị bệnh được ăn chiều hay giữ y dư.
Bhittikhila: Cái móc bằng gỗ, dùng để treo máng vật dụng. Hợp luật.
Bhīsi: Loại nệm (cho giường ngũ) làm bằng các chất liệu có nguồn gốc thực vật như bông vải, vỏ cây hay lá cây. Tấm trải (bọc) ngoài của nệm có thể bằng vải hay da. Đều hợp luật.
Bhujissa: Chữ gọi người nô lệ đã được tự do một cách hợp pháp, có thể thọ đại giới. Nô lệ chưa được tự do, gọi là Dāsa, không thể thọ đại giới.
Bhummattharana: Thứ chiếu mỏng bằng cỏ tranh hay sậy thường được trải chồng trên loại thảm Cimilikā. Đôi khi vẫn được trải trực tiếp trên đất (trường hợp này mới đúng với tên gọi Pāli của nó).
Bhūtagāma: Thực vật nói chung, bao gồm tất cả những cây cỏ lớn nhỏ, bất kể chủng loại. Tăng ni không được hủy hại thảo mộc, tội Ba-Dật-Đề.
Bhedānuvattaka(bhikkhu): Chữ gọi vị tỷ kheo cố tình đứng về phe của một bạn tu đang làm việc chia rẽ tăng chúng. Khi được chư tăng khuyên răn ba lần (bằng tuyên ngôn), đương sự vẫn không thay đổi thái độ thì phạm tội Tăng Tàn. Nếu chỉ là sự vô tư không có dụng ý chia rẽ tăng, thì chỉ phạm Trọng Tội.
Bhesajja: Thuốc trị bệnh nói chung. Ngoại trừ các thứ được xem là dược phẩm đắt tiền như (Luật kể rõ là mật ong, mật mía, bơ, dầu), các thứ thuốc khác được làm từ rễ, vỏ cây, lá cây đều có thể cất giữ lâu hơn bảy ngày, thậm chí đến khi xài hết thì thôi.
Bhesajjathavikā: Túi đựng thuốc trị bệnh, hợp luật.
Bhojana = Bhojanīya: Các loại thực phẩm căn bản tỷ kheo có thể dùng hàng ngày, gồm cơm, bánh, cá, thịt, mật ong, sữa chua, bơ, dầu cùng các thứ tương đương. Luật Tạng có kể riêng những món được xem là thượng vị (vài thứ trong số vừa kể), nhưng đó là theo tiêu chuẩn của xã hội Ấn Độ ngày xưa.
Bhojjayāgu: Chữ dùng để gọi món cháo được nấu đặc đến mức có thể dùng tay để bóc, như với cơm nhão.
*
[M]
Maṃsa: Thịt cầm thú. Tỷ kheo được phép ăn hầu hết các loại thịt với điều kiện các món thịt ấy không phạm vào một trong ba điều cấm kỵ (Hán dịch Tam Tịnh Nhục, từ chữ Pāli là Tikoṭiparisuddha): Tỷ kheo không nhìn thấy con vật đang bị giết nhằm mục đích cúng dường cho mình (adiṭṭhaṃ), Không nghe ai nói cho biết chuyện sát sanh đó (asutaṃ) và lòng không nghi ngờ hay ngầm hiểu người ta sát sanh để cúng dường cho mình (aparisankitaṃ). Tỷ kheo cố tình thọ thực món thịt không hợp luật thì phạm tội Tác Ác.
Ngoài ra, dầu với tiêu chuẩn Tam Tịnh, tỷ kheo cũng không được ăn mười thứ thịt sau đây: thịt người, sư tử, cọp, beo, gấu, ngựa, voi, rắn, chó nhà, chó rừng. Riêng với thịt người, dù vô tình hay cố ý ăn đều phạm Trọng Tội. Do đó Luật buộc tỷ kheo phải cẩn trọng trước khi thọ thực một món thịt.
Makasakuṭikā: Mùng chống muỗi, hợp luật.
Maccha: Con cá. Tỷ kheo có thể ăn cá trong tiêu chuẩn Tam Tịnh. Xem chữ Maṃsa.
Macchavāḷaka: Cách quấn y nội để thòng hai chéo góc ra hai bên, như đuôi cá. Tội Tác Ác.
Majjhima(bhikkhu): Chữ gọi tỷ kheo đã trên năm hạ kể từ ngày thọ đại giới, nhưng chưa ��ến mười hạ (Samantapāsādikā: Atirekapancavassatāya majjhimo).
Mañca: Giường nằm. Luật định giường nằm của tỷ kheo không được cao quá tám ngón tay đức Phật (sugataṅguli). Tội Ba-Dật-Đề. Có nhiều loại giường tỷ kheo có thể dùng, tên gọi và những chi tiết của chúng cũng giống như một số loại ghế. Người tra cứu có thể tìm đọc thêm ở chữ Pītha.
Mañcapatipādaka: Chân giường.
Maṇḍala: Xem chữ Cīvara.
Matakacīvara: Y áo của tỷ kheo đã chết. Trên nguyên tắc, y áo trong trường hợp này phải được tăng chúng định liệu, thường thì giao lại cho vị tỷ kheo hữu ân (chẳng hạn người nuôi bệnh) của tỷ kheo vừa qua đời. Nếu không có nhân tuyển đặc biệt, phần y áo đó được chia cho vị nào đang thiếu thốn hoặc cả tập thể rút thăm, và việc này nên được thực hiện sớm nhất một tuần lễ sau khi tỷ kheo qua đời.
Trong trường hợp tỷ kheo trước khi qua đời có nhờ cậy bạn tu cất giữ y áo, vật dụng của mình thì sau đó những món gửi gắm kia thuộc về người cất giữ. Nhưng việc này phải được thông qua trước tăng chúng.
Mattikā: Chữ gọi chung đất sét hay bùn non được dùng trong nhà tắm nước nóng (jantāghara) như một thứ dược liệu. Tỷ kheo được quyền sử dụng, nhưng không được xài loại bùn non hay đất sét có pha trộn hương liệu.
Chữ Mattikā cũng có nghĩa là loại đất sét dùng trong việc xây cất, đôi khi có pha màu. Hợp luật. Và dù chỉ một miếng đất sét hay bùn loại nào bất luận, một khi đã là của chung tăng chúng thì tỷ kheo không được tùy tiện sử dụng trái luật như hoang phí hay biếu tặng cho ai.
Mattikābhaṇḍa: Chữ gọi chung tất cả sản vật làm từ đất sét (gạch ngói, bình lọ, lu hủ,..). Tỷ kheo không được tùy tiện sử dụng bừa bãi nhửng gì được xem là của tập thể.
Maddavīnam: Loại dây nịt có nhiều cọng kết lại, tỷ kheo không được dùng. Nịt lưng hợp luật phải là một giải lụa hay sợi vải đơn nhất.
Madhu: Mật ong. Vì mật ong là thứ đắt tiền (trong bối cảnh Ấn Độ xưa), nên tăng ni không được đi xin mật ong để ăn hay uống. Trong trường hợp dùng mật ong làm thuốc trị bệnh, thì tỷ kheo cũng không được cất giữ quá bảy ngày.
Madhugoḷaka: Mật mía được vón lại thành viên, vò thành cục, gần giống đường thẻ hay đường tán của Việt Nam. Chư tăng xưa vẫn dùng cháo trắng với loại mật mía vò viên này (Mahāvagga).
Madhupāna = Madhūkapāna: Nước ép từ trái Madhūka, tỷ kheo có thể uống buổi chiều.
Maḷorikā: Chân bát, hay cũng là cái giá gỗ để tỷ kheo giữ bình bát không lăn lóc.
Mallaka: Một loại bàn chải làm bằng gốm. Tỷ kheo không được dùng, tội Tác Ác.
Masakavījanī: Loại quạt dùng để đuổi muỗi, hợp luật.
Masārakapītha: Xem chữ Pītha.
Masāraka-mañca: Xem chữ Pītha.
Mahallaka-vihāra: Trú xá loại lớn, to hơn liêu thất cá nhân (kuṭi). Tỷ kheo tự mình xây cất phòng ốc cá nhân lớn hơn quy định (trong Giới Bổn) và không hỏi ý tăng chúng, phạm Tăng Tàn.
Mahājaṅikā: Một nhóm nhỏ tỷ kheo ni từ bốn vị trở xuống (theo bộ Kaṅkhāvitaraṇī).
Mahāpadesa = Catumahāpadesa.
Mahāvīkaṭāni: Thuật ngữ gọi chung bốn món thuốc rắn tỷ kheo có thể lấy ngay không cần xin, để chữa vết rắn cắn: Phân người (gūtha), nước tiểu (mutta), tro (chārika), đất sét (mattikā). Trường hợp tỷ kheo ngộ độc thực phẩm, nước pha loãng với phân người có thể giúp nôn mửa nhanh chóng.
Mahāsamaya: Tạm dịch là Quế Châu Pháp Nạn, một chữ dịch không sít sao nhưng đắc cách, để gọi những lúc nạn đói nghiêm trọng đến mức tăng chúng phải rời bỏ tự viện để lưu lạc kiếm sống trong dân gian. Thậm chí có lúc phải nhất trí nhau tận dụng tất cả những trường hợp đặc cách trong Luật Tạng, cố lờ một số học giới, để có thể tự mình nấu nướng và cất giữ thức ăn vô thời hạn. Theo Samantapāsādikā và Kaṅkhāvi-taraṇī.
Mahāseda: Huân Hãn Liệu Pháp, một phép trị bệnh thống phong (gout) bằng cách chất đống các dược liệu cùng than hồng rồi lấy cát phủ lên một lớp mỏng để có khói và hơi nóng cho tỷ kheo bệnh ngồi xông nhằm đổ mồ hôi càng nhiều càng tốt. Xem thêm trong Samanta-pāsādikā.
Mātughātaka: Kẻ giết chết mẹ ruột, không được thọ đại giới. Dẫu cưỡng cầu, cũng không thành tựu giới phẩm.
Mānatta: Sau khi phạm tội Tăng-Tàn, tỷ kheo phải đến trình tội trước tăng chúng hay một bạn tu trong thời gian sớm nhất. Nếu tội được tuyên xưng lập tức, thì đương sự chỉ phải trải qua sáu đêm Khiêm Hạnh hay Ma-Na-Đóa (chữ phiên âm trong Nam Truyền Đại Tạng Kinh cuốn 1, cuốn 3). Sau đó đến trước một tăng hội tối thiểu hai mươi tỷ kheo thanh tịnh để thọ lễ tăng sự Abbhānakamma (phục hồi giới phẩm). Nếu tỷ kheo trình tội muộn màng, từ một ngày cho đến nhiều năm, thì trước sáu đêm Khiêm Hạnh phải là thời gian chịu phạt cấm phòng (parivāsa), lâu mau tùy theo thời gian dấu tội. Xin xem ở chữ Parivāsa.
Kaṅkhā. Mahāṭīkā giải thích rằng Mānanaṃ mānaṃ mānassa bhāvo mānattaṃ, đại ý Ma-Na-Đóa là phép hành xử tôn kính, khiêm hạ trước các tỷ kheo thanh tịnh mà người đang chịu phạt cấm phòng phải thực hiện trong thời gian sáu đêm. Từ đó, thuật ngữ Mānatta có thể dịch là Khiêm Hạnh, Khuất Hạnh.
Trong trường hợp tỷ kheo trình tội Tăng-Tàn ngay sau khi phạm thì sáu đêm Khiêm-Hạnh được gọi là Appaticcha-nnamānatta (sáu đêm Khiêm-Hạnh cho tội Tăng Tàn không bị dấu). Nếu tỷ kheo sau khi phạm tội không trình báo ngay thì sáu đêm Khiêm-Hạnh sau đó được gọi là Paticchannamānatta (sáu đêm Khiêm-Hạnh cho tội Tăng-Tàn bị che dấu).
Đúng như tên gọi, trong thời gian sáu đêm Khiêm-Hạnh tỷ kheo phải chịu mọi thiệt thòi trong sinh hoạt. Chẳng hạn không được sống chung mái che với các tỷ kheo thanh tịnh, không được sống nơi không có tỷ kheo thanh tịnh, không được đề xuất ý kiến trong các tăng sự, không được làm thầy tế độ hay giáo thọ cho ai, phải luôn nằm ngồi ở chỗ thấp kém trong tự viện, nếu là một đầu-đà-sư thì lúc này tạm xả nguyện để sống trong sự kiểm soát của tăng chúng. Đại khái còn có vô số thiệt thòi tương tự.
Sáu đêm Khiêm-Hạnh có thể bị tính lại từ đầu (rattic-cheda) trong các trường hợp sau: Đương sự sống chung mái che với tỷ kheo thanh tịnh (sahavāsa), sống nơi không có tỷ kheo thanh tịnh (vippavāsa), không trình báo từng đêm với chư tăng (anārocana), trải qua một đêm Khiêm-Hạnh nào đó ở chỗ không có đến bốn tỷ kheo thanh tịnh (Ūne gane caranam).
Nếu tỷ kheo phạm thêm một tội Tăng-Tàn khác trong thời gian Khiêm-Hạnh thì nên lập tức trình tội và sáu đêm Khiêm-Hạnh sẽ được tính lại từ đầu. Nếu tỷ kheo dấu tội không trình ngay, thì thời gian dấu này được cộng thêm vào thời gian cấm phòng, nghĩa là đến lúc này vị ấy được xem như chưa trải qua đêm Khiêm-Hạnh nào và chờ khi qua hết thời gian cấm phòng (parivāsa) mới bắt đầu trở lại đêm Khiêm-Hạnh đầu tiên. Thuật ngữ gọi trường hợp này là Mānattamūlàya-patikassanā (tạm dịch là Tái Thụ Khiêm Hạnh)
Mānattacārika:Chữ gọi tỷ kheo đang trải qua sáu đêm Khiêm-Hạnh.
Mānattāraha: Từ gọi vị tỷ kheo đã trãi qua thời gian cấm phòng (parivāsa) nhưng chưa bắt đầu sáu đêm Khiêm-Hạnh. Trong thời điểm này đương sự tiếp tục chịu mọi thiệt thòi trong sinh hoạt và chấp nhận các áp đặt từ tăng chúng như trong thời gian cấm túc, chỉ được miễn trừ một chuyện duy nhất là không cần xưng tội với tăng khách (ārocana).
Nếu ngay trong thời gian chờ đợi sáu đêm Khiêm-Hạnh tỷ kheo lại phạm thêm tội Tăng-Tàn thì toàn bộ thời gian cấm phòng (parivāsa) trước đó xem như hoàn không, đương sự phải chịu phạt cấm phòng từ đầu với thời gian cộng lại từ hai tội mới và cũ. Thuật ngữ gọi trường hợp này là Mānattārahamūlāyapatikassanā (Điệp Tội Khiêm-Hạnh)
Miḍḍha: Phần thềm trước hành lang am thất. Tỷ kheo không nên để bình bát ở đây.
Miḍḍhi: Bục nằm (bằng gạch hay đất, đá), dùng như giường ngủ.
Mukhacuṇṇa: Bột phấn thoa mặt. Tăng ni không được xài, tội Tác Ác.
Mukhapuñchanacoḷaka: Khăn lau mặt. Tăng ni phải chú nguyện trước khi dùng.
Muttaharītikā: Loại thuốc trị bệnh vàng da làm từ cây Haritaka ngâm với nước tiểu của con bò.
Muddhanitelaka: Một loại dầu bôi trị bệnh nhức đầu.
Muddikapāna: Bồ Đào Trấp, nước ép từ trái nho tươi, tỷ kheo có thể uống buổi chiều.
Murajam: Loại dây nịt nhìn giống dây cột trống Muraja, tăng ni không được dùng.
Mūga: Người câm, không được thọ đại giới. Chuyện dĩ lỡ, giới phẩm vẫn thành tựu, riêng thầy tổ phạm Tác Ác (theo Samantapāsādikā).
Mūgabadhira: Người vừa câm vừa điếc, không được thọ đại giới. Chuyện dĩ lỡ, giới phẩm vẫn thành tựu, riêng thầy tổ phạm Tác Ác (theo Samantapāsādikā).
Mūlabhesajja: Từ gọi chung những loại thuốc trị bệnh làm từ củ hay rễ thảo mộc (như gừng, riềng, nghệ, sâm, hà-thủ-ô,..).
Mūlarajana: Thuốc nhuộm làm từ củ hay rễ cây. Đặc biệt Luật cấm dùng củ nghệ (haliddi) để nhuộm y vì màu không đúng luật.
Mūlāyapatikassanā: Thuật ngữ chỉ cho sự xử phạt vị tỳ kheo phạm tội qui về tội gốc do lúc đang bị phạt biệt trú lại phạm thêm tội tăng tàn khác, trường hợp này gọi là "hồi tố". Xem chữ Parivāsa và Mānatta.
Mūlāyapatikassanāraha: Chữ gọi trường hợp tỷ kheo phạm thêm một tội Tăng Tàn khác ngay trong lúc đang bị cấm phòng và chưa trình tăng để chịu thêm thời gian cấm phòng. Trường hợp tỷ kheo đã qua hết thời gian cấm phòng, nhưng chưa trải qua một đêm Khiêm Hạnh (mānatta) nào lại phạm thêm tội Tăng Tàn khác, vị ấy được gọi là Mānattārahamūlāyapatikassanāraha. Trường hợp đang trải qua thời gian sáu đêm Khiêm-Hạnh lại phạm thêm tội thì thời điểm này gọi là Mānattacarikamūlāyapatikassanārahakāla. Trường hợp tỷ kheo đã trải qua cả sáu đêm Khiêm-Hạnh nhưng chưa được tăng chúng làm tăng sự Phục Hồi Giới Phẩm (abbhānakamma) thì bị phạm tội Tăng Tàn khác, nhưng chưa xin chịu cấm phòng cho tội mới này thì đương sự được gọi là Abbhānārahamūlāyapatikassanāraha. Để hiểu thêm các thuật ngữ Pāli này xin xem lại các mục từ Parivāsa và Mānatta.
Trong các trường hợp vừa kể trên, tỷ kheo vẫn luôn chịu mọi thiệt thòi dành cho người đang chịu phạt cấm phòng, chỉ được miễn trừ một việc là không cần trình tội với tăng khách.
Mūsala: Cái chày giã thuốc, hợp luật.
Meraya: Tên gọi chung các thứ rượu men (bằng cách ủ nhiều ngày), phân biệt với rượu nấu (rượu cất- Surā). Tứ chúng trong Phật giáo đều không được uống bất cứ thứ gì gây say.
Moghasuttaka: Sợi chỉ lấy mực của thợ may, giúp tạo đường thẳng. Thời xưa dùng sợi chỉ nhúng mực hay phẩm màu, ngày nay thợ may đã có loại mực sáp tiện lợi hơn và dễ tẩy xóa.
Mocapāna: Nước ép từ loại chuối không hột (moca), tỷ kheo có thể uống buổi chiều. Pāli gọi chuối có hột là Coca.
*
[Y]
Yantaka: Một loại ổ khóa thời xưa.
Yāgu: Các loại cháo nói chung, cháo trắng hay nấu chung với các phụ gia. Cháo đặc có thể cầm ăn từng miếng, gần giống cơm nhão, gọi là Bhojjayāgu.
Yāgubhājaka:Tỷ kheo được giao trách nhiệm phân phát cháo cho chư tăng.
Yāna: Các loại xe cộ nói chung. Tăng ni vô bệnh không được đi xe, và tỷ kheo bệnh cũng chỉ ngồi xe do đàn ông điều khiển. Về những thắc mắc liên quan, xin xem thêm chữ Catumahāpadesa.
Yāmakālika: Chữ gọi chung những thứ nước uống tỷ kheo được phép dùng sau giờ ngọ (theo cách nói của Phật tử Việt Nam).
Yāvakālika: Chữ gọi tất cả các loại thực phẩm, những thứ tỷ kheo chỉ được phép thọ thực trước ngọ.
Yāvajīvika: Chữ gọi chung các thứ thuốc trị bệnh (nằm ngoài năm thứ đặc biệt là bơ đặc (butter), bơ lỏng (ghee), dầu ăn, mật mía, mật ong). Tỷ kheo có thể cất giữ các loại thuốc này để dùng vô thời hạn.
Yāvadatthacīvara: Sau khi thọ y Kaṭhina thì tỷ kheo có quyền cất giữ bao nhiêu y áo cũng được và không cần chú nguyện hay gửi ai cất hộ (vikappana). Trường hợp này được gọi là Yāvadatthacīvara, quyền giữ y tùy thích.
Yebhuyyasikāvinaya: Hình thức giải quyết chuyện tranh cãi (vivādādhikaraṇa) trong tăng chúng bằng cách trưng cầu ý kiến tập thể để sau đó sự vụ được giàn xếp theo ý kiến nào được chọn nhiều nhất. Cách này chỉ nên được thực hiện khi không thể tìm ra một cá nhân hay một nhóm giám luật có thể liệu sự. Có ba cách trưng cầu: Bỏ phiếu kín (gūḷhaka), bỏ thăm công khai (vivaṭaka) hoặc rỉ tai nhau (kaṇṇajappaka). Theo Cullavagga và Samantapāsā-dikā.
Tỷ kheo được giao nhiệm vụ thu gom các lá phiếu gọi theo Luật tạng là Salākagāhāpaka (người gom thăm).
*
[R]
Rajana: Thuốc nhuộm màu y phục. Tỷ kheo có thể dùng thuốc nhuộm y làm từ hoa trái, củ rễ, cây lá, nhưng tránh dùng đất sét đỏ và củ nghệ cùng một số hoa trái, củ rễ đặc biệt, xin miễn kể ở đây vì không thể tìm ra chữ dịch tương đương trong tiếng Việt.
Rajanuḷunka: Loại vá lớn không cán, tỷ kheo xưa dùng trong lúc nhuộm y.
Rajanakumbhī: Vạc hay nồi lớn để nhuộm y.
Rajanakolamba: Bình hay bầu nước loại lớn, tỷ kheo xưa dùng trong lúc nhuộm y.
Rajanaghaṭa: Cũng một loại bình nước dùng trong lúc nhuộm y.
Rajanadoṇī: Cái máng dẫn nước được dùng lúc nhuộm y.
Rathattharana: Thảm trải trên xe.
Rājabhaṭa: Người đang mắc việc công, gọi theo bây giờ là quan chức nhà nước hay nhân viên chính phủ. Kẻ đương nhiệm không được thọ giới tỷ kheo, muốn gì phải từ quan hay bỏ việc mới ổn.
Rūpiyachaḍḍaka: Chữ gọi vị tỷ kheo được tăng chúng giao trách nhiệm quăng bỏ tiền bạc châu báu của bạn tu vừa bị tội Xả Đọa vì cất giữ tài bảo.
Romanthana: Tật nhơi lại. Đức Phật không chế luật nghiêm khắc cho thói quen này, nhưng dạy tỷ kheo phải tự biết kín đáo. Cullavagga 222-223.
*
[L]
Lakkhaṇāhata: Người bị đóng dấu tù tội trên thân thể (như hình hoa huệ trên mình tù nhân bên Pháp trước thế kỷ 19, hay một số nước Châu Á xưa lại thích chữ vào mặt trọng phạm), không được thọ đại giới.
Lajjī: Chữ gọi vị tỷ kheo có tàm quý ngay trong những lỗi nhỏ, hay tỷ kheo không vướng kẹt các pháp thiên vị.
Lasuṇa: Củ tỏi. Tăng ni vô bệnh không được ăn tỏi. Tỷ kheo phạm Tác Ác, tỷ kheo ni tội Ba Dật Đề.
Lahukāpatti: Tội nhẹ, chữ gọi việc vi phạm các nhóm học giới nằm ngoài Ba La Di và Tăng Tàn. Cũng gọi là các tội Aduṭṭhulla (khinh thiểu) hay Desanīyagāma-nīyāpatti (những tội có thể giải trừ bằng một lời phát lộ hay sám hối).
Lakhitakacora: Tử tù khiếm diện. Chữ gọi kẻ trọng phạm đã bị xử tử hình khiếm diện và đang có lệnh truy nã toàn quốc cho phép mọi người được giết chết khi gặp mặt. Hạng này không được thọ đại giới.
Lokāyata: Chữ dịch xưa là phái Thuận Thế, một học thuyết duy vật cực đoan chủ trương vạn vật ngẫu nhiên mà có (theo bộ Samantapāsādikā: Lokāyataṃ nāma sabbaṃ ucchitthaṃ sabbaṃ anucchiṭṭhaṃ seto kāko kālo bako, iminā ca kāranenāti niratthakāraṇaṃ pati-samyuttaṃ titthiyasatthaṃ: Đại ý chủ thuyết này cho rằng mọi sự trên đời không hề có một luật tắc biện chứng nào cả, sẵn sàng vô lý đến mức như quạ trắng cò đen. Đây được xem là tư tưởng ngoại đạo). Tăng ni không được nghiên cứu học hỏi thứ triết luận này, tội Tác Ác.
Loṇabhesajja: Chỉ chung tất cả các loại thuốc làm từ muối. Tăng ni chỉ được phép cất giữ muối với mục đích làm thuốc, không thể cất giữ muối ăn.
Loṇasakkharikā: Muối hột.
Loṇasovīraka: Dấm mặn, tức dấm có pha muối, xưa dùng để trị bệnh.
Lohakaṭāha: Cái chảo, xưa thường làm bằng đồng nên mới gọi thế.
Lohabhaṇḍa: Chữ gọi chung các vật dụng kim loại tỷ kheo được sử dụng, trừ vũ khí. Bất luận vật lớn nhỏ, khi đã thuộc giáo sản, tỷ kheo không được hoang phí hay biếu tặng ai.
Lohabhāṇaka: Chậu, hũ bằng kim loại.
Lohavāraka: Bình, lọ bằng kim loại.
Lohituppādaka: Thuật ngữ gọi người cố ý làm báu thân Thế Tôn bị chảy máu (dù không ai có thể khiến Ngài bị trọng thương hay tử thương). Hạng này tuyệt đối không thể thọ đại giới, có cưỡng cầu cũng không thành tựu giới phẩm. Xưa nay chỉ có mỗi mình tỷ kheo Devadatta là người duy nhất phạm vào trọng tội này. Lần đó, ông đã cố tình xô ngã một tảng đá lớn từ núi cao để ám toán đức Phật, nhưng Ngài chỉ bị trầy chân và chảy nhiều máu.
*
[V]
Vaccakuṭī: Nhà xí, phòng vệ sinh có đầy đủ cửa nẻo. Luật buộc tỷ kheo phải luôn giữ nhà cầu được sạch sẽ, ráo nước (không để đọng vũng), nếu cố ý để dơ dáy phạm tội Tác Ác. Tỷ kheo trước khi vào nhà xí phải hắng giọng, không nên lặng lẽ mà vào, cũng không được xồng xộc giấn liều và phải tìm chỗ mắc y đàng hoàng, không để bừa bãi. Lúc ngồi cầu không nên rên rặn lớn tiếng. Các thứ vải hay giấy vệ sinh phải được bỏ đúng chỗ. Nếu rửa bằng nước cũng nên nhẹ tay để tránh tiếng động. Đồ múc nước dùng xong phải được lật úp để tránh ướt nhớt. Trước khi ra khỏi nhà xí nên quan sát xem có gì cần làm, chẳng hạn đổ đầy các chỗ chứa nước sạch và quét dọn. Không nên bàn đến hạ lạp trong nhà cầu, ai vào trước thì được ưu tiên. Tăng ni không được xài chung nhà xí. Theo Cullavagga.
Vaccakūpa: Hố xí hay hầm cầu, có thể bằng gỗ, đá hay gạch nung.
Vaccaghaṭa: Chậu nước đặt trong nhà xí dùng cho việc rửa ráy.
Vaccapādukā: Bục ngồi trong nhà xí, có thể bằng gỗ, gạch hay đá.
Vaja: Chòi hay lều tạm của những người chăn thú. Tỷ kheo có thể ở tạm nơi đây trong mùa an cư sau khi đã xin phép trước.
Vajjanīyapuggala: Chữ gọi chung những người bất xứng ‘cần được xua đuổi" khỏi các tăng sự Phát Lộ và Tự Tứ. Kể chi tiết gồm 21 hạng, nhưng tóm tắt chỉ là bất cứ ai không phải tỷ kheo thanh tịnh, kể cả tỷ kheo ni và vị đã phạm tội Ba-La-Di hay tỷ kheo đang chịu phạt bằng tăng sự Ukkhepanīyakamma. Tỷ kheo cố ý tụng giới bổn trước sự hiện diện của một trong những đối tượng này thì phạm Tác Ác, riêng trước mặt tỷ kheo đang chịu phạt (ukkhittaka) thì phạm Ba Dật Đề.
Vaṇatela: Dầu để bôi xức vết thương, tỷ kheo có thể dùng một cây que hay vải băng.
Vaṇabandhacola: Vải băng vết thương.
Vatthikamma: Một cách trị bệnh rò (fistula) ở bộ phận sinh dục bằng cách treo nó bên ngoài bằng một sợi chỉ hay dây da. Tỷ kheo không được dùng cách này để trị bệnh.
Vatthu-avalokanā: Thuật ngữ gọi việc xem đất, coi đất do chư tăng cùng thực hiện trước khi chỉ định vị trí thích hợp cho một tỷ kheo xây dựng am thất. Tỷ kheo tự ý chọn đất rồi xây cất tùy tiện trên một mảnh đất không hợp luật thì phạm tội Tăng Tàn.
Vandiya: Ba đối tượng tỷ kheo nên đảnh lễ tức quỳ lạy gồm đức Phật, tỷ kheo tu trước mình, và tỷ kheo thánh hạnh (dhammika) sống khác trú xứ với mình. Các trường hợp ngoài ra (dĩ nhiên vẫn với bậc cao trọng) có thể chỉ xá dài đã đủ. Xem thêm chữ Avandiya.
Vallikā: Bông tai.
Vasā: Mỡ động vật, tỷ kheo có thể dùng làm thuốc.
Vassa: Mùa an cư, ba tháng kiết hạ mùa mưa. Xem chữ Vassāvāsa.
Vassaccheda: Chư tăng Việt Nam thường gọi là Đứt Hạ. Tức trong mùa an cư tỷ kheo vì chuyện không đâu mà ngũ tối thiểu một đêm ngoài chỗ nhập hạ, hoặc có lý do hợp luật (sattāhakaranīya) để rời trú xứ nhưng lại đi quá bảy ngày, hay trường hợp chưa quá hạn định nhưng trước khi đi không chú nguyện sẽ trở về trước ngày thứ bảy, đều bị xem là đã làm hỏng mùa an cư, tức đã bị Đứt Hạ.
Nếu đứt hạ vì chuyện hợp lý thì tỷ kheo chỉ bị mất hạ mà không phạm tội gì, chỉ bị gạt ra ngoài số nhân tuyển thọ y Kaṭhina. Lý do chính đáng để tỷ kheo rời khỏi chỗ nhập hạ có thể gồm độc trùng ác thú bách hại, thiên tai nhân họa nghiêm trọng, tứ sự khan hiếm, người ơn gặp nạn, phạm hạnh nguy khốn, chúng tăng hữu sự,...
Tỷ kheo đứt hạ có thể ngồi trong tăng sự Tự Tứ nhưng chỉ để làm Bố Tát, vì lễ Tự Tứ chỉ dành cho vị giữ vẹn mùa an cư.
Vassāvāsa: Chữ gọi ba tháng kiết hạ mùa mưa của tăng ni Phật giáo. Suốt 90 ngày này, tăng ni không được ra khỏi trụ xứ cách đêm mà không có lý do chính đáng. Việc cấm túc mấy tháng mưa này thực ra đã trở thành truyền thống trong một số giáo phái ngoại đạo trước ngày đức Phật ra đời, và sau này Ngài cũng tiếp tục giữ lại cổ lệ này cho tăng chúng dựa trên ý nghĩa tích cực của nó.
Trên nguyên tắc, ba tháng kiết hạ phải được bắt đầu từ ngày rằm tháng sáu âm lịch, nhưng đôi lúc do duyên sự đặc biệt nào đó, có tỷ kheo phải dời lại việc nguyện hạ vào rằm tháng bảy. Vị nhập hạ rằm tháng sáu được gọi là Purimikavassūpanāyika (người an cư mùa trước), vị nhập hạ rằm tháng bảy gọi là Pacchimikavassūpanāyika (người an cư mùa sau).
Tỷ kheo có thể trải qua ba tháng an cư trong hầu hết các loại trú xứ, từ tự viện đến hang động, lều cỏ, thậm chí trên một xác thuyền, nhưng phải là chỗ ở cố định. Chỗ nhập hạ không thể là một nơi tạm bợ như bộng cây, bãi đất trống không mái che hay dưới một tấm bạt che tạm ngoài trời trống.
Xin xem thêm về việc nhập hạ ở các mục từ Kaṭhina, Vassaccheda, Purimika và Pacchimikavassūpanāyika.
Vassikasāṭika: Y tắm mưa, một trong mười một loại y tỷ kheo được phép sử dụng. Thời gian tìm kiếm y tắm mưa hợp luật (pariyesanakāla) gồm một tháng trước ngày nhập hạ cộng với ba tháng an cư. Kích thước căn bản của một lá y tắm mưa là chiều dài sáu gang tay đức Phật (sugatavidatthi) và bề ngang hai gang rưỡi của Ngài. Sau mùa an cư, tỷ kheo không được phép sử dụng hay cất giữ y tắm mưa nữa, tội Xả Đọa.
Vassukkaḍḍhanā: Mùa an cư triển hạn, chữ gọi trường hợp năm nhuận có đến hai tháng sáu thì việc nhập hạ sẽ được dời lại vào tháng sáu thứ hai.
Vassūpanāyikā: Xem chữ Vassāvāsa.
Vākacīra: Y phục làm bằng vỏ cây kết lại, không hợp luật.
Vāṭa: Hàng rào bên ngoài am thất, có thể bằng tre hay các loại dây gai.
Vātapāna: Các loại cửa sổ nói chung, có thể có lưới (jālavātapāna) hay chấn song (salākāvātapāna), hợp luật.
Vatapāna-cakkalikā: Loại song cửa khít khao có thể ngăn được chim hay dơi, hợp luật.
Vatapāna-bhisikā: Màn che cửa sổ, hợp luật.
Vāmana: Người lùn, thấp bé một cách dị dạng, không được thọ đại giới. Nhưng chuyện dĩ lỡ, vẫn thành tựu giới phẩm. Riêng thầy tổ phạm Tác Ác.
Vāraka: Thùng, xô múc nước.
Vāḷakambala: Loại mền làm từ lông đuôi con ngựa, tỷ kheo không được sử dụng.
Vāsī: Rìu nhỏ.
Vikaṇṇa: Chỉ chung việc chằm vá y áo bị hư rách.
Vikatika: Thảm len có hình thú vật, tỷ kheo không được dùng.
Vikappanā: Việc hợp thức hóa những y bát bị xem là vượt quá số lượng hợp luật bằng cách đem đến một bạn tu để làm việc Ký Thác bằng câu Pàli có nội dung là xin giao quyền quyết định cho bạn tu muốn xử sao cũng được. Khi đó tỷ kheo biết luật sẽ có một câu lấp lững đại ý cho phép bạn tu của mình có thể tùy ý sử dụng những y bát dư đó.
Trường hợp này được gọi là Ký Thác Trực Diện (Sammukhavikappanā), tức người nhận tạm y bát dư kia đang ngồi trước mặt tỷ kheo đem y bát dư đến ký thác. Trường hợp thứ hai là Ký Thác Khiếm Diện (Parammukhavikappanā) là người nhận ký thác sẽ hỏi bạn tu mình có ai là người thân thiết hay không rồi nói lời ủy quyền cho vị đó, đại ý từ nay đương sự muốn dùng những y bát dư này hãy báo cho người kia một tiếng.
Những cách liệu sự này dĩ nhiên chỉ là hình thức, nhưng là chút linh động của Luật Tạng cho tỷ kheo có lối thoát trong một hệ thống giáo luật nghiêm khắc. Có điều là các tỷ kheo thiểu dục sẽ không tận dụng chi những kẻ hở này.
Vikalaka: Tạm dịch là sự bù đắp. Khi y áo không đủ để chia đều mọi người, tỷ kheo giữ trách nhiệm phân phát sẽ bù đắp cho người bị thiệt một món gì đó cho thỏa đáng.
Vikāla: Tạm dịch là lúc Phi Thời (vigato kālo), thuật ngữ để gọi thời gian sau bữa ăn trưa của tăng ni kéo dài đến sáng hôm sau. Trong thời gian này tăng ni không được ăn thêm bất cứ thực phẩm gì. Thậm chí tăng ni cũng không được tùy tiện đi vào khu dân cư sau giờ ngọ khi chưa báo trước cho bạn tu hay biết. Tội Ba Dật Đề.
Vikāsika: Vải băng vết thương.
Viggayha-parikamma: Chữ gọi cách kỳ cọ thân thể lúc tắm rửa bằng cách cọ xát hai thân người vào nhau. Tỷ kheo không được dùng cách này, tội Tác Ác.
Vidhā: Móc khóa của dây nịt. Tỷ kheo được phép dùng, nhưng phải tránh các chất liệu quý kim, bảo thạch hay ngà, sừng, xương thú.
Vidhūpana: Một loại quạt tay, hợp luật.
Vinandhanarajju: Dây ràng trên khung vải may y (kaṭhina).
Vinītavatthu: Nam Truyền Đại Tạng cuốn 5 ( các trang 148, 149, 205, 219) dịch là Tu Tập Sự. Giáo sư C.S. Upasak giải thích là những minh họa nhằm giải thích các vấn đề trong Luật Tạng.
Vipatti: Nghĩa đen là sự hư hỏng hay tổn thất. Trong cuộc tu của tỷ kheo có bốn trường hợp bị xem là tổn thất: Giới Tổn Thất (sīlavipatti) là phạm vào 17 trọng giới đầu của giới bổn, Hạnh Tổn Thất (ācāravipatti) là sự vi phạm các học giới còn lại, Kiến Tổn Thất (ditthivipatti) là sự hiểu sai kinh luật và Sinh Phong Tổn Thất (ājīvavipatti) là lối kiếm sống không hợp cách với đời xuất gia.
Vivaṭaka-salākaggāha: Cách bỏ phiếu công khai vào một thùng phiếu không nắp đậy, khác với phiếu kín. Xem chữ Yebhuyyasikavinaya.
Vivaṭṭa: Xem chữ Cīvara.
Vivādādhikaraṇa: Chữ gọi những cuộc tranh cãi giữa các tỷ kheo về kinh luật nói chung (chẳng hạn đó có phải Phật ngôn hay không, việc đó có phạm tội hay không và nặng hay nhẹ). Có hai cách giải quyết là phép Diện Tiền (sammukha-vinaya), triệu tập đôi bên lại để cùng giải quyết trước tăng chúng và phép Trưng Cầu (yebhuyyasika-vinaya) là giải quyết sự vụ theo ý kiến của phần đông thông qua một trong ba cách trưng cầu đã nói ở trước. Xem chữ Yebhuyyasika-vinaya.
Vissāsagahana: Nghĩa bóng là sự Lấy Trước Nói Sau, chỉ việc tỷ kheo đôi khi lấy đi một món đồ của bạn tu khi chưa hỏi trước chỉ vì một trong vài lý do như đó là chỗ thân thiết. Nhưng điều quan trọng là khi lấy đi món đồ ấy tỷ kheo không có ý trộm cắp và trong lòng sẳn sàng để chủ nhân hay biết ngay khi có dịp.
Vihāra: Tự viện hay tinh xá, trú xá của các tỷ kheo. Nghĩa đen của chữ này là chỗ ở (trụ xứ). Trú xá của tập thể tỷ kheo có thể lớn hoặc nhỏ bất định, với các phòng ốc chuyên dụng như trai đường, dược phòng, giới đường, hội trường bằng các loại vật liệu gần như không giới hạn. Vị trí lý tưởng cho một tự viện là không quá xa hay quá gần khu dân cư để có thể tiện việc khất thực mà cũng không bị ồn ào phồn tạp.
Trú xứ của tỷ kheo có thể được làm cho cá nhân sử dụng (puggalika) hay cho tập thể (saṅghika). Trong trường hợp cá nhân (có thí chủ riêng) thì vị trí xây dựng phải được sự chỉ định (vatthudesanā) của chư tăng, tỷ kheo tùy tiện có thể phạm tội Tăng Tàn.
Tất cả vật dụng lớn nhỏ, quí tiện trong một trú xá của tập thể đều thuộc giáo sản, nghĩa là không một cá nhân nào được quyền tùy tiện sử dụng như hoang phí hay biếu tặng cho ai.
Vījanī: Cái quạt. Tỷ kheo có thể xài quạt làm bằng vỏ cây, lá cây hay lông chim. Thời nay chất liệu làm quạt hợp luật có thể phong phú hơn, như vải, giấy hay nhựa.
Vīsatimaṭṭha: Chữ gọi chung việc làm đẹp móng tay, móng chân bằng các việc sơn vẽ hay mài giũa cầu kỳ. Tăng ni dĩ nhiên không được phép làm vậy, chỉ có thể cắt ngắn các móng dài trong mục đích vệ sinh mà thôi.
Vuṭṭhānasammati: Quyền Thượng Lộ (lệnh xuất hành). Đó là trường hợp ni chúng dùng hai lần tuyên ngôn để cho phép một Học Nữ (sikkhāmānā) được thọ giới tỷ kheo ni. Việc này được gọi là trao quyền Thượng Lộ, tức cho phép đương sự bắt đầu một hành trình mới thiêng liêng hơn.
Vuṭṭhāpanasammati: Quyền Xuất Sư (hiểu theo nghĩa Ra Nghề, không phải Ra Quân). Khi tỷ kheo ni hội đủ các tiêu chuẩn làm thầy tế độ cho người khác xuất gia, như tối thiểu đã đủ mười hai hạ, thì ni chúng dùng hai lần tuyên ngôn để xác định chuyện này, và đó được gọi là trao quyền Xuất Sư.
Veṭhana: Khăn đội đầu, tăng ni không được phép sử dụng.
Vedikāvātapāna: Loại cửa sổ nhìn như lổ thông gió.
Vehāsakuṭī: Gác lửng hoặc cũng có nghĩa là phòng nhỏ chứa đồ nằm trong một phòng lớn. Do chỉ là phần ghép thêm, chính nó không có trần riêng nên được gọi là Vehāsakuti (gian thông thiên, phòng không nóc, nghĩa đen là lấy trời làm mái).
*
[S]
Sa-uttaracchada: Kiểu giường ngủ có treo mùng màu đỏ son. Tăng ni không được phép sử dụng.
Saṃvāsa: Sự cộng trú, sự sống chung giữa các tỷ kheo. Có ba trường hợp được gọi là cộng trú: Ekakamma-saṃvāsa (cùng tham dự chung một tăng sự nào đó), Ekuddesa-saṃvāsa (cùng làm Bố Tát với nhau), và Samasikkhatā-saṃvāsa (sống chung trú xứ mỗi ngày, do đồng giới phẩm). Người không phải tỷ kheo hay tỷ kheo đang lúc chịu phạt cách ly đều được gọi chung là Asaṃvāsika (người ngoài hay kẻ lạ của tăng chúng).
Samvelliya: Kiểu xắn y nội (hạ y) lên sát háng, như cách ăn vận của các võ sĩ đô vật. Tỷ kheo không được xắn hạ y kiểu này. Tội Tác Ác.
Chữ này cũng có nghĩa là tấm y lót trong của ni chúng trong những ngày có kinh nguyệt.
Sakaṇṇajappaka (salākaggāha): Lối bày tỏ ý kiến bằng cách rỉ tai người bên cạnh. Đây được xem là một trong ba cách trưng cầu ý kiến tập thể được đức Phật cho phép. Xem chữ Yebhuyyasikavinaya.
Sakāyanirutti: Nghĩa đen là Bản Ngữ, chữ để gọi ngôn ngữ Ma-Kiệt-Đà (māgadhībhāsā), như trong bộ Samantapāsādikā giải thích: Sakāya nirutti nāma sam-māsambuddhena vuttappakārena māgadhiko vohāro (Bản ngữ ở đây chỉ cho thứ tiếng Ma-Kiệt-Đà mà chính Thế Tôn đã sử dụng). Sở dĩ có chỗ chú thích này vì trong Cullavagga của Luật tạng Pàli đức Phật đã nghiêm cấm chư tăng không được dùng tiếng Sanskrit (chữ trong nguyên tác Pāli là Chandaso, Luật Sớ giải thích là Sakkatabhāsā) để trình bày Phật ngôn, và ngài dạy chỉ nên dùng thứ tiếng Bản Ngữ (chữ Pāli trong Luật Tạng chỗ này là Sakāyanirutti) và bộ Chánh Sớ Samantapāsādikā đã giải thích như trên. Nên hiểu thêm rằng ngôn ngữ Ma-Kiệt-Đà là thứ tiếng chung của dân chúng sống trong xứ Ma-Kiệt-Đà thời đó, không phải ngôn ngữ riêng của đức Phật hay người của Phật giáo.
Một số học giả Tây Phương hôm nay đã vận dụng cách hiểu nguyên nghĩa Pāli để cho rằng Sakāyanirutti phải được hiểu là bản ngữ hay tiếng mẹ đẻ của mỗi người (rõ ràng Saka là Của Chính Mình và Nirutti là Ngôn Ngữ), tức Phật tử xứ nào thì dùng ngôn ngữ xứ đó mà diễn đạt Phật Pháp. Ý kiến này nghe qua rất suông tai, nhưng xét kỹ vẫn có chỗ bất cập. Ở đây ta có ít nhất hai chỗ cần lưu ý là ý nghĩa cũa chữ Trình Bày và lý do của điều cấm chế kia.
Trước hết, đúng là Phật giáo không buộc ai phải học tiếng Ma-Kiệt-Đà (tạm cho là tiếng Pāli) khi nghiên cứu Tam Tạng hay thuyết giảng giáo lý nhưng từ bao đời nay các xứ Phật giáo Nam Phương vẫn xem Tam Tạng tiếng Pāli là mẩu mực cho giáo nghĩa. Tức là ai cũng có thể nói chuyện Phật Pháp bằng tiếng mẹ đẻ, nhưng cơ sở tham chiếu tối hậu vẫn luôn là kinh điển tiếng Pāli, tuyệt không một bản dịch nào có thẩm quyền tương đương. Điều thứ hai là ta hãy trở lại với điều luật cấm tỷ kheo không được dùng tiếng Sanskrit để trình bày Phật ngôn. Nếu thuật ngữ Sakanirutti quả thật ám chỉ tất cả ngôn ngữ mẹ đẻ (bản ngữ) thì tiếng Sanskrit có gì nên nổi phải bị cấm chỉ. Trong khi ai cũng hiểu rằng tiếng Sanskrit là một trong số không nhiều những Ngôn Ngữ Mẹ của thế giới và đã là phương tiện chuyên chở bao thứ tuyệt phẩm văn hóa với những ưu điểm khó phủ nhận.
Nên chăng một gợi ý về lý do khó hiểu kia rằng đó là gì nếu không phải mục đích bảo lưu một giáo nghĩa tinh tuyền, nghiêm mật vốn rất khó duy trì trên những hành trình mù mịt qua các ngôn ngữ diễn đạt khi không có một cứ điểm căn bản. Bởi mỗi ngôn ngữ thường tự mang theo mình những khái niệm văn hóa đặc hữu, đặc biệt những ngôn ngữ thành văn. Bất cứ sự bàn giao nào cũng làm mất đi không ít chất tinh khôi của cái đem ký thác. Sanskrit là ngôn ngữ bác học hàng đầu tại Ấn Độ thời đức Phật, đã là công cụ cho bao nền văn hóa học thuật trước đó. Nó cao sang, hấp dẫn, nhưng không còn trong trắng nữa. Tiếng Ma-Kiệt-Đà ngược lại, tuy là tiếng nói của đông đảo quần chúng, nhưng lúc đó vẫn thuần khiết, vì chưa có chữ viết nên chưa kịp có riêng những ngữ nghĩa đặc hữu thường phát sinh trong những ngôn ngữ thành văn. Sau khi được chỉnh trang đúng mức để dùng làm dụng ngữ cho một nền văn hóa lớn như giáo nghĩa cũa đạo Phật nguyên thủy, tiếng Ma-Kiệt-Đà lập tức có ngay vị trí một ngôn ngữ hoàn chỉnh, giản phác mà vẫn minh bạch tóc tơ.
Nói vậy có nghĩa là việc tiếng Pāli đã được chọn làm dụng ngữ căn bản để bảo lưu Phật Pháp nguyên thủy chỉ để tránh chuyện phồn tạp lai căn. Và tiếng Sanskrit bị nghiêm cấm chính thức chỉ vì cái tiền sử của nó. Nó được kể tên chỉ vì lúc đó nó là số một. Và có thể nói nó đã đại diện cho tất cả ngôn ngữ thành văn khác cũng có tiền sử tương tự, bất kể thời kỳ nào.
Trên đây chỉ là vài ý kiến, có thể mang tính chủ quan, nhằm biện giải vì sao tiếng Sanskrit bị cấm dùng để trình bày Tam Tạng (theo quan điểm Phật Giáo Nam Truyền) và cũng để từ chối cách hiểu chữ Sakanirutti là tất cả ngôn ngữ mẹ đẻ của mọi người. Về vấn đề tiếng Pāli có phải ngôn ngữ duy nhất đức Phật đã dùng để thuyết pháp, hay chữ Sakanirutti có phải chỉ cho tiếng Pāli hay không, vẫn là những vấn đề tồn nghi quan trọng. Bởi không ít học giả hiện đại vẫn cho rằng các bộ kinh Phật xưa nhất hiện nay đều có thể xuất phát từ một nguồn gốc cổ xưa hơn, nguyên thủy hơn. Thậm chí còn có thuyết cho rằng đức Phật đã sử dụng nhiều thứ tiếng khác nhau để hoằng pháp trên một xứ sở đa ngôn ngữ như Ấn Độ.
Saṅkacchidā = Saṅkaccikā: Áo lót của phụ nữ. Tỷ kheo ni phải mặc áo lót khi đi vào khu dân cư, nếu không sẽ phạm tội Ba Dật Đề.
Saṅgāmavacara = Codaka (bhikkhu).
Saṅgīti: Chữ gọi các cuộc kiết tập Phật ngôn bằng tiếng Pāli để phối kiểm sự chuẩn xác trong khả năng truyền thừa của các thế hệ Tăng-già. Cuộc kiết tập đầu tiên do ngài Ca-Diếp chủ trì, kéo dài ba tháng, có 500 vị La-Hán tham dự. Cuộc kiết tập kỳ sáu (gần đây nhất), kéo dài hai năm (1954-1956) tại Miến Điện có 2500 vị tỷ kheo tham dự.
Từ sau các cuộc Kiết Tập đầu tiên chỉ trùng thuật và hiệu chính toàn bộ Tam Tạng Pali bằng hình thức khẩu truyền không dùng văn bản,các vị Kiết Tập Sư trong cuộc Kiết Tập kỳ IV tại Tích Lan đã bắt đầu sử dụng đến các ấn bản Tam Tạng, song song với việc trùng thuật của các vị Pháp sư Tam Tạng theo lối đọc thuộc lòng. Và truyền thống này đã được vận dụng trong cuộc Kiết Tập Tam Tạng kỳ VI tại Miến Điện từ năm 1954 đến năm 1956.
Được biết chính phủ Miến Điện đã dành ra một ngân khoản mười triệu Kyat tiền Miến, tương đương 750.000 bảng Anh (thời giá lúc đó) để chuẩn bị tất cả điều kiện làm việc (gồm các ban in ấn, truyền thông,địa điểm Kiết Tập ) và sinh hoạt (ăn ở, đi lại, an ninh, y tế)cho cuộc Kiết Tập với sự góp mặt của 2500 vị Kiết Tập Sư chủ yếu thuộc Phật giáo Nam Tông các xứ Tích Lan, Cambodge, Ai Lao, Miến Điện và Thái Lan (với các công việc trùng thuật, phiên dịch, kiểm định Tam Tạng) và hàng ngàn quan khách tham dự trong tư cách quan sát viên đến từ toàn cầu.
Toàn bộ thời gian làm việc trong suốt hai năm Kiết Tập được chia thành năm pháp hội:
Pháp hội thứ nhất
Sau buổi lễ khai mạc kéo dài hai ngày từ 17/5 đến 19/5/54, tất cả tăng chúng nhất trí suy cử đại lão hòa thượng Abhidhaja Maha Ratthaguru Bhaddanta Revata Nyaungyan Sayadaw làm chủ toạ đại hội Kiết Tập. Sau đó ban Kiết Tập Sư bắt đầu trùng thuật (đọc thuộc lòng) toàn bộ Luật Tạng (gồm 5 bộ trong tám cuốn, 2260 trang) qua hình thức vấn đáp.
Pháp hội thứ hai
Từ ngày 15/11/54 đến ngày 29/1/55, không kể vài ngày lễ lạc, chư Kiết Tập Sư đã dành trọn 65 (sáu mươi lăm)ngày để trùng thuật toàn bộ Trường Bộ Kinh (gồm 779 trang Pali), Trung Bộ Kinh (gồm 1206 trang Pali), và Tương Ưng Bộ Kinh (gồm 1454 trang Pali). Ngài Nyaungyan Sayadaw trực tiếp điều động và theo dõi 500 vị Kiết Tập Sư thực hiện công đoạn này.
Pháp hội thứ ba
Từ ngày 28/4/55, ban Kiết Tập Sư đã dành ra hai mươi bảy ngày để trùng thuật trọn vẹn Tăng Chi Bộ Kinh (gồm 1651 bài kinh trong 9557 trang Pali). Được biết chư thánh tăng trong cuộc Kiết Tập đầu tiên do ngài Mahàkassapa chủ toạ đã chia Tăng Chi Bộ Kinh thành 120 phần để trùng thuật.Nhưng do điều kiện hiện tại, chư Kiết Tập Sư trong cuộc Kiết Tập kỳ VI sau nhiều bàn soạn đã chia nhỏ bộ này ra thành 210 phân đoạn.
Từ ngày 30/5/55 đến 2/7/55 ban Kiết Tập Sư đã tiếp tục trùng thuật sáu bộ đầu tiên của Thắng Pháp Tạng (A Tỳ Đàm) gồm 2302 trang Pali. Như vậy trong pháp hội thứ ba này, chư tăng đã trùng thuật và hiệu chính được tất cả 11.859 trang Pali. Người được đề cử giám sát và chủ toạ suốt thời gian thực hiện pháp hội thứ ba là ngài Tăng Vương Cao Miên Jotanano Choun Nath cùng với Tăng Vương Ai Lao Prabuddhajinoros.
Pháp hội thứ tư
Cũng còn gọi là Pháp Hội Thái Lan, vì chính ngài Tăng Vương Thái Lan Vanarat Kittisobhana được mời làm chủ tọa để giám sát trên 600 vị Kiết Tập Sư trùng thuật và hiệu chính trọn bộ Patthana(gồm 2686 trang Pali) của Thắng Pháp Tạng cùng hầu hết Tiểu Bộ Kinh (Tiểu Tụng, Pháp Cú, Như Thị Thuyết, Thiên Cung Sự, Ngạ Quỷ Sự, Tăng Kệ, Ni Kệ, Tăng Bản Hạnh, Ni Bản Hạnh, Phật Tông, Hạnh Tạng cùng hai bộ Đại Tiểu Xiển Minh, không có Bổn Sanh và Vô Ngại Giải Đạo). Phần Tiểu Bộ này gồm đến 2299 trang Pali. Như vậy trong Pháp Hội thứ ba chư tăng đã trùng thuật được tổng cộng 4985 trang Pali. Toàn bộ công việc kéo dài trong suốt 54 ngày, từ 16/12/55 đến 16/2/56, không tính mấy ngày lễ.
Pháp hội thứ năm
Cũng còn gọi là Pháp Hội Tích Lan, được bắt đầu từ ngày 23/4/56 đến ngày 24/5/56 và vị chủ trì là ngài Welivita Dharmakirti, tăng trưởng bộ phái Syamanikaya ở Kandy (Tích Lan). Trong thời gian này chư Kiết Tập Sư đã trùng thuật và hiệu chính các bộ Patha, Milindapanha, Netti, Petakopadesa và Patisambhidamagga.
Sau khi đại hội Kiết Tập Tam Tạng kỳ VI hoàn mãn, tất cả cơ sở hạ tầng được sử dụng trong đại hội đã lập tức được đổi dạng thành những trung tâm văn hoá quan trọng của Phật Giáo bao gồm một trường đại học, một thư viện quốc gia và các thư quán (nhà xuất bản), ấn quán.
Saṅgha: Thuật ngữ này có nhiều nghĩa:
1) Sāvakasaṅgha: Chỉ cho tám tầng thánh trí của hàng Thanh Văn, từ Sơ Đạo đến Tứ Quả. Tức đôi lúc Tăng Bảo phải được hiểu là các vị thánh đệ tử của đức Phật.
2) Sammutisaṅgha: Chỉ cho một nhóm tỷ kheo hay tỷ kheo ni có ít nhất bốn vị. Nhưng số lượng này không đủ cho ba loại tăng sự Giới Đàn, Tự Tứ, Phục Vị (abbhānakamma). Năm vị thì có thể làm thêm tăng sự Tự Tứ. Mười vị có thể đủ cho hầu hết tăng sự, trừ Phục Vị. Hai mươi vị là con số tối thiểu để thực hiện tất cả tăng sự. Luật Tạng gọi nhóm tỷ kheo hai hoặc ba vị là Gaṇa (chúng), một vị là Puggala (cá nhân). Các tăng sự sau đây luôn phải do tăng chúng (saṅgha) thực hiện, dưới 4 vị không thể làm được: Apalokanakamma, Ñattikamma, Ñattidutiyakamma, Ñattidutiyakamma.
Saṅghabhatta: Bữa ăn được cúng dường cho tăng chúng tại một trú xứ nào đó.
Saṅghabheda: Sự chia rẽ trong tăng chúng. Cullavagga giải thích rõ ràng rằng khi có một nhóm tỷ kheo tách nhau ra thành hai phe, chỉ cần bên chơn tăng (dhammavādī) có số lượng tối thiểu bốn vị và bên gian tăng (adhammavādī) có số lượng tối thiểu năm vị, thì đó mới được gọi là một cuộc chia rẽ Tăng-già. Nếu dưới hai con số tối thiểu trên đây, thì trường hợp xích mích này chỉ được gọi là Saṅgharāji (tăng chúng tranh sự).
Điều đặc biệt là chỉ trường hợp chia rẽ do chính các tỷ kheo thực hiện mới gọi là Saṅghabheda, chuyện xảy ra do các đối tượng ngoài ra (kể cả tỷ kheo ni) không kể là Saṅghabheda, vì họ đều là người ngoài cuộc. Và sự chia rẽ tăng chúng chỉ hình thành khi vấn đề tranh cãi giữa các tỷ kheo thuộc về lĩnh vực kinh luật giáo nghĩa, như cãi nhau cái gì là Phật ngôn hay không phải Phật ngôn, việc đó hợp luật hay sái luật. Chuyện bất đồng mang tính cá nhân không thể xem là lý do đáng kể.
Tỷ kheo cố ý chia rẽ tăng chúng bất chấp sự khuyên răn của tăng chúng (ba lần), thì phạm tội Tăng Tàn.
Saṅghabhedaka: Chữ gọi vị tỷ kheo cố ý đem vấn đề kinh luật ra làm cớ để chia rẽ tăng chúng. Chỉ có tỷ kheo mới có thể làm việc này. Và sau ba lần từ chối lời cảnh tỉnh của tăng chúng, đương sự phạm tội Tăng Tàn.
Saṅgharāji: Xem chữ Saṅghabheda.
Saṅghasāmaggī: Sơn Môn Đạo Tình. Ngay sau khi trong tăng chúng có xảy ra chuyện bất hoà nghiêm trọng, các tỷ kheo nên nhân một tăng sự nào đó hay tranh thủ ngày Bố Tát sớm nhất để triệu tập tất cả tăng chúng, kể cả tỷ kheo đang bệnh, để dùng Nhị Tác Bạch tuyên ngôn kêu gọi sự đoàn kết và sau đó cùng nhau làm Phát Lộ (có tụng giới bổn). trường hợp này được gọi là tăng sự khôi phục Sơn Môn Đạo Tình.
Saṅghāṭi: Tức y Tăng-Già-Lê của tỷ kheo, thường được may hai lớp. Trong trường hợp dùng vải Phấn Tảo, y này có thể nhiều lớp hơn. Kích thước y Tăng-Già-Lê của tỷ kheo không được lớn hơn Tăng-Già-Lê của đức Phật, tức là chiều dài phải dưới chín gang tay đức Phật và chiều ngang phải dưới sáu gang của Ngài (Sugatacīvarappamāṇa). Khuddakasikkhā giải thích thượng y (y vai trái) phải có cùng kích thước với y Tăng-Già-Lê. Hạ y (y nội) phải có kích thước nhất định là chiều dài bốn khuỷu tay (hắc tay) cộng với một nắm tay (muṭṭhi) của tỷ kheo (người sở hữu y) và chiều ngang hai khuỷu tay cộng thêm một nắm tay, cũng của người mặc.
Theo luật, tỷ kheo không được xa rời tam y một đêm nào cả, ngay cả lúc vào khu dân cư cũng phải có đủ ba y, trừ trường hợp đặc biệt như lúc bệnh hoạn hay trong thời gian năm tháng sau ngày thọ y Kaṭhina.
Do y Tăng-Già-Lê quá nặng nề, nên ngoài mùa lạnh tỷ kheo có thể không cần đem đắp lên người (pāru-pana) như y vai trái, chỉ việc vắt lên vai cũng được. Tỷ kheo không được lạm dụng Tăng-Già-Lê vào những việc bất xứng, như trải để ngồi hay dùng để lau phủi chỗ dơ. Tội Tác Ác.
Saṅghāṇi: Một loại trang sức đeo ở thắt lưng.
Saṅghādisesa: Các bản Hán dịch đều gọi là Tăng Tàn. Đây là tên gọi loại trọng giới có mức nghiêm trọng chỉ đứng sau tội Ba-La-Di. Tỷ kheo phạm tội này tối thiểu phải qua sáu đêm khổ nhục và một tăng hội ít nhất hai mươi vị mới đủ để giải trừ tội trạng.
Theo bộ Kaṅkhā-vitaraṇī, sở dĩ gọi là Saṅghādisesa (Tăng Tàn) vì từ ngày đầu tiên tỷ kheo xưng tội đến khi tội được giải trừ, giai đoạn nào cũng phải do tập thể tăng chúng đứng ra, không thể do một cá nhân lo liệu được (Saṅgho ādimhi ceva sese ca icchitabbo assāti saṅghādiseso).
Giới Tăng Tàn của tỷ kheo có mười ba điều. Chín điều đầu gọi là Tức Phạm (paṭhamāpattikā), nghĩa là tỷ kheo vừa làm xong chuyện cấm thì phạm tội ngay. Bốn điều Tăng Tàn sau gọi là Tiệm Phạm (Yāvatatiyakā), những tội chỉ bị xem là vi phạm sau ba lần tuyên ngôn khuyên răn bất thành của tăng chúng.
Xem thêm các chữ Mānatta, Parivāsa.
Saññāvimokkā-āpatti: Chữ gọi những tội bị phạm do sự cố ý (vì cũng có trường hợp dù vô tình cũng là phạm tội).
Satavalika: Kiểu quấn y nội thành quá nhiều nếp khi mặc, không đúng luật, tội Tác Ác.
Sativinaya: Ức Niệm Diệt Tránh. Chữ gọi trường hợp chư tăng dùng bốn bận tuyên ngôn để xác định một tỷ kheo là bậc La-Hán để đương sự được quyền miễn trừ trước một cáo buộc nào đó.
Theo Samantapāsādikā, tăng sự này đòi hỏi năm điều kiện: Tỷ kheo bị cáo buộc kia đúng là người vô tội (suddhassa anāpattikassa dānaṃ ekaṃ), có người cáo buộc (anuvāditassa dānaṃ ekaṃ), tỷ kheo bị cáo buộc có lời yêu cầu tăng chúng xác định tình trạng vô nhiễm của mình (yācitassa dānaṃ), lời xác định kia phải do tập thể tăng, không thể là một cá nhân nào (saṅghena dānaṃ ekaṃ), lời xác định kia đúng với sự thật (dhammena samaggena).
Sattabbhantara-sīmā: Khi các tỷ kheo muốn làm Bố Tát trong một khu rừng mênh mông thì khu vực bán kính bảy Abbhantara chung quanh chỗ tăng hội lúc đó trở thành một khu vực Sīmā tạm thời, không cần tuyên ngôn kiết giới hay vật mốc làm dấu ranh. Mỗi Abbhantara được xác định tương đương với hai mươi tám khuỷu tay của người trung bình. Vậy bảy Abbhan-tara là 196 khuỷu tay (gọi theo chữ cũ là hắc tay).
Sattāhakaraṇīya: Nghĩa bóng là duyên sự chính đáng. Khi tỷ kheo đã nguyện kiết hạ ba tháng mùa mưa ở nới nào đó, nếu không có một lý do hợp luật (xin xem chữ Vassāvāsa) thì không thể rời khỏi chỗ nhập hạ quá một đêm dù ban ngày có thể đi đâu đó để làm các Phật sự như tụng kinh, nghe pháp, thăm hỏi trưởng lão. Thuật ngữ trên đây được dùng gọi chung những công việc quan trọng không thể làm ngơ, phải nguyện rời trú xứ cách đêm, để hoàn tất công việc trong vòng bảy ngày. Nghĩa đen của chữ Pāli này là những việc phải làm xong trong bảy hôm, và trước lúc ra đi tỷ kheo phải chú nguyện sẽ trở về đúng hạn, không lâu quá bảy ngày.
Sattāhakālika: Châu Hạn Dược. Chữ gọi chung năm thứ được xem là dược phẩm như bơ đặc (navanīta), bơ lỏng (Sappi), mật ong (madhu), mật mía (phānita) và dầu ăn. Tỷ kheo bệnh chỉ được giữ năm món này trong bảy ngày, lâu hơn sẽ phạm tội Xả Đọa.
Sattu: Bánh làm bằng bột ngũ cốc. Chữ này cũng để gọi một thứ bột có trộn nghệ dùng để giữ kim may khỏi rỉ sét.
Satthaka: Loại dao nhỏ dùng trong việc may vá.
Satthakamma: Sự mổ xẻ hay phẩu thuật. Tỷ kheo có thể để người khác mổ xẻ để trị bệnh, nhưng nên tránh để thầy thuốc làm việc nhiều ở chỗ kín. Theo Mahāvagga.
Satthakadaṇḍa: Cán dao. Tỷ kheo nên tránh các chất liệu quý kim, bảo thạch.
Satthalūkha(cīvara): Một tên gọi khác của y áo tăng ni nói chung. Vì đức Phật cấm chế y áo tăng ni không được là một tấm vải nguyên, vốn dễ gợi lòng tham cho người khác (và bản thân mình), nên y phải được may lại bằng nhiều miếng vải rời theo hình thức một miếng ruộng với các ô vuông và chữ nhật liền nhau (xem chữ Cīvara). Xin đừng nhầm lẫn với kiểu y bá nạp có hàng trăm mảnh ghép nối cầu kỳ và lập dị hơn là đơn giản, thanh bần. Nghĩa đen của thuật ngữ này là thứ y phục được làm xấu đi bằng những đường cắt của dao kéo.
Saddhādeyyavinipātanā: Thất Cách Thọ Dụng. Nghĩa bóng của chữ này là trường hợp tỷ kheo đem tài vật cá nhân biếu tặng những đối tượng nằm ngoài tăng chúng hay cha mẹ. Đó cũng là một cách cô phụ tấm lòng những thí chủ dâng cúng cho mình với ý nghĩa hộ trì phạm hạnh khi sử dụng lễ phẩm không đúng chỗ. Theo Mahāvagga.
Saddhivihārika: Chữ gọi vị tỷ kheo hay sa-di đệ tử, người được mình tế độ cho thọ giới xuất gia (trao truyền giới phẩm) và theo luật thì thầy trò phải sống gần nhau ít nhất năm năm. Từ đó mới có chữ Saddhivihārika tức người đệ tử đồng trú.
Theo Luật Tạng, tình nghĩa thầy trò trong tăng chúng không khác gì quan hệ phụ tử. Khi thầy hay trò hữu sự (lâm nạn hay bị xử phạt) thì người kia không nên bỏ mặc. Trong mọi sự, người đệ tử không nên hành xử theo ý riêng mà không xin phép thầy tế độ. Nếu thầy tế độ hoàn tục, qua đời, hoặc không còn điều kiện sống gần nữa, đệ tử phải tìm đến y chỉ nơi một tỷ kheo trưởng lão mà mình nghĩ là xứng đáng.
Saddhivihārī = Saddhivihārika.
Santaruttara: Tình trạng không giữ đủ tam y. Nếu dịch sát, chữ này nghĩa là chỉ có hạ y tức y nội (antaravā-saka) và thượng y tức y vai trái (uttarasanga) mà không có thêm Tăng-Già-Lê. Tỷ kheo không được vào khu dân cư trong tình trạng không có đủ tam y. Chỉ trường hợp đặc biệt như khi tỷ kheo bệnh, lúc đi sông suối vào các tháng mưa, hay trong thời gian năm tháng sau ngày thọ tăng y.
Santhata: Loại chiếu hay thảm len được dán keo, không phải do đan hay dệt. Tỷ kheo không được dùng loại thảm có pha trộn tơ tằm hay lông cừu. Tội Xả-Đọa. Thảm len hợp luật phải có ít nhất một nửa diện tích là màu đen và đã đươc ai đó sử dụng tối thiểu sáu năm trước khi đến tay tỷ kheo.
Sanniṭṭhānantika: Một trong tám lý do khiến tỷ kheo làm hỏng ý nghĩa tăng y (làm mất năm tháng đặc quyền) là ý định ra đi không trở lại trú xứ vừa thọ y.
Sannidhikāraka: Thuật ngöõ gọi sự cất giữ, tích lũy thức ăn. Tăng ni không được giữ lại thức ăn cách đêm. Thậm chí có những món được xem là thuốc trị bệnh (gồm mật ong, mật mía, bơ đặc, bơ lỏng và dầu ăn) cũng chỉ được cất giữ không quá bảy ngày. Các món thuốc men ngoài ra có thể giữ bao lâu tùy thích, dĩ nhiên tránh việc chất đống với số lượng quá mức cần thiết.
Sapadānacārikā: Tuần tự hóa duyên, chữ gọi phép đi khất thực không bỏ sót nhà nào với ý lựa chọn. Đồng thời cũng có nghĩa là hạnh khất thực mỗi ngày không gián đoạn của tỷ kheo trì hạnh Đầu-Đà (sapadāna-carika).
Saparikkamana: Sự quảng khoát cần có ở một miếng đất được tỷ kheo chọn làm nơi xây dựng trú xứ. Tính từ vách nhà phải đủ chỗ cho một con bò kéo cày hay có thể bắt thang. Tỷ kheo phải luôn có được sự chỉ định của chư tăng về vị trí xây cất (vatthudesanā) trước khi xây cất am thất riêng cho mình.
Sappaṭikamma-āpatti: Chữ gọi tất cả các tội có thể giải trừ sau khi vi phạm, nghĩa là chỉ trừ ra tội Ba-La-Di.
Sappi: Bơ lỏng (ghee), một trong năm thứ dược phẩm mà tăng ni có quyền cất giữ trong bảy ngày. Vì thời xưa bơ lỏng là thứ đắt đỏ, tăng ni không được xin về để dùng như thực phẩm.
Sabbakaṇha-cīvara: Hắc y, y thuần một màu đen. Tăng ni không được dùng.
Sabbatthapaññatti: Từ gọi chung những học giới được cấm chế không hạn chế địa phương, nghĩa là ở đâu cũng phải tuân hành như vậy.
Sabbanīlaka-cīvara: Thanh y, y thuần một màu xanh. Tăng ni không được dùng.
Sabbapītaka-cīvara: Y được nhuộm chỉ bằng màu vàng, không pha thêm màu khác. Tăng ni không được dùng.
Sabbamañjitthaka: Y nhuộm màu đỏ thẩm. Tăng ni không được dùng.
Sabbamattikamayakuṭikā: Loại am thất làm từ đất nung nguyên khối, bằng cách đắp đất sét thành hình dạng nhà ở rồi chất than hay củi nung chín như cách người ta làm đồ gốm. Không hợp luật.
Sabbamahāraṅgaratta-cīvara: Loại y có màu đỏ rực như lưng rết, không hợp luật.
Sabbamahānāmaratta-cīvara: Y có màu nhuộm vằn đốm như một chiếc lá sắp khô. Không hợp luật.
Sabbalohitaka-cīvara: Y nhuộm tuyền một màu đỏ máu, không hợp luật.
Sabhāgāpatti: Đồng tội. Chữ gọi trường hợp từ hai tỷ kheo trở lên phạm cùng một học giới giống nhau, như cùng ăn chiều mà chưa sám hối. Những vị như vậy không thể sám tội với nhau được, cả hai phải tìm vị khác hoặc một trong hai sau khi được trong sạch quay lại cho người kia sám tội với mình.
Samaṇuddesa = Sāmaṇera.
Samaṇakappa: Chữ gọi chung những thứ vật chất hay thực phẩm đã được hợp thức hoá để tỷ kheo có thể sử dụng. Chẳng hạn trái cây phải được lấy hột ra tỷ kheo mới có thể thọ thực. Có nhiều cách hợp thức hóa: Dùng lửa (aggiparicita), dùng dao hay vật nhọn (satthaparicita) và dùng móng tay (nakhaparicita). Đôi lúc chỉ một dấu cắt sơ sài hay một vết móng cào nhẹ cũng có thể xem là hợp luật.
Samaṇakuttaka: Sa-môn giả hiệu, chữ gọi người tự đắp giáo phục để dễ dàng kiếm sống.
Samaṇabhatta-samaya: Lời mời ăn dành cho tu sĩ các tông phái nói chung, kể cả với tỷ kheo Phật giáo.
Samatha: Phép Diệt Tránh hay Tịnh Tranh, chữ gọi bày phương thức giàn xếp rắc rối tranh cãi trong tăng chúng. Chẳng hạn triệu tập các đương sự để cùng giải quyết trước mặt nhau, hay trưng cầu ý kiến tập thể, hoặc chư tăng cùng nhất trí lờ luôn chuyện đó không nhắc đến nữa. Đặc biệt nhất là trường hợp dùng tăng lệnh xác định một bị cáo nào đó là bậc La-Hán được miễn trừ hoàn toàn các cáo buộc. Dĩ nhiên ngày nay không còn cơ hội để áp dụng cả bảy phương thức này. Xin xem thêm trong Giới Bổn tỷ kheo về bảy phép Tịnh Tranh.
Samānasaṃvāsasīmā: Từ gọi một khu vực cương giới đã được chư tăng dùng tuyên ngôn và các vật mốc để xác định là địa điểm thực hiện các tăng sự. Xem chữ Sīmā.
Samānāsanika: Bạn đồng tọa, chữ gọi chung các tỷ kheo chỉ chênh lệch nhau từ ba hạ trở xuống có thể ngồi ngang nhau. Có nghĩa là một tỷ kheo năm hạ có thể ngồi chung với tỷ kheo ba hạ. Đó là nói trường hợp chỗ ngồi là một chiếc giường hay ghế có thể chứa nhiều người. Đặc biệt tỷ kheo phải tránh ngồi gần phụ nữ, hay bán nam bán nữ trong những chỗ ngồi có vẻ gần gũi, dễ chung đụng như vậy.
Samuṭṭhāna: Tội căn, hay điều kiện căn bản để cấu thành một tội trong Luật Tạng, ở đây nói đến ba nghiệp môn (thân, khẩu, ý). Trong bộ Parivāra có kể chi tiết mười ba trường hợp, nhưng đại lược là có những tội chỉ do thân môn hay khẩu môn cộng với ý môn đã đủ thành tội, có trường hợp phải hội đủ cả ba nghiệp môn mới kể là phạm tội, có trường hợp chỉ hình thành từ một nghiệp môn.
Samodhānaparivāsa: Huân Tội Cấm Phòng, chữ gọi trường hợp tỷ kheo phải chịu thêm ngày cấm phòng khi chưa giải trừ xong tội một Tăng Tàn. Tức phạm thêm tội Tăng Tàn khác trong lúc đang thụ phạt cấm phòng (parivāsa) hay trong thời gian sáu đêm Khiêm Hạnh. Xem chữ Parivāsa.
Sambādha: Chữ gọi tất cả những chỗ kín trong thân thể tỷ kheo, như nách, háng, hậu môn và bộ phận sinh dục. Tỷ kheo nên đặc biệt tránh việc phơi bày những chỗ này cho người khác nhìn thấy, kể cả lúc chữa bệnh. Tăng ni cũng không được cạo bỏ lông chỗ kín, trừ lúc trị thương.
Sambhāraseda: Cách trị bệnh thống phong (gout) bằng việc dùng các loại lá thuốc để xông hơi.
Sammajjanī: Cây chổi quét nhà.
Sammukhavikappanā: Xem chữ Parammukhavikappanā.
Sammukha-vinaya: Diện Tiền Tịnh Tranh. Một trong bảy phép Tịnh Tranh, giải quyết tranh cãi trong tăng chúng bằng cách triệu tập các đương sự đến trước tập thể để cùng giàn xếp. Có bốn tiêu chuẩn để làm nên một tăng sự loại này: Phải có sự hiện diện của tăng chúng (saṅghasammukhatā), phải có vấn đề tranh cãi cụ thể (dhammasammukhatā), giải pháp phải hợp luật (vinayasammukhatā), và cả hai phe tranh cãi phải cùng có mặt (puggalasammukhatā).
Phép Tịnh Tranh này được áp dụng cho một trong bốn trường hợp Vivādādhikaraṇa, Anuvādādhikaraṇa, Āpattādhikaraṇa, Kiccādhikaraṇa. Đôi lúc sự vụ được giao cho một nhóm hay một cá nhân tỷ kheo nào đó giải quyết (cách ủy nhiệm-Ubbāhika), cũng được gọi là Diện Tiền Tịnh Tranh.
Sammutikappiyabhūmi: Nhà kho hay chỗ cất giữ vật dụng hay lễ phẩm của chung tăng chúng một trú xứ, do chính chư tăng chỉ định vị trí và đề cử người chịu trách nhiệm trông coi.
Sarabhañña: Lối tụng kinh cao giọng, hợp luật, nhưng tỷ kheo không được tụng kinh như hát, trái luật.
Saritaka: Chữ gọi chung bột đá hay cát nhuyễn dùng giữ kim may khỏi bị sét.
Saritakasipāṭikā: Chữ gọi chung các loại giấy nhám hay vải có bôi sáp hoặc cát mịn để giữ kim may không bị sét.
Salākaggāha: Sự bỏ phiếu hay việc bỏ thăm. Một trong những cách trưng cầu ý kiến tăng chúng hay tìm nhân tuyển cho một sự vụ nào đó. Xem chữ Yebhuyyasika-vinaya.
Salākaggāhāpaka: Chữ gọi vị tỷ kheo có trách nhiệm đi gom lại các lá thăm (phiếu) sau một cuộc bỏ thăm của tăng chúng cho vấn đề gì đó. Xem chữ Yebhuyyasika-vinaya.
Salāka-vātapāna: Loại cửa sổ có các chấn song.
Salāka: Lá phiếu, lá thăm dùng trong các buổi trưng cầu hay thăm dò ý kiến hoặc tìm nhân tuyển. Chữ này cũng để gọi thanh gỗ được chèn giữa hai lớp vải trong lúc may y, không để đường chỉ xuyên qua cả hai lớp vải.
Salākabhatta: Đầu Phiếu Trai Phạn. Bữa ăn được cúng dường cho chư tăng qua cách rút thăm xem vị nào được đi. Đó là trường hợp có cùng lúc nhiều thí chủ mời thỉnh hay tổng số tỷ kheo đông hơn con số được thí chủ nêu ra.
Salākodhāniya: Cái giá để gác cây que chấm thuốc nhỏ mắt. Xem chữ añjanīsalāka.
Saddhivihārinī = Sahajīvinī: Nữ đồ hay nữ đệ tử hay người nữ được tỷ kheo ni truyền giới cho xuất gia. Tình thầy trò bên ni chúng cũng phải được trân trọng như tình mẫu tử.
Sahubbhāra: Một trong tám trường hợp tỷ kheo làm hỏng mất các đặc quyền sau ngày thọ tăng y do rời khỏi trú xứ để tìm y với ý sẽ trở về, nhưng sau đó lại đổi ý và nhường lại cho vị khác thọ y Kaṭhina.
Sajīva: Điều huyết mạch hay vấn đề cốt tử. Đây là chữ đồng nghĩa với từ Học Giới (sikkhā) của tăng ni. Nghĩa đen của chữ này là những điều mà tăng ni phải suốt đời giữ lấy, chúng chính là sinh mạng của đời sống phạm hạnh, danh xưng tăng ni chỉ tồn tại qua các học giới. Đây cũng là lời giải thích vì sao trong Tương Ưng Bộ đức Phật đã gọi vị tỷ kheo hoàn tục là người tự sát.
Sāṭiyaggāhāpaka: Chữ gọi tỷ kheo thay mặt tăng chúng nhận y hay vải may y từ thí chủ.
Sāṇa: Một loại vải thô xấu dệt từ xơ cây, hợp luật.
Sādhāraṇapaññatti: Phổ Chế (chữ Biến Chế rất đắc cách nhưng dễ bị hiểu lầm). Từ gọi những học giới được cấm chế chung cho cả hai phía tăng ni.
Sāmaṃ-pakkaṃ-piṇḍaṃ: Chữ gọi chung những món ăn không cần nấu nướng, đã chín sẵn hoặc có thể ăn ngay. Theo luật, tỷ kheo không được tự tay nấu ăn nên khi khất thực chỉ nên nhận các món ăn loại này.
Sāmaggī-uposatha: Tăng Hòa Bố Tát. Chữ gọi lễ Bố Tát được thực hiện ngay khi tăng chúng đang cần có cơ hội để tái hiện sự đoàn kết từ một cuộc xích mích vừa xảy ra. Xem chữ Saṅgha-samaggī.
Sāmaṇera: Sa-di, giới phẩm chuẩn bị cho một người nam trước khi thọ đại giới để trở thành tỷ kheo. Hạn tuổi tối thiểu của Sa-di có thể chỉ là bảy tuổi, đủ trí khôn để xua đuổi một bầy quạ. Và một Sa-di phải giữ tròn Thập giới (tính hẹp) hay 105 giới (tính rộng). Trong đó có mười điều sau khi vi phạm coi như phải hoàn tục hay tái thọ Sa-di giới: Đó là năm điều giống hệt ngũ giới của cư sĩ, cộng thêm ba tội phỉ báng Tam Bảo và sách nhiễu tình dục tỷ kheo ni (xem chữ Bhik-khunīdūsaka). Đặc biệt điều cuối cùng này bị xem là tương đương với tội Ba-La-Di của tỷ kheo, nghĩa là suốt đời không được đắp y trở lại, dù ở giới phẩm nào. Khi vi phạm các học giới còn lại, Sa-di chỉ bị xử phạt tượng trưng.
Cũng giống trường hợp tỷ kheo, người muốn thọ giới Sa-di cũng không thể là người có các vấn đề về pháp luật, xã hội hay sức khỏe như dị dạng hay nan y tuyệt chứng.
Chữ Sāmaṇera nghĩa đen là con của Sa-Môn (tỷ kheo) có chữ đồng nghĩa là Samaṇuddesa, người tháp tùng tỷ kheo hay Sa Môn thứ phẩm.
Sāmaṇerapesaka: Chữ gọi vị tỷ kheo có trách nhiệm giao việc cho Sa-di.
Sāmaṇerī: Sa-Di-Ni, giới phẩm thấp nhất trong ni chúng, giai đoạn chuẩn bị cho hai năm Học Nữ (sikkhāmānā) trước khi thọ giới tỷ kheo ni.
Sālūkapāna: Nước ép từ rễ sen hay súng, tỷ kheo có thể dùng buổi chiều.
Sāvajjapaññatti: Chế Ác học giới. Chữ gọi những học giới có nội dung ngăn cấm những điều bất thiện trong cách nhìn của cả ngoài đời trong đạo. Chẳng hạn các học giới giống với ngũ giới, đạo đời đều nhận là chuyện không nên.
Sāvanantikā: Một trong tám trường hợp tỷ kheo làm hỏng các đặc quyền sau ngày thọ y Kaṭhina. Xem chữ Kaṭhina-uddhāra.
Sāvasesā-āpatti: Tội Khả Phục. Chữ gọi sáu loại tội sau của giới bổn, trừ ra tội Ba-La-Di (tội bị gọi là Anavasesāpatti, tội tuyệt hậu). Sáu tội trên đây được gọi thế vì tăng ni sau khi vi phạm vẫn còn phương tái phục.
Sikkāsammuti: Theo luật thì tỷ kheo vô bệnh không được đeo bình bát bằng dây (sikkā), và phải ôm bát bằng hai tay. Nhưng trường hợp tỷ kheo bệnh thì được đặc cách xài được. Chuyện đặc cách này được gọi là Sikkā-sammuti, lệnh tăng cho đeo dây bát!
Sikkhāmānā: Học nữ hay Thất Xoa Ma Na, giới phẩm trên Sa di ni và dưới tỷ kheo ni. Giai đoạn Học Nữ chỉ kéo dài hai năm, không thể nhiều hay ít hơn và đây là giới phẩm bắt buộc phải trải qua trước khi thọ giới tỷ kheo ni. Học Nữ chỉ giữ sáu học giới (giống hệt Đạo sĩ giới) là ngũ giới cộng thêm giới cấm ăn sau ngọ.
Phụ nữ đã có chồng rồi xuất gia làm Học Nữ (sau khi là Sa-di ni) thì gọi là Gihīgatā-sikkhāmānā (Bán thế học nữ). Gái chưa chồng đã đi xuất gia làm Học Nữ thì gọi Kumāribhūtasikkhāmānā (Đồng Xử Học nữ) hay Mahā-sikkhāmānā (Đại Học nữ). Vì thời xưa có tục tảo hôn, nên luật có quy định Bán thế học nữ phải trên mười tuổi (có chỗ nói cụ thể là từ mười hai tuổi), nhưng gái chưa chồng thì phải tối thiểu mười tám tuổi mới được tu lên Đồng Xử Học Nữ. Phải chăng việc từng trải cũng giúp người ta vững vàng hơn!
Sikkhā: Đây là một chữ đa nghĩa trong Phật giáo. Có lúc chữ này có nghĩa là các học giới được đức Phật cấm chế cho tăng ni và cư sĩ nói chung. Đôi khi chữ này chỉ chung cho Tam Học. Theo giáo nghĩa Nam Truyền, Giới Học là tất cả giới luật, Định Học là pháp môn Chỉ Tịnh (samatha) và Tuệ học là pháp môn Tuệ Quán (vipassanā).
Sikkhāpaccakkhāna: Sự xả giới hay hoàn tục bằng một lời xác nhận trong tình trạng tâm trí tỉnh táo, đầy đủ ý thức. Có vậy tăng ni mới không còn là tăng ni nữa. Bộ Kankhāvitaranī giải thích rằng phải có đủ sáu yếu tố mới khiến ý xả giới có hiệu lực: Lòng quả không còn tha thiết đời phạm hạnh (citta), ý nguyện đó phải biểu tỏ bằng lời cho người khác nghe, không thể bằng chữ viết hay điệu bộ (payoga), lời tuyên bố xả giới phải nhắm ngay thời điểm hiện tại, như không thể báo trước ngày thọ giới (kāla), cả người nói lời xả giới lẫn người làm chứng đều phải trong tình trạng tỉnh táo hoàn toàn (puggala), và tăng ni phải ý thức rõ là mình đang nói lời xả giới (vijānana). Theo Cullavagga, tỷ kheo ni đã hoàn tục không thể xuất gia trở lại.
Sikkhāpaccakkhātaka: Người vừa nói lời xả giới một cách hợp luật, được kể vào các đối tượng bị khai trừ (vajjanīyapuggala) đối với tất cả tăng sự.
Sikkhāpada: Nghĩa rộng là tất cả giới luật của tăng tục. Nghĩa hẹp là hầu hết giới bổn tăng ni, trừ ra bảy phép Tịnh Tranh.
Sikkhāsammuti: Chữ gọi tăng sự của ni chúng cho phép sa-di-ni thọ giới Học nữ.
Siṅgiloṇakappa: Một trong các quan điểm của nhóm tỷ kheo Vajjīputta cho phép tỷ kheo được dùng ống đựng muối làm bằng sừng thú. Dĩ nhiên trái luật.
Sitthakatela: Một loại dầu bôi mỹ phẩm, không hợp luật.
Sitāloḷi: Thứ nước bùn lấy từ các luống cày, được dùng để hóa giải cơn phấn khích sau khi tỷ kheo uống nhầm thuốc kích dục. Xem chữ Gharadinnakābādha.
Sīpādī: Người bị bệnh phù chân voi, không được thọ đại giới.
Sīmā: Khu cương giới hay kiết giới được chư tăng ấn định ở địa điểm nào đó để làm chỗ họp chúng thực hiện các tăng sự. Có hai loại cương giới Sīmā:
1) Baddhasīmā (còn gọi Khaṇḍasīmā, Samānasaṃvāsasīmā hay Avippavāsasīmā): Tức khu vực được ấn định là cương giới sau hai lần tuyên ngôn và đòi hỏi phải có các vật mốc làm dấu ranh đất. Ngoài ý nghĩa là chỗ làm tăng sự, cũng có thể là chỗ cư ngụ của tăng chúng.
2) Abaddhasīmā: Khu cương giới được chư tăng giả định tạm thời giữa rừng núi, không cần tuyên ngôn và vật mốc, chỉ để thực hiện các tăng sự.
Vật mốc làm dấu ranh cho khu vực Sīmā có thể là núi non, cây cối, đường lộ, sông rạch, rừng rậm, ao hồ, thậm chí một gò mối hay bốn hòn đá tảng. Ý nghĩa tinh thần hay tác dụng của một khu vực Sīmā là để tăng chúng không bị manh mún, rời rạc. Làm gì cũng phải đoàn kết, hợp quần, tập trung.
Khu vực Sīmā có thể là một cây cầu lớn ngang sông hay một chiếc thuyền to, miễn là đủ kiên cố để chịu đựng sức nặng của tối thiểu hai mươi tỷ kheo và có thể tồn tại lâu ngày, tức không phải vật tạm bợ nhất thời.
Luật định trước khi tuyên ngôn kiết giới một cương giới mới, để tránh chồng chéo lên một khu Sīmā cũ, chư tăng phải thực hiện một việc mang tính thủ tục là tuyên ngôn xả bỏ giá trị của một Sīmā được giả định hay xác định là đã có sẳn ở đó. Thuật ngữ gọi đây là phép Sīmāsamūhana (giải thể cương giới cố hữu).
Khu đất Sīmā phải hoàn toàn biệt lập và liền lạc liên lũy, không thể rời rạc bằng một sự đan xen, chen kẻ bởi một không gian trung gián. Chu vi tối đa của khu Sīmā không được vượt quá ba Do-Tuần (mỗi Do-Tuần là bảy dặm Anh, một dặm Anh là 1.6 cây số). Và chỗ Sīmā hẹp nhất cũng phải đủ chỗ cho hai mươi mốt tỷ kheo ngồi thoải mái.
Từ những chi tiết trên, có đến mười một trường hợp Sīmā không hợp luật, tức không thể là nơi thực hiện các tăng sự: Sīmā quá hẹp (atikhuddā-sīmā), Sīmā quá rộng (atimahatī-sīmā), Sīmā có vật mốc không nguyên vẹn như lúc đầu (Khaṇḍanimitta-sīmā), Sīmā không có vật mốc do bị mất hay lúc tuyên ngôn vốn đã không có (animitta-sīmā), Sīmā lấy bóng che của cái gì đó làm vật mốc (chāyānimitta-sīmā), Sīmā mới nằm bên cạnh khu Sīmā cũ (bahisīme thitasammatā-sīmā), Sīmā nằm trên sông (nadiyā-sīmā), Sīmā nằm trên biển (samudde-sammatāsīmā), Sīmā nằm trên hồ thiên nhiên (jātassara-sīmā), Sīmā này giáp mí với sīmā kia (Sīmāya sīmaṃ sambhindantā sīmā), Sīmā này nằm giữa Sīmā kia (Sīmāya sīmaṃ ajjhottharantā sīmā). Theo Samantapāsādikā.
Sīmātikkantā: Một trong tám trường hợp tỷ kheo làm hỏng đặc quyền thọ tăng y khi đương sự rời khỏi trú xứ để tìm y và sau đó trở về sau khi thời hạn tìm y đã qua mất. Xem chữ Kaṭhina-uddhāra.
Sīmā-samūhana: Tăng sự giải thể sīmā cũ được giả định hay xác định là đã có sẵn nơi sắp kiết giới (khi chư tăng muốn làm lại một Sīmā mới rộng hay hẹp hơn chẳng hạn). Theo Samantapāsādikā.
Khi một Avippavāsasīmā (nơi có thể xa tam y) được xả bỏ thì ý nghĩa đồng trú của Samānasaṃvāsasīmā (nơi tăng chúng hợp quần làm các tăng sự) cũng lập tức không còn nữa.
Sīlavipatti: Giới tổn thất. Chữ gọi trường hợp tăng ni phạm vào một rong hai loại trọng giới nặng nhất trong giới bổn (Ba-La-Di và Tăng Tàn).
Sugataṅgula: "Ngón tay của đức Phật", một đơn vị đo chiều dài đặc hữu trong Luật Tạng Pāli, tương đương 2.5 cm.
Sugatavidatthi: Gang tay của đức Phật, một đơn vị đo chiều dài được xem là đặc hữu của Luật Tạng Pāli khi nói về kích thước y áo hay liêu thất của tỷ kheo. Theo Samantapāsādikā và Kaṅkhāyojanāmahāṭīkā thì một gang tay của đức Phật dài bằng ba gang tay người trung bình (majjhimapurisa) hay một khuỷu rưỡi, tính theo đơn vị Vaddhakī-hattha (khuỷu tay thợ mộc!).
Suttuddesa-uposatha = Saṅgha-uposatha.
Chữ Sutta trong hợp từ trên đây được hiểu là Pāṭimokkha. Xem chữ Uposatha.
Suttalūkha: Lối mạng y bằng những đường chỉ nhìn như tấm lưới, để vá chỗ rách hoặc để làm hoại sắc (dubbaṇṇakaraṇa) cho y bớt đẹp mắt!
Suddhantaparivāsa: Xem chữ Parivāsa.
Supaṭicchanna: Nghĩa đen là sự khéo che đậy, nghĩa bóng là sự kín đáo dễ nhìn của tăng ni khi mặc y áo: Trên phải kín cổ, kín cùi chỏ và dưới thì quá gối một cách hợp luật.
Surā: Rượu nói chung. Luật kể có bốn loại: Rượu lúa mạch (piṭṭhasurā), rượu nếp (pūvasurā), rượu gạo (odanasurā) và rượu pha hỗn hợp (kiṇṇapakkhittā). Những liệt kê đó chỉ mang tính tượng trưng, tứ chúng Phật giáo tuyệt không được ăn uống bất cứ thứ gì gây say.
Sūkarantaka: Loại dây nịt đơn giản như đuôi con heo, có móc khóa ở một đầu. Tỷ kheo được phép dùng.
Sūci: Kim may y phục, tăng ni dùng được.
Sūcikā: Chốt, then gài cửa (bolt). Chữ này cũng có nghĩa là cái chìa khóa (key).
Sūcighara = Sūcināḷikā: Hộp đựng kim chỉ. Tỷ kheo nên tránh các chất liệu quý kim, bảo thạch hay ngà, sừng, xương thú.
Sekhiyā: Ưng học pháp. Chữ gọi chung các tế hạnh được kể trong giới bổn, nội dung xây dựng nếp sinh hoạt trang nghiêm trong chuyện ăn mặc, đi đứng, nói năng. Tỷ kheo không giữ đúng sẽ phạm Tác Ác, tỷ kheo ni bị Ba Dật Đề.
Sekkhasammuti: Tên gọi một loại tăng lệnh đặc biệt nhằm đề nghị tăng ni không tiếp tục khất thực trước nhà một cư sĩ đã tận hiến gia sản cho Tam Bảo đến mức bị khánh kiệt nghiêm trọng. Dĩ nhiên nếu đương sự chủ động lên tiếng mời thỉnh hay khi lâm bệnh cần thấy chư tăng thì lại là chuyện ngoại lệ. Tỷ kheo cố ý ghé nhà người cư sĩ như vậy khi không có lý do chính đáng sẽ phạm tội Ưng Phát Lộ.
Thuật ngữ trên đây nghĩa đen là lệnh vinh danh hiền sĩ, xem cư sĩ kia giống hệt một thánh cư sĩ (sekha).
Seṇī: Chữ gọi một dạng nghiệp đoàn bao gồm các thành phần mặt mũi trong xã hội thời xưa, như thương gia và cả giới quan viên. Tuy việc ai nấy làm nhưng khi cần giải quyết chuyện công thì người nào trong đó cũng có tiếng nói. Ni chúng trước khi tế độ cho ai xuất gia phải báo cho nghiệp đoàn này biết để tránh trường hợp người xin tu kia có vấn đề về nhân thân, như gái trốn chồng hay tù vượt ngục.
Tỷ kheo ni độ kẻ xấu xuất gia mà không báo qua các tổ chức xã hội có thẩm quyền thì phạm tội Tăng Tàn.
Sedakamma: Cách xông hơi để trị bệnh thống phong.
Senāsana: Hán dịch là sàng tọa, nghĩa đen là chỗ nằm ngồi nói chung. Nhưng thuật ngữ này phải được hiểu là gồm luôn cả nơi cư ngụ. Bởi tỷ kheo xưa phần lớn đều thường xuyên sống ngoài rừng núi, vườn cây, nói chung là bên ngoài phòng ốc, nên chỗ ngồi và chỗ nằm thường chỉ là một. Và chỗ có thể nằm ngồi cũng chính là trú xứ của vị đó vậy.
Senāsanagāhā: Việc bố xứ. Chữ chỉ việc sắp xếp chỗ ở cho các tỷ kheo trong một trú xứ, đặc biệt lúc sắp vào mùa an cư.
Senāsanagāhāpaka: Vị tri xứ. Chữ gọi vị tỷ kheo có trách nhiệm sắp xếp, an bày chỗ ở cho tăng chúng trong một trú xứ.
Senāsanapaññapaka: Vị tri khách. Chữ gọi vị tỷ kheo chuyên trách an bày trú xứ cho khách tăng.
Senāsanavatta: Chữ gọi chung các bổn phận của tỷ kheo khi thường trụ tại trú xứ nào đó. Chẳng hạn các việc giữ sạch chỗ ở, coi sóc ghế giường chăn đệm, mùng mền của tập thể. Đặc biệt đối với tăng khách, tỷ kheo thường trú nên cư xử hợp lẽ và hòa ái như đối với thầy bạn hay huynh đệ thân thiết của mình.
Seyyā: Do nếp sống giản ước của tỷ kheo nguyên thủy, chữ này chỉ chung cho các thứ giường, chõng, nệm, chiếu bằng các thứ chất liệu hợp luật như lá, cỏ, rơm, vải,...Vì các vị có thể chỉ được một trong các thứ này để làm chỗ ngủ.
Sopāna: Cầu thang.
Sobhaṇa: Viền, mép, biên ngoài của y phục hay nói chung những thứ được may bằng kim chỉ.
*
[H]
Hattha: Cánh tay. Chữ này còn có nghĩa là một khuỷu tay, chữ cũ chư tăng Nam Tông Việt Nam vẫn gọi là hắc tay, tức chiều dài từ cùi chỏ ra đến đầu ngón tay giữa. Đây là một trong những đơn vị đo chiều dài thường thấy trong Luật Tạng Pāli.
Hatthacchinna: Người cụt tay, bất luận là cụt đến đâu. Hạng này không được thọ đại giới, nhưng chuyện dĩ lỡ, giới phẩm vẫn thành tựu, chỉ riêng thầy tổ phạm Tác Ác.
Hatthattharana: Thảm trải trên lưng voi. Tỷ kheo có thể bất đắc dĩ ngồi được, nhưng không thể nằm trên đó.
Hatthapallatthikā: Cách ngồi bó gối, hai tay vòng lấy đầu gối.
Hatthapādacchinna: Người cụt hết tay chân, không thể thọ đại giới. Nhưng nếu chuyện dĩ lỡ, giới phẩm vẫn thành tựu, chỉ thầy tổ bị tội Tác Ác.
Hatthābharaṇa: Gọi chung đồ trang sức đeo tay.
Hatthisoṇḍaka: Cách quấn y nội cuộn tròn phía trước, nhìn như vòi voi, không đúng luật.
Hammiya: Kiểu nhà nhiều phòng và tầng trên có một phòng lớn thay cho mái vòm. Tăng chúng có quyền xây cất và cư ngụ tập thể.
Hammiyagabbha: Gian phòng chính ở tầng trên của kiểu kiến trúc Hammiya. Xem chữ Hammiya.
-ooOoo-
from https://theravada.vn/thuat-ngu-luat-tang-pali-tu-b-h-ty-khuu-giac-nguyen/
from Theravada - Blog https://theravadavn.weebly.com/blog/thuat-ngu-luat-tang-pali-tu-b-h-ty-khuu-giac-nguyen
0 notes
Text
THUẬT NGỮ LUẬT TẠNG PĀLI – TỪ B-H – TỲ KHƯU GIÁC NGUYÊN
MẪU TỰ PĀLI
Xin tra các mục từ trong sách theo trật tự của bảng mẫu tự Pāli này:
A
Ā
I
Ī
U
Ū
E
O
K
Kh
G
Gh
Ṅ
C
Ch
J
Jh
Ñ
Ṭ
Ṭh
D
Ḍh
Ṇ
T
Th
D
Dh
N
P
Ph
B
Bh
M
Y
R
L
V
S
H
Ḷ
Ṃ
-ooOoo-
[B]
Baddhasīmā: Khu vực kiết giới có dùng vật mốc (nimitta), chẳng hạn bốn hòn đá đặt ở bốn góc. Có tám thứ có thể dùng làm vật mốc cho khu vực Sīmā: Núi non, đá tảng, rừng cây, đường đi, ao hồ, gò mối, gốc cây.
Badhira: Người điếc, không được thọ đại giới. Nhưng nếu dĩ lỡ, giới phẩm vẫn thành tựu, chỉ riêng thầy tổ phạm Tác Ác.
Bāhanta: Xem chữ Cīvara.
Bāhiralomī-uṇṇī: Một loại thảm có viền lông thú, không hợp luật.
Bidalaka: Cây xiên bằng tre đặt dưới khung gỗ may y (kaṭhina), để nâng lá y lúc đang may.
Bidalamañca: T���m vạt bằng tre hay lau sậy, dùng thay giường. Tỷ kheo có thể sử dụng.
Bimbohana: Gối kê đầu. Kích thước của gối chỉ nên vừa đủ (sīsappamāṇa). Luật cấm tỷ kheo dùng gối lớn quá mức cần thiết, tội Tác Ác. Theo Cullavagga, chiều rộng của gối không quá một gang cộng bốn ngón tay của tỷ kheo. Tỷ kheo phải biết giữ gìn khi dùng gối kê đã được dâng chung cho tăng chúng. Bê bối, bừa bãi phạm tội Tác Ác.
Bilālasankhalikāchanda: Khi tỷ kheo mắc trọng sự không thể đến dự tăng sự nào đó thì có quyền gửi lời Nhất Trí (chanda) đến chư tăng thông qua một bạn tu. Đôi lúc tỷ kheo nhận chuyển lời Nhất Trí này lại bàn giao cho một vị khác, cứ thế qua trung gian từ bốn vị trở lên. Lời Nhất Trí lúc này được gọi là Lời Nhắn Trôi Nổi hay Chuyền Tay như một xâu chuỗi, và không còn giá trị nữa.
Bilālasankhalikapārisuddhi: Xem chữ Pārisuddhi.
Bundikābaddhapītha: Chiếc ghế được làm từ một khối gỗ nguyên, không qua ghép nối.
Bundikābaddhamañca: Chiếc giường làm từ một khối gỗ nguyên, không phải lắp ráp. Hợp luật.
Byatta: Vị tỷ kheo tinh thông giới luật.
Brahmadaṇḍa: Từ thường gọi là phép phạt Phạm Đàn, một hình thức xử phạt giống như tẩy chay đối với tỷ kheo có thái độ phạm thượng hay xúc phạm bạn tu ở mức nghiêm trọng. Nghi thức xử phạt được thực hiện với tăng sự Apalokanakamma và sau đó tăng chúng không giao tiếp với đương sự bằng bất cứ hình thức nào, đại khái bỏ rơi không nhắc nhở đến nữa.
Người đầu tiên bị xử phạt Phạm Đàn là tỷ kheo Channa (người từng hầu hạ thái tử Tất Đạt và đưa ngài bỏ ngôi đi tu). Chuyện xảy ra ngay sau khi Thế Tôn viên tịch, theo lời đề nghị của chính Ngài trước đó không lâu, nhằm giúp vị này bỏ ý cậy công với Phật và tinh tấn tu học. Nhờ vậy, sau đó tỷ kheo Channa (Sa-Nặc) đã chứng quả La Hán.
*
[Bh]
Bhaṅga: Một loại vải thô làm từ xơ cây Bhaṅga. Đây là một trong sáu loại vải tỷ kheo được dùng làm y (năm loại vải kia là Khoma, Kambala, Koseyya, Sāna và Kappāsika). Xem ở các mục từ này.
Bhaṅgodaka: Một loại thuốc nước dùng trị bệnh thống phong (aṅgavatā), làm từ các loại lá cây nấu chung nhau. Có lẽ gần giống với nồi xông của Việt Nam. Hợp luật.
Bhaṇḍāgāra: Kho chứa y áo hay vật dụng của tăng chúng ở một tự viện qua một quyết định chung của các tỷ kheo với một Nhị Tác Bạch tuyên ngôn.
Bhaṇḍāgārika(bhikkhu): Từ gọi vị tỷ kheo được tăng chúng tín nhiệm giao cho trách nhiệm chăm sóc nhà kho của tập thể.
Bhaṇḍukamma: Việc thí phát (cạo tóc). Khi có người đến xin xuất gia, tỷ kheo không được tùy tiện cạo tóc đương sự, phải trình tăng trước.
Bhattagga: Trai đường, phòng ăn của các tỷ kheo trong một trú xứ.
Bhattaggavatta: Những việc tỷ kheo phải làm ở một trai đường. Chẳng hạn việc vào ra trước sau phải theo hạ lạp, mọi sự vị nhỏ phải chờ vị lớn và vị lớn chỉ nên bắt đầu thọ thực sau khi biết chắc tất cả mọi người đã nhận được phần ăn. Ngay cả lúc chỉ có tăng chúng với nhau, mọi cử chỉ sinh hoạt vẫn phải nghiêm túc, tề chỉnh, hợp nghi. Trong trường hợp cần thiết, các tỷ kheo phải biết tùy thời chúc phúc (anumodanā) cho thí chủ bằng một thời kinh hay pháp thoại.
Bhattuddesaka: Tỷ kheo tri phạn, người được tăng chúng giao trách nhiệm (bằng tuyên ngôn) sắp xếp nhân sự trong các dịp trai đàn (vị nào sẽ đi, vị nào ở lại).
Bhaddapītha: Ghế làm từ cọng thực vật (như mây, sậy, lau lách).
Bhikkhu: Thường được phiên âm là Tỷ Kheo (hay Tỳ Khiêu, Tỳ Khâu, Tỷ Khưu, Bật-Xô), nghĩa đen là người khất thực để sống. Ở nghĩa chuyên môn, đây là giới phẩm cao nhất trong Phật giáo. Người muốn thọ giới tỷ kheo (gồm 227 điều) phải ít nhất hai mươi tuổi đời và không có vấn đề về nhân thân. Sau khi tu được năm năm, nếu thông thuộc kinh luật, có thể sống riêng một mình. Khi được mười năm tu, có thể làm thầy truyền giới cho người khác xuất gia hay làm Y-Chỉ-Sư cho người khác nương cậy về tinh thần.
Bhikkhugatika: Người thiện nam sống gần các tỷ kheo trong một trú xứ để gánh vác thay những việc bất tiện. Tỷ kheo nên cư xử với họ bằng lòng thương tưởng như thầy trò. Kể cả trong mùa an cư, nếu họ bệnh hoạn, tỷ kheo cũng có thể vì họ mà nguyện rời trú xứ, dĩ nhiên không thể quá một tuần.
Bhikkhunī: Thường gọi Tỷ-Kheo-Ni, giới phẩm cao nhất dành cho nữ giới trong Phật giáo. Nữ nhân muốn thọ giới Tỷ-Kheo-Ni phải ít nhất hai mươi tuổi đời và không có vấn đề về nhân thân. Đồng thời phải trải qua hai giai đoạn giới phẩm bắt buộc là Sa-Di-Ni (bất định lâu mau) và hai năm Học-Nữ hay Thất-Xoa-Ma-Na (sikkhāmānā). Một Tỷ-Kheo-Ni phải giữ 311 học giới và hiện nay trong truyền thống Phật Giáo Nam Tông đã không còn hệ thống ni chúng nữa (vốn đã tự biến mất từ sau thời vua A-Dục, khoảng hơn ba trăm năm sau ngày Phật Tịch).
Bhikkhinīdūsaka: Thuật ngữ để gọi người từng sách nhiễu tình dục tỷ kheo ni qua một trong ba bộ phận cơ thể của nàng (Samantapāsādikā: Yo pakatattaṃ bhikkhunīnaṃ tinnaṃ maggānaṃ annatarasmiṃ dūseti ayam bhikkhunīdūsako nāma). Hạng người này tuyệt đối không được thọ đại giới. Dù cưỡng cầu, giới phẩm cũng không thành tựu.
Bhikkhunovādaka: Từ gọi vị tỷ kheo được tăng chúng (thông qua tuyên ngôn) giao trách nhiệm giáo giới ni chúng. Đương sự phải hội đủ tám tiêu chuẩn trước khi nhận trách vụ này, chẳng hạn phải là người được công nhận thanh tịnh, tinh thông giáo lý và đặc biệt giới luật của cả hai phái tăng ni, có khả năng khéo nói, chưa từng có vấn đề với bất cứ ai trong ni chúng và tối thiểu đã qua hai mươi năm tu, tính từ ngày thọ đại giới.
Chỗ ngồi dành cho tỷ kheo này phải được chuẩn bị nghiêm túc. Đương sự phải ngồi chung một tỷ kheo khác, lúc cần thiết có quyền triệu tập hay xua đuổi bất cứ tỷ kheo ni nào ra khỏi hội chúng, có quyền cật vấn giới luật với mỗi cá nhân trong số đó rồi tùy thời thuyết giảng giáo lý cho họ.
Ngoại trừ tỷ kheo được tăng chúng giao trách nhiệm trên đây, vị khác không được tùy tiện đề cập Bát Kỉnh Pháp trước ni chúng, tội Ba-Dật-Đề. Và việc giáo giới ni chúng không được tổ chức ngay tại trú xá của tỷ kheo ni, trừ trường hợp tỷ kheo ni trọng bệnh. Cũng tội Ba-Dật-Đề.
Bhikkhusammuti: Nôm na là phép đặc cách. Có những trường hợp đặc biệt, tăng chúng cho phép tỷ kheo nào đó được linh động chút ít trong một chuyện vốn không hợp luật, như cho phép tỷ kheo bị bệnh được ăn chiều hay giữ y dư.
Bhittikhila: Cái móc bằng gỗ, dùng để treo máng vật dụng. Hợp luật.
Bhīsi: Loại nệm (cho giường ngũ) làm bằng các chất liệu có nguồn gốc thực vật như bông vải, vỏ cây hay lá cây. Tấm trải (bọc) ngoài của nệm có thể bằng vải hay da. Đều hợp luật.
Bhujissa: Chữ gọi người nô lệ đã được tự do một cách hợp pháp, có thể thọ đại giới. Nô lệ chưa được tự do, gọi là Dāsa, không thể thọ đại giới.
Bhummattharana: Thứ chiếu mỏng bằng cỏ tranh hay sậy thường được trải chồng trên loại thảm Cimilikā. Đôi khi vẫn được trải trực tiếp trên đất (trường hợp này mới đúng với tên gọi Pāli của nó).
Bhūtagāma: Thực vật nói chung, bao gồm tất cả những cây cỏ lớn nhỏ, bất kể chủng loại. Tăng ni không được hủy hại thảo mộc, tội Ba-Dật-Đề.
Bhedānuvattaka(bhikkhu): Chữ gọi vị tỷ kheo cố tình đứng về phe của một bạn tu đang làm việc chia rẽ tăng chúng. Khi được chư tăng khuyên răn ba lần (bằng tuyên ngôn), đương sự vẫn không thay đổi thái độ thì phạm tội Tăng Tàn. Nếu chỉ là sự vô tư không có dụng ý chia rẽ tăng, thì chỉ phạm Trọng Tội.
Bhesajja: Thuốc trị bệnh nói chung. Ngoại trừ các thứ được xem là dược phẩm đắt tiền như (Luật kể rõ là mật ong, mật mía, bơ, dầu), các thứ thuốc khác được làm từ rễ, vỏ cây, lá cây đều có thể cất giữ lâu hơn bảy ngày, thậm chí đến khi xài hết thì thôi.
Bhesajjathavikā: Túi đựng thuốc trị bệnh, hợp luật.
Bhojana = Bhojanīya: Các loại thực phẩm căn bản tỷ kheo có thể dùng hàng ngày, gồm cơm, bánh, cá, thịt, mật ong, sữa chua, bơ, dầu cùng các thứ tương đương. Luật Tạng có kể riêng những món được xem là thượng vị (vài thứ trong số vừa kể), nhưng đó là theo tiêu chuẩn của xã hội Ấn Độ ngày xưa.
Bhojjayāgu: Chữ dùng để gọi món cháo được nấu đặc đến mức có thể dùng tay để bóc, như với cơm nhão.
*
[M]
Maṃsa: Thịt cầm thú. Tỷ kheo được phép ăn hầu hết các loại thịt với điều kiện các món thịt ấy không phạm vào một trong ba điều cấm kỵ (Hán dịch Tam Tịnh Nhục, từ chữ Pāli là Tikoṭiparisuddha): Tỷ kheo không nhìn thấy con vật đang bị giết nhằm mục đích cúng dường cho mình (adiṭṭhaṃ), Không nghe ai nói cho biết chuyện sát sanh đó (asutaṃ) và lòng không nghi ngờ hay ngầm hiểu người ta sát sanh để cúng dường cho mình (aparisankitaṃ). Tỷ kheo cố tình thọ thực món thịt không hợp luật thì phạm tội Tác Ác.
Ngoài ra, dầu với tiêu chuẩn Tam Tịnh, tỷ kheo cũng không được ăn mười thứ thịt sau đây: thịt người, sư tử, cọp, beo, gấu, ngựa, voi, rắn, chó nhà, chó rừng. Riêng với thịt người, dù vô tình hay cố ý ăn đều phạm Trọng Tội. Do đó Luật buộc tỷ kheo phải cẩn trọng trước khi thọ thực một món thịt.
Makasakuṭikā: Mùng chống muỗi, hợp luật.
Maccha: Con cá. Tỷ kheo có thể ăn cá trong tiêu chuẩn Tam Tịnh. Xem chữ Maṃsa.
Macchavāḷaka: Cách quấn y nội để thòng hai chéo góc ra hai bên, như đuôi cá. Tội Tác Ác.
Majjhima(bhikkhu): Chữ gọi tỷ kheo đã trên năm hạ kể từ ngày thọ đại giới, nhưng chưa đến mười hạ (Samantapāsādikā: Atirekapancavassatāya majjhimo).
Mañca: Giường nằm. Luật định giường nằm của tỷ kheo không được cao quá tám ngón tay đức Phật (sugataṅguli). Tội Ba-Dật-Đề. Có nhiều loại giường tỷ kheo có thể dùng, tên gọi và những chi tiết của chúng cũng giống như một số loại ghế. Người tra cứu có thể tìm đọc thêm ở chữ Pītha.
Mañcapatipādaka: Chân giường.
Maṇḍala: Xem chữ Cīvara.
Matakacīvara: Y áo của tỷ kheo đã chết. Trên nguyên tắc, y áo trong trường hợp này phải được tăng chúng định liệu, thường thì giao lại cho vị tỷ kheo hữu ân (chẳng hạn người nuôi bệnh) của tỷ kheo vừa qua đời. Nếu không có nhân tuyển đặc biệt, phần y áo đó được chia cho vị nào đang thiếu thốn hoặc cả tập thể rút thăm, và việc này nên được thực hiện sớm nhất một tuần lễ sau khi tỷ kheo qua đời.
Trong trường hợp tỷ kheo trước khi qua đời có nhờ cậy bạn tu cất giữ y áo, vật dụng của mình thì sau đó những món gửi gắm kia thuộc về người cất giữ. Nhưng việc này phải được thông qua trước tăng chúng.
Mattikā: Chữ gọi chung đất sét hay bùn non được dùng trong nhà tắm nước nóng (jantāghara) như một thứ dược liệu. Tỷ kheo được quyền sử dụng, nhưng không được xài loại bùn non hay đất sét có pha trộn hương liệu.
Chữ Mattikā cũng có nghĩa là loại đất sét dùng trong việc xây cất, đôi khi có pha màu. Hợp luật. Và dù chỉ một miếng đất sét hay bùn loại nào bất luận, một khi đã là của chung tăng chúng thì tỷ kheo không được tùy tiện sử dụng trái luật như hoang phí hay biếu tặng cho ai.
Mattikābhaṇḍa: Chữ gọi chung tất cả sản vật làm từ đất sét (gạch ngói, bình lọ, lu hủ,..). Tỷ kheo không được tùy tiện sử dụng bừa bãi nhửng gì được xem là của tập thể.
Maddavīnam: Loại dây nịt có nhiều cọng kết lại, tỷ kheo không được dùng. Nịt lưng hợp luật phải là một giải lụa hay sợi vải đơn nhất.
Madhu: Mật ong. Vì mật ong là thứ đắt tiền (trong bối cảnh Ấn Độ xưa), nên tăng ni không được đi xin mật ong để ăn hay uống. Trong trường hợp dùng mật ong làm thuốc trị bệnh, thì tỷ kheo cũng không được cất giữ quá bảy ngày.
Madhugoḷaka: Mật mía được vón lại thành viên, vò thành cục, gần giống đường thẻ hay đường tán của Việt Nam. Chư tăng xưa vẫn dùng cháo trắng với loại mật mía vò viên này (Mahāvagga).
Madhupāna = Madhūkapāna: Nước ép từ trái Madhūka, tỷ kheo có thể uống buổi chiều.
Maḷorikā: Chân bát, hay cũng là cái giá gỗ để tỷ kheo giữ bình bát không lăn lóc.
Mallaka: Một loại bàn chải làm bằng gốm. Tỷ kheo không được dùng, tội Tác Ác.
Masakavījanī: Loại quạt dùng để đuổi muỗi, hợp luật.
Masārakapītha: Xem chữ Pītha.
Masāraka-mañca: Xem chữ Pītha.
Mahallaka-vihāra: Trú xá loại lớn, to hơn liêu thất cá nhân (kuṭi). Tỷ kheo tự mình xây cất phòng ốc cá nhân lớn hơn quy định (trong Giới Bổn) và không hỏi ý tăng chúng, phạm Tăng Tàn.
Mahājaṅikā: Một nhóm nhỏ tỷ kheo ni từ bốn vị trở xuống (theo bộ Kaṅkhāvitaraṇī).
Mahāpadesa = Catumahāpadesa.
Mahāvīkaṭāni: Thuật ngữ gọi chung bốn món thuốc rắn tỷ kheo có thể lấy ngay không cần xin, để chữa vết rắn cắn: Phân người (gūtha), nước tiểu (mutta), tro (chārika), đất sét (mattikā). Trường hợp tỷ kheo ngộ độc thực phẩm, nước pha loãng với phân người có thể giúp nôn mửa nhanh chóng.
Mahāsamaya: Tạm dịch là Quế Châu Pháp Nạn, một chữ dịch không sít sao nhưng đắc cách, để gọi những lúc nạn đói nghiêm trọng đến mức tăng chúng phải rời bỏ tự viện để lưu lạc kiếm sống trong dân gian. Thậm chí có lúc phải nhất trí nhau tận dụng tất cả những trường hợp đặc cách trong Luật Tạng, cố lờ một số học giới, để có thể tự mình nấu nướng và cất giữ thức ăn vô thời hạn. Theo Samantapāsādikā và Kaṅkhāvi-taraṇī.
Mahāseda: Huân Hãn Liệu Pháp, một phép trị bệnh thống phong (gout) bằng cách chất đống các dược liệu cùng than hồng rồi lấy cát phủ lên một lớp mỏng để có khói và hơi nóng cho tỷ kheo bệnh ngồi xông nhằm đổ mồ hôi càng nhiều càng tốt. Xem thêm trong Samanta-pāsādikā.
Mātughātaka: Kẻ giết chết mẹ ruột, không được thọ đại giới. Dẫu cưỡng cầu, cũng không thành tựu giới phẩm.
Mānatta: Sau khi phạm tội Tăng-Tàn, tỷ kheo phải đến trình tội trước tăng chúng hay một bạn tu trong thời gian sớm nhất. Nếu tội được tuyên xưng lập tức, thì đương sự chỉ phải trải qua sáu đêm Khiêm Hạnh hay Ma-Na-Đóa (chữ phiên âm trong Nam Truyền Đại Tạng Kinh cuốn 1, cuốn 3). Sau đó đến trước một tăng hội tối thiểu hai mươi tỷ kheo thanh tịnh để thọ lễ tăng sự Abbhānakamma (phục hồi giới phẩm). Nếu tỷ kheo trình tội muộn màng, từ một ngày cho đến nhiều năm, thì trước sáu đêm Khiêm Hạnh phải là thời gian chịu phạt cấm phòng (parivāsa), lâu mau tùy theo thời gian dấu tội. Xin xem ở chữ Parivāsa.
Kaṅkhā. Mahāṭīkā giải thích rằng Mānanaṃ mānaṃ mānassa bhāvo mānattaṃ, đại ý Ma-Na-Đóa là phép hành xử tôn kính, khiêm hạ trước các tỷ kheo thanh tịnh mà người đang chịu phạt cấm phòng phải thực hiện trong thời gian sáu đêm. Từ đó, thuật ngữ Mānatta có thể dịch là Khiêm Hạnh, Khuất Hạnh.
Trong trường hợp tỷ kheo trình tội Tăng-Tàn ngay sau khi phạm thì sáu đêm Khiêm-Hạnh được gọi là Appaticcha-nnamānatta (sáu đêm Khiêm-Hạnh cho tội Tăng Tàn không bị dấu). Nếu tỷ kheo sau khi phạm tội không trình báo ngay thì sáu đêm Khiêm-Hạnh sau đó được gọi là Paticchannamānatta (sáu đêm Khiêm-Hạnh cho tội Tăng-Tàn bị che dấu).
Đúng như tên gọi, trong thời gian sáu đêm Khiêm-Hạnh tỷ kheo phải chịu mọi thiệt thòi trong sinh hoạt. Chẳng hạn không được sống chung mái che với các tỷ kheo thanh tịnh, không được sống nơi không có tỷ kheo thanh tịnh, không được đề xuất ý kiến trong các tăng sự, không được làm thầy tế độ hay giáo thọ cho ai, phải luôn nằm ngồi ở chỗ thấp kém trong tự viện, nếu là một đầu-đà-sư thì lúc này tạm xả nguyện để sống trong sự kiểm soát của tăng chúng. Đại khái còn có vô số thiệt thòi tương tự.
Sáu đêm Khiêm-Hạnh có thể bị tính lại từ đầu (rattic-cheda) trong các trường hợp sau: Đương sự sống chung mái che với tỷ kheo thanh tịnh (sahavāsa), sống nơi không có tỷ kheo thanh tịnh (vippavāsa), không trình báo từng đêm với chư tăng (anārocana), trải qua một đêm Khiêm-Hạnh nào đó ở chỗ không có đến bốn tỷ kheo thanh tịnh (Ūne gane caranam).
Nếu tỷ kheo phạm thêm một tội Tăng-Tàn khác trong thời gian Khiêm-Hạnh thì nên lập tức trình tội và sáu đêm Khiêm-Hạnh sẽ được tính lại từ đầu. Nếu tỷ kheo dấu tội không trình ngay, thì thời gian dấu này được cộng thêm vào thời gian cấm phòng, nghĩa là đến lúc này vị ấy được xem như chưa trải qua đêm Khiêm-Hạnh nào và chờ khi qua hết thời gian cấm phòng (parivāsa) mới bắt đầu trở lại đêm Khiêm-Hạnh đầu tiên. Thuật ngữ gọi trường hợp này là Mānattamūlàya-patikassanā (tạm dịch là Tái Thụ Khiêm Hạnh)
Mānattacārika:Chữ gọi tỷ kheo đang trải qua sáu đêm Khiêm-Hạnh.
Mānattāraha: Từ gọi vị tỷ kheo đã trãi qua thời gian cấm phòng (parivāsa) nhưng chưa bắt đầu sáu đêm Khiêm-Hạnh. Trong thời điểm này đương sự tiếp tục chịu mọi thiệt thòi trong sinh hoạt và chấp nhận các áp đặt từ tăng chúng như trong thời gian cấm túc, chỉ được miễn trừ một chuyện duy nhất là không cần xưng tội với tăng khách (ārocana).
Nếu ngay trong thời gian chờ đợi sáu đêm Khiêm-Hạnh tỷ kheo lại phạm thêm tội Tăng-Tàn thì toàn bộ thời gian cấm phòng (parivāsa) trước đó xem như hoàn không, đương sự phải chịu phạt cấm phòng từ đầu với thời gian cộng lại từ hai tội mới và cũ. Thuật ngữ gọi trường hợp này là Mānattārahamūlāyapatikassanā (Điệp Tội Khiêm-Hạnh)
Miḍḍha: Phần thềm trước hành lang am thất. Tỷ kheo không nên để bình bát ở đây.
Miḍḍhi: Bục nằm (bằng gạch hay đất, đá), dùng như giường ngủ.
Mukhacuṇṇa: Bột phấn thoa mặt. Tăng ni không được xài, tội Tác Ác.
Mukhapuñchanacoḷaka: Khăn lau mặt. Tăng ni phải chú nguyện trước khi dùng.
Muttaharītikā: Loại thuốc trị bệnh vàng da làm từ cây Haritaka ngâm với nước tiểu của con bò.
Muddhanitelaka: Một loại dầu bôi trị bệnh nhức đầu.
Muddikapāna: Bồ Đào Trấp, nước ép từ trái nho tươi, tỷ kheo có thể uống buổi chiều.
Murajam: Loại dây nịt nhìn giống dây cột trống Muraja, tăng ni không được dùng.
Mūga: Người câm, không được thọ đại giới. Chuyện dĩ lỡ, giới phẩm vẫn thành tựu, riêng thầy tổ phạm Tác Ác (theo Samantapāsādikā).
Mūgabadhira: Người vừa câm vừa điếc, không được thọ đại giới. Chuyện dĩ lỡ, giới phẩm vẫn thành tựu, riêng thầy tổ phạm Tác Ác (theo Samantapāsādikā).
Mūlabhesajja: Từ gọi chung những loại thuốc trị bệnh làm từ củ hay rễ thảo mộc (như gừng, riềng, nghệ, sâm, hà-thủ-ô,..).
Mūlarajana: Thuốc nhuộm làm từ củ hay rễ cây. Đặc biệt Luật cấm dùng củ nghệ (haliddi) để nhuộm y vì màu không đúng luật.
Mūlāyapatikassanā: Thuật ngữ chỉ cho sự xử phạt vị tỳ kheo phạm tội qui về tội gốc do lúc đang b�� phạt biệt trú lại phạm thêm tội tăng tàn khác, trường hợp này gọi là "hồi tố". Xem chữ Parivāsa và Mānatta.
Mūlāyapatikassanāraha: Chữ gọi trường hợp tỷ kheo phạm thêm một tội Tăng Tàn khác ngay trong lúc đang bị cấm phòng và chưa trình tăng để chịu thêm thời gian cấm phòng. Trường hợp tỷ kheo đã qua hết thời gian cấm phòng, nhưng chưa trải qua một đêm Khiêm Hạnh (mānatta) nào lại phạm thêm tội Tăng Tàn khác, vị ấy được gọi là Mānattārahamūlāyapatikassanāraha. Trường hợp đang trải qua thời gian sáu đêm Khiêm-Hạnh lại phạm thêm tội thì thời điểm này gọi là Mānattacarikamūlāyapatikassanārahakāla. Trường hợp tỷ kheo đã trải qua cả sáu đêm Khiêm-Hạnh nhưng chưa được tăng chúng làm tăng sự Phục Hồi Giới Phẩm (abbhānakamma) thì bị phạm tội Tăng Tàn khác, nhưng chưa xin chịu cấm phòng cho tội mới này thì đương sự được gọi là Abbhānārahamūlāyapatikassanāraha. Để hiểu thêm các thuật ngữ Pāli này xin xem lại các mục từ Parivāsa và Mānatta.
Trong các trường hợp vừa kể trên, tỷ kheo vẫn luôn chịu mọi thiệt thòi dành cho người đang chịu phạt cấm phòng, chỉ được miễn trừ một việc là không cần trình tội với tăng khách.
Mūsala: Cái chày giã thuốc, hợp luật.
Meraya: Tên gọi chung các thứ rượu men (bằng cách ủ nhiều ngày), phân biệt với rượu nấu (rượu cất- Surā). Tứ chúng trong Phật giáo đều không được uống bất cứ thứ gì gây say.
Moghasuttaka: Sợi chỉ lấy mực của thợ may, giúp tạo đường thẳng. Thời xưa dùng sợi chỉ nhúng mực hay phẩm màu, ngày nay thợ may đã có loại mực sáp tiện lợi hơn và dễ tẩy xóa.
Mocapāna: Nước ép từ loại chuối không hột (moca), tỷ kheo có thể uống buổi chiều. Pāli gọi chuối có hột là Coca.
*
[Y]
Yantaka: Một loại ổ khóa thời xưa.
Yāgu: Các loại cháo nói chung, cháo trắng hay nấu chung với các phụ gia. Cháo đặc có thể cầm ăn từng miếng, gần giống cơm nhão, gọi là Bhojjayāgu.
Yāgubhājaka:Tỷ kheo được giao trách nhiệm phân phát cháo cho chư tăng.
Yāna: Các loại xe cộ nói chung. Tăng ni vô bệnh không được đi xe, và tỷ kheo bệnh cũng chỉ ngồi xe do đàn ông điều khiển. Về những thắc mắc liên quan, xin xem thêm chữ Catumahāpadesa.
Yāmakālika: Chữ gọi chung những thứ nước uống tỷ kheo được phép dùng sau giờ ngọ (theo cách nói của Phật tử Việt Nam).
Yāvakālika: Chữ gọi tất cả các loại thực phẩm, những thứ tỷ kheo chỉ được phép thọ thực trước ngọ.
Yāvajīvika: Chữ gọi chung các thứ thuốc trị bệnh (nằm ngoài năm thứ đặc biệt là bơ đặc (butter), bơ lỏng (ghee), dầu ăn, mật mía, mật ong). Tỷ kheo có thể cất giữ các loại thuốc này để dùng vô thời hạn.
Yāvadatthacīvara: Sau khi thọ y Kaṭhina thì tỷ kheo có quyền cất giữ bao nhiêu y áo cũng được và không cần chú nguyện hay gửi ai cất hộ (vikappana). Trường hợp này được gọi là Yāvadatthacīvara, quyền giữ y tùy thích.
Yebhuyyasikāvinaya: Hình thức giải quyết chuyện tranh cãi (vivādādhikaraṇa) trong tăng chúng bằng cách trưng cầu ý kiến tập thể để sau đó sự vụ được giàn xếp theo ý kiến nào được chọn nhiều nhất. Cách này chỉ nên được thực hiện khi không thể tìm ra một cá nhân hay một nhóm giám luật có thể liệu sự. Có ba cách trưng cầu: Bỏ phiếu kín (gūḷhaka), bỏ thăm công khai (vivaṭaka) hoặc rỉ tai nhau (kaṇṇajappaka). Theo Cullavagga và Samantapāsā-dikā.
Tỷ kheo được giao nhiệm vụ thu gom các lá phiếu gọi theo Luật tạng là Salākagāhāpaka (người gom thăm).
*
[R]
Rajana: Thuốc nhuộm màu y phục. Tỷ kheo có thể dùng thuốc nhuộm y làm từ hoa trái, củ rễ, cây lá, nhưng tránh dùng đất sét đỏ và củ nghệ cùng một số hoa trái, củ rễ đặc biệt, xin miễn kể ở đây vì không thể tìm ra chữ dịch tương đương trong tiếng Việt.
Rajanuḷunka: Loại vá lớn không cán, tỷ kheo xưa dùng trong lúc nhuộm y.
Rajanakumbhī: Vạc hay nồi lớn để nhuộm y.
Rajanakolamba: Bình hay bầu nước loại lớn, tỷ kheo xưa dùng trong lúc nhuộm y.
Rajanaghaṭa: Cũng một loại bình nước dùng trong lúc nhuộm y.
Rajanadoṇī: Cái máng dẫn nước được dùng lúc nhuộm y.
Rathattharana: Thảm trải trên xe.
Rājabhaṭa: Người đang mắc việc công, gọi theo bây giờ là quan chức nhà nước hay nhân viên chính phủ. Kẻ đương nhiệm không được thọ giới tỷ kheo, muốn gì phải từ quan hay bỏ việc mới ổn.
Rūpiyachaḍḍaka: Chữ gọi vị tỷ kheo được tăng chúng giao trách nhiệm quăng bỏ tiền bạc châu báu của bạn tu vừa bị tội Xả Đọa vì cất giữ tài bảo.
Romanthana: Tật nhơi lại. Đức Phật không chế luật nghiêm khắc cho thói quen này, nhưng dạy tỷ kheo phải tự biết kín đáo. Cullavagga 222-223.
*
[L]
Lakkhaṇāhata: Người bị đóng dấu tù tội trên thân thể (như hình hoa huệ trên mình tù nhân bên Pháp trước thế kỷ 19, hay một số nước Châu Á xưa lại thích chữ vào mặt trọng phạm), không được thọ đại giới.
Lajjī: Chữ gọi vị tỷ kheo có tàm quý ngay trong những lỗi nhỏ, hay tỷ kheo không vướng kẹt các pháp thiên vị.
Lasuṇa: Củ tỏi. Tăng ni vô bệnh không được ăn tỏi. Tỷ kheo phạm Tác Ác, tỷ kheo ni tội Ba Dật Đề.
Lahukāpatti: Tội nhẹ, chữ gọi việc vi phạm các nhóm học giới nằm ngoài Ba La Di và Tăng Tàn. Cũng gọi là các tội Aduṭṭhulla (khinh thiểu) hay Desanīyagāma-nīyāpatti (những tội có thể giải trừ bằng một lời phát lộ hay sám hối).
Lakhitakacora: Tử tù khiếm diện. Chữ gọi kẻ trọng phạm đã bị xử tử hình khiếm diện và đang có lệnh truy nã toàn quốc cho phép mọi người được giết chết khi gặp mặt. Hạng này không được thọ đại giới.
Lokāyata: Chữ dịch xưa là phái Thuận Thế, một học thuyết duy vật cực đoan chủ trương vạn vật ngẫu nhiên mà có (theo bộ Samantapāsādikā: Lokāyataṃ nāma sabbaṃ ucchitthaṃ sabbaṃ anucchiṭṭhaṃ seto kāko kālo bako, iminā ca kāranenāti niratthakāraṇaṃ pati-samyuttaṃ titthiyasatthaṃ: Đại ý chủ thuyết này cho rằng mọi sự trên đời không hề có một luật tắc biện chứng nào cả, sẵn sàng vô lý đến mức như quạ trắng cò đen. Đây được xem là tư tưởng ngoại đạo). Tăng ni không được nghiên cứu học hỏi thứ triết luận này, tội Tác Ác.
Loṇabhesajja: Chỉ chung tất cả các loại thuốc làm từ muối. Tăng ni chỉ được phép cất giữ muối với mục đích làm thuốc, không thể cất giữ muối ăn.
Loṇasakkharikā: Muối hột.
Loṇasovīraka: Dấm mặn, tức dấm có pha muối, xưa dùng để trị bệnh.
Lohakaṭāha: Cái chảo, xưa thường làm bằng đồng nên mới gọi thế.
Lohabhaṇḍa: Chữ gọi chung các vật dụng kim loại tỷ kheo được sử dụng, trừ vũ khí. Bất luận vật lớn nhỏ, khi đã thuộc giáo sản, tỷ kheo không được hoang phí hay biếu tặng ai.
Lohabhāṇaka: Chậu, hũ bằng kim loại.
Lohavāraka: Bình, lọ bằng kim loại.
Lohituppādaka: Thuật ngữ gọi người cố ý làm báu thân Thế Tôn bị chảy máu (dù không ai có thể khiến Ngài bị trọng thương hay tử thương). Hạng này tuyệt đối không thể thọ đại giới, có cưỡng cầu cũng không thành tựu giới phẩm. Xưa nay chỉ có mỗi mình tỷ kheo Devadatta là người duy nhất phạm vào trọng tội này. Lần đó, ông đã cố tình xô ngã một tảng đá lớn từ núi cao để ám toán đức Phật, nhưng Ngài chỉ bị trầy chân và chảy nhiều máu.
*
[V]
Vaccakuṭī: Nhà xí, phòng vệ sinh có đầy đủ cửa nẻo. Luật buộc tỷ kheo phải luôn giữ nhà cầu được sạch sẽ, ráo nước (không để đọng vũng), nếu cố ý để dơ dáy phạm tội Tác Ác. Tỷ kheo trước khi vào nhà xí phải hắng giọng, không nên lặng lẽ mà vào, cũng không được xồng xộc giấn liều và phải tìm chỗ mắc y đàng hoàng, không để bừa bãi. Lúc ngồi cầu không nên rên rặn lớn tiếng. Các thứ vải hay giấy vệ sinh phải được bỏ đúng chỗ. Nếu rửa bằng nước cũng nên nhẹ tay để tránh tiếng động. Đồ múc nước dùng xong phải được lật úp để tránh ướt nhớt. Trước khi ra khỏi nhà xí nên quan sát xem có gì cần làm, chẳng hạn đổ đầy các chỗ chứa nước sạch và quét dọn. Không nên bàn đến hạ lạp trong nhà cầu, ai vào trước thì được ưu tiên. Tăng ni không được xài chung nhà xí. Theo Cullavagga.
Vaccakūpa: Hố xí hay hầm cầu, có thể bằng gỗ, đá hay gạch nung.
Vaccaghaṭa: Chậu nước đặt trong nhà xí dùng cho việc rửa ráy.
Vaccapādukā: Bục ngồi trong nhà xí, có thể bằng gỗ, gạch hay đá.
Vaja: Chòi hay lều tạm của những người chăn thú. Tỷ kheo có thể ở tạm nơi đây trong mùa an cư sau khi đã xin phép trước.
Vajjanīyapuggala: Chữ gọi chung những người bất xứng ‘cần được xua đuổi" khỏi các tăng sự Phát Lộ và Tự Tứ. Kể chi tiết gồm 21 hạng, nhưng tóm tắt chỉ là bất cứ ai không phải tỷ kheo thanh tịnh, kể cả tỷ kheo ni và vị đã phạm tội Ba-La-Di hay tỷ kheo đang chịu phạt bằng tăng sự Ukkhepanīyakamma. Tỷ kheo cố ý tụng giới bổn trước sự hiện diện của một trong những đối tượng này thì phạm Tác Ác, riêng trước mặt tỷ kheo đang chịu phạt (ukkhittaka) thì phạm Ba Dật Đề.
Vaṇatela: Dầu để bôi xức vết thương, tỷ kheo có thể dùng một cây que hay vải băng.
Vaṇabandhacola: Vải băng vết thương.
Vatthikamma: Một cách trị bệnh rò (fistula) ở bộ phận sinh dục bằng cách treo nó bên ngoài bằng một sợi chỉ hay dây da. Tỷ kheo không được dùng cách này để trị bệnh.
Vatthu-avalokanā: Thuật ngữ gọi việc xem đất, coi đất do chư tăng cùng thực hiện trước khi chỉ định vị trí thích hợp cho một tỷ kheo xây dựng am thất. Tỷ kheo tự ý chọn đất rồi xây cất tùy tiện trên một mảnh đất không hợp luật thì phạm tội Tăng Tàn.
Vandiya: Ba đối tượng tỷ kheo nên đảnh lễ tức quỳ lạy gồm đức Phật, tỷ kheo tu trước mình, và tỷ kheo thánh hạnh (dhammika) sống khác trú xứ với mình. Các trường hợp ngoài ra (dĩ nhiên vẫn với bậc cao trọng) có thể chỉ xá dài đã đủ. Xem thêm chữ Avandiya.
Vallikā: Bông tai.
Vasā: Mỡ động vật, tỷ kheo có thể dùng làm thuốc.
Vassa: Mùa an cư, ba tháng kiết hạ mùa mưa. Xem chữ Vassāvāsa.
Vassaccheda: Chư tăng Việt Nam thường gọi là Đứt Hạ. Tức trong mùa an cư tỷ kheo vì chuyện không đâu mà ngũ tối thiểu một đêm ngoài chỗ nhập hạ, hoặc có lý do hợp luật (sattāhakaranīya) để rời trú xứ nhưng lại đi quá bảy ngày, hay trường hợp chưa quá hạn định nhưng trước khi đi không chú nguyện sẽ trở về trước ngày thứ bảy, đều bị xem là đã làm hỏng mùa an cư, tức đã bị Đứt Hạ.
Nếu đứt hạ vì chuyện hợp lý thì tỷ kheo chỉ bị mất hạ mà không phạm tội gì, chỉ bị gạt ra ngoài số nhân tuyển thọ y Kaṭhina. Lý do chính đáng để tỷ kheo rời khỏi chỗ nhập hạ có thể gồm độc trùng ác thú bách hại, thiên tai nhân họa nghiêm trọng, tứ sự khan hiếm, người ơn gặp nạn, phạm hạnh nguy khốn, chúng tăng hữu sự,...
Tỷ kheo đứt hạ có thể ngồi trong tăng sự Tự Tứ nhưng chỉ để làm Bố Tát, vì lễ Tự Tứ chỉ dành cho vị giữ vẹn mùa an cư.
Vassāvāsa: Chữ gọi ba tháng kiết hạ mùa mưa của tăng ni Phật giáo. Suốt 90 ngày này, tăng ni không được ra khỏi trụ xứ cách đêm mà không có lý do chính đáng. Việc cấm túc mấy tháng mưa này thực ra đã trở thành truyền thống trong một số giáo phái ngoại đạo trước ngày đức Phật ra đời, và sau này Ngài cũng tiếp tục giữ lại cổ lệ này cho tăng chúng dựa trên ý nghĩa tích cực của nó.
Trên nguyên tắc, ba tháng kiết hạ phải được bắt đầu từ ngày rằm tháng sáu âm lịch, nhưng đôi lúc do duyên sự đặc biệt nào đó, có tỷ kheo phải dời lại việc nguyện hạ vào rằm tháng bảy. Vị nhập hạ rằm tháng sáu được gọi là Purimikavassūpanāyika (người an cư mùa trước), vị nhập hạ rằm tháng bảy gọi là Pacchimikavassūpanāyika (người an cư mùa sau).
Tỷ kheo có thể trải qua ba tháng an cư trong hầu hết các loại trú xứ, từ tự viện đến hang động, lều cỏ, thậm chí trên một xác thuyền, nhưng phải là chỗ ở cố định. Chỗ nhập hạ không thể là một nơi tạm bợ như bộng cây, bãi đất trống không mái che hay dưới một tấm bạt che tạm ngoài trời trống.
Xin xem thêm về việc nhập hạ ở các mục từ Kaṭhina, Vassaccheda, Purimika và Pacchimikavassūpanāyika.
Vassikasāṭika: Y tắm mưa, một trong mười một loại y tỷ kheo được phép sử dụng. Thời gian tìm kiếm y tắm mưa hợp luật (pariyesanakāla) gồm một tháng trước ngày nhập hạ cộng với ba tháng an cư. Kích thước căn bản của một lá y tắm mưa là chiều dài sáu gang tay đức Phật (sugatavidatthi) và bề ngang hai gang rưỡi của Ngài. Sau mùa an cư, tỷ kheo không được phép sử dụng hay cất giữ y tắm mưa nữa, tội Xả Đọa.
Vassukkaḍḍhanā: Mùa an cư triển hạn, chữ gọi trường hợp năm nhuận có đến hai tháng sáu thì việc nhập hạ sẽ được dời lại vào tháng sáu thứ hai.
Vassūpanāyikā: Xem chữ Vassāvāsa.
Vākacīra: Y phục làm bằng vỏ cây kết lại, không hợp luật.
Vāṭa: Hàng rào bên ngoài am thất, có thể bằng tre hay các loại dây gai.
Vātapāna: Các loại cửa sổ nói chung, có thể có lưới (jālavātapāna) hay chấn song (salākāvātapāna), hợp luật.
Vatapāna-cakkalikā: Loại song cửa khít khao có thể ngăn được chim hay dơi, hợp luật.
Vatapāna-bhisikā: Màn che cửa sổ, hợp luật.
Vāmana: Người lùn, thấp bé một cách dị dạng, không được thọ đại giới. Nhưng chuyện dĩ lỡ, vẫn thành tựu giới phẩm. Riêng thầy tổ phạm Tác Ác.
Vāraka: Thùng, xô múc nước.
Vāḷakambala: Loại mền làm từ lông đuôi con ngựa, tỷ kheo không được sử dụng.
Vāsī: Rìu nhỏ.
Vikaṇṇa: Chỉ chung việc chằm vá y áo bị hư rách.
Vikatika: Thảm len có hình thú vật, tỷ kheo không được dùng.
Vikappanā: Việc hợp thức hóa những y bát bị xem là vượt quá số lượng hợp luật bằng cách đem đến một bạn tu để làm việc Ký Thác bằng câu Pàli có nội dung là xin giao quyền quyết định cho bạn tu muốn xử sao cũng được. Khi đó tỷ kheo biết luật sẽ có một câu lấp lững đại ý cho phép bạn tu của mình có thể tùy ý sử dụng những y bát dư đó.
Trường hợp này được gọi là Ký Thác Trực Diện (Sammukhavikappanā), tức người nhận tạm y bát dư kia đang ngồi trước mặt tỷ kheo đem y bát dư đến ký thác. Trường hợp thứ hai là Ký Thác Khiếm Diện (Parammukhavikappanā) là người nhận ký thác sẽ hỏi bạn tu mình có ai là người thân thiết hay không rồi nói lời ủy quyền cho vị đó, đại ý từ nay đương sự muốn dùng những y bát dư này hãy báo cho người kia một tiếng.
Những cách liệu sự này dĩ nhiên chỉ là hình thức, nhưng là chút linh động của Luật Tạng cho tỷ kheo có lối thoát trong một hệ thống giáo luật nghiêm khắc. Có điều là các tỷ kheo thiểu dục sẽ không tận dụng chi những kẻ hở này.
Vikalaka: Tạm dịch là sự bù đắp. Khi y áo không đủ để chia đều mọi người, tỷ kheo giữ trách nhiệm phân phát sẽ bù đắp cho người bị thiệt một món gì đó cho thỏa đáng.
Vikāla: Tạm dịch là lúc Phi Thời (vigato kālo), thuật ngữ để gọi thời gian sau bữa ăn trưa của tăng ni kéo dài đến sáng hôm sau. Trong thời gian này tăng ni không được ăn thêm bất cứ thực phẩm gì. Thậm chí tăng ni cũng không được tùy tiện đi vào khu dân cư sau giờ ngọ khi chưa báo trước cho bạn tu hay biết. Tội Ba Dật Đề.
Vikāsika: Vải băng vết thương.
Viggayha-parikamma: Chữ gọi cách kỳ cọ thân thể lúc tắm rửa bằng cách cọ xát hai thân người vào nhau. Tỷ kheo không được dùng cách này, tội Tác Ác.
Vidhā: Móc khóa của dây nịt. Tỷ kheo được phép dùng, nhưng phải tránh các chất liệu quý kim, bảo thạch hay ngà, sừng, xương thú.
Vidhūpana: Một loại quạt tay, hợp luật.
Vinandhanarajju: Dây ràng trên khung vải may y (kaṭhina).
Vinītavatthu: Nam Truyền Đại Tạng cuốn 5 ( các trang 148, 149, 205, 219) dịch là Tu Tập Sự. Giáo sư C.S. Upasak giải thích là những minh họa nhằm giải thích các vấn đề trong Luật Tạng.
Vipatti: Nghĩa đen là sự hư hỏng hay tổn thất. Trong cuộc tu của tỷ kheo có bốn trường hợp bị xem là tổn thất: Giới Tổn Thất (sīlavipatti) là phạm vào 17 trọng giới đầu của giới bổn, Hạnh Tổn Thất (ācāravipatti) là sự vi phạm các học giới còn lại, Kiến Tổn Thất (ditthivipatti) là sự hiểu sai kinh luật và Sinh Phong Tổn Thất (ājīvavipatti) là lối kiếm sống không hợp cách với đời xuất gia.
Vivaṭaka-salākaggāha: Cách bỏ phiếu công khai vào một thùng phiếu không nắp đậy, khác với phiếu kín. Xem chữ Yebhuyyasikavinaya.
Vivaṭṭa: Xem chữ Cīvara.
Vivādādhikaraṇa: Chữ gọi những cuộc tranh cãi giữa các tỷ kheo về kinh luật nói chung (chẳng hạn đó có phải Phật ngôn hay không, việc đó có phạm tội hay không và nặng hay nhẹ). Có hai cách giải quyết là phép Diện Tiền (sammukha-vinaya), triệu tập đôi bên lại để cùng giải quyết trước tăng chúng và phép Trưng Cầu (yebhuyyasika-vinaya) là giải quyết sự vụ theo ý kiến của phần đông thông qua một trong ba cách trưng cầu đã nói ở trước. Xem chữ Yebhuyyasika-vinaya.
Vissāsagahana: Nghĩa bóng là sự Lấy Trước Nói Sau, chỉ việc tỷ kheo đôi khi lấy đi một món đồ của bạn tu khi chưa hỏi trước chỉ vì một trong vài lý do như đó là chỗ thân thiết. Nhưng điều quan trọng là khi lấy đi món đồ ấy tỷ kheo không có ý trộm cắp và trong lòng sẳn sàng để chủ nhân hay biết ngay khi có dịp.
Vihāra: Tự viện hay tinh xá, trú xá của các tỷ kheo. Nghĩa đen của chữ này là chỗ ở (trụ xứ). Trú xá của tập thể tỷ kheo có thể lớn hoặc nhỏ bất định, với các phòng ốc chuyên dụng như trai đường, dược phòng, giới đường, hội trường bằng các loại vật liệu gần như không giới hạn. Vị trí lý tưởng cho một tự viện là không quá xa hay quá gần khu dân cư để có thể tiện việc khất thực mà cũng không bị ồn ào phồn tạp.
Trú xứ của tỷ kheo có thể được làm cho cá nhân sử dụng (puggalika) hay cho tập thể (saṅghika). Trong trường hợp cá nhân (có thí chủ riêng) thì vị trí xây dựng phải được sự chỉ định (vatthudesanā) của chư tăng, tỷ kheo tùy tiện có thể phạm tội Tăng Tàn.
Tất cả vật dụng lớn nhỏ, quí tiện trong một trú xá của tập thể đều thuộc giáo sản, nghĩa là không một cá nhân nào được quyền tùy tiện sử dụng như hoang phí hay biếu tặng cho ai.
Vījanī: Cái quạt. Tỷ kheo có thể xài quạt làm bằng vỏ cây, lá cây hay lông chim. Thời nay chất liệu làm quạt hợp luật có thể phong phú hơn, như vải, giấy hay nhựa.
Vīsatimaṭṭha: Chữ gọi chung việc làm đẹp móng tay, móng chân bằng các việc sơn vẽ hay mài giũa cầu kỳ. Tăng ni dĩ nhiên không được phép làm vậy, chỉ có thể cắt ngắn các móng dài trong mục đích vệ sinh mà thôi.
Vuṭṭhānasammati: Quyền Thượng Lộ (lệnh xuất hành). Đó là trường hợp ni chúng dùng hai lần tuyên ngôn để cho phép một Học Nữ (sikkhāmānā) được thọ giới tỷ kheo ni. Việc này được gọi là trao quyền Thượng Lộ, tức cho phép đương sự bắt đầu một hành trình mới thiêng liêng hơn.
Vuṭṭhāpanasammati: Quyền Xuất Sư (hiểu theo nghĩa Ra Nghề, không phải Ra Quân). Khi tỷ kheo ni hội đủ các tiêu chuẩn làm thầy tế độ cho người khác xuất gia, như tối thiểu đã đủ mười hai hạ, thì ni chúng dùng hai lần tuyên ngôn để xác định chuyện này, và đó được gọi là trao quyền Xuất Sư.
Veṭhana: Khăn đội đầu, tăng ni không được phép sử dụng.
Vedikāvātapāna: Loại cửa sổ nhìn như lổ thông gió.
Vehāsakuṭī: Gác lửng hoặc cũng có nghĩa là phòng nhỏ chứa đồ nằm trong một phòng lớn. Do chỉ là phần ghép thêm, chính nó không có trần riêng nên được gọi là Vehāsakuti (gian thông thiên, phòng không nóc, nghĩa đen là lấy trời làm mái).
*
[S]
Sa-uttaracchada: Kiểu giường ngủ có treo mùng màu đỏ son. Tăng ni không được phép sử dụng.
Saṃvāsa: Sự cộng trú, sự sống chung giữa các tỷ kheo. Có ba trường hợp được gọi là cộng trú: Ekakamma-saṃvāsa (cùng tham dự chung một tăng sự nào đó), Ekuddesa-saṃvāsa (cùng làm Bố Tát với nhau), và Samasikkhatā-saṃvāsa (sống chung trú xứ mỗi ngày, do đồng giới phẩm). Người không phải tỷ kheo hay tỷ kheo đang lúc chịu phạt cách ly đều được gọi chung là Asaṃvāsika (người ngoài hay kẻ lạ của tăng chúng).
Samvelliya: Kiểu xắn y nội (hạ y) lên sát háng, như cách ăn vận của các võ sĩ đô vật. Tỷ kheo không được xắn hạ y kiểu này. Tội Tác Ác.
Chữ này cũng có nghĩa là tấm y lót trong của ni chúng trong những ngày có kinh nguyệt.
Sakaṇṇajappaka (salākaggāha): Lối bày tỏ ý kiến bằng cách rỉ tai người bên cạnh. Đây được xem là một trong ba cách trưng cầu ý kiến tập thể được đức Phật cho phép. Xem chữ Yebhuyyasikavinaya.
Sakāyanirutti: Nghĩa đen là Bản Ngữ, chữ để gọi ngôn ngữ Ma-Kiệt-Đà (māgadhībhāsā), như trong bộ Samantapāsādikā giải thích: Sakāya nirutti nāma sam-māsambuddhena vuttappakārena māgadhiko vohāro (Bản ngữ ở đây chỉ cho thứ tiếng Ma-Kiệt-Đà mà chính Thế Tôn đã sử dụng). Sở dĩ có chỗ chú thích này vì trong Cullavagga của Luật tạng Pàli đức Phật đã nghiêm cấm chư tăng không được dùng tiếng Sanskrit (chữ trong nguyên tác Pāli là Chandaso, Luật Sớ giải thích là Sakkatabhāsā) để trình bày Phật ngôn, và ngài dạy chỉ nên dùng thứ tiếng Bản Ngữ (chữ Pāli trong Luật Tạng chỗ này là Sakāyanirutti) và bộ Chánh Sớ Samantapāsādikā đã giải thích như trên. Nên hiểu thêm rằng ngôn ngữ Ma-Kiệt-Đà là thứ tiếng chung của dân chúng sống trong xứ Ma-Kiệt-Đà thời đó, không phải ngôn ngữ riêng của đức Phật hay người của Phật giáo.
Một số học giả Tây Phương hôm nay đã vận dụng cách hiểu nguyên nghĩa Pāli để cho rằng Sakāyanirutti phải được hiểu là bản ngữ hay tiếng mẹ đẻ của mỗi người (rõ ràng Saka là Của Chính Mình và Nirutti là Ngôn Ngữ), tức Phật tử xứ nào thì dùng ngôn ngữ xứ đó mà diễn đạt Phật Pháp. Ý kiến này nghe qua rất suông tai, nhưng xét kỹ vẫn có chỗ bất cập. Ở đây ta có ít nhất hai chỗ cần lưu ý là ý nghĩa cũa chữ Trình Bày và lý do của điều cấm chế kia.
Trước hết, đúng là Phật giáo không buộc ai phải học tiếng Ma-Kiệt-Đà (tạm cho là tiếng Pāli) khi nghiên cứu Tam Tạng hay thuyết giảng giáo lý nhưng từ bao đời nay các xứ Phật giáo Nam Phương vẫn xem Tam Tạng tiếng Pāli là mẩu mực cho giáo nghĩa. Tức là ai cũng có thể nói chuyện Phật Pháp bằng tiếng mẹ đẻ, nhưng cơ sở tham chiếu tối hậu vẫn luôn là kinh điển tiếng Pāli, tuyệt không một bản dịch nào có thẩm quyền tương đương. Điều thứ hai là ta hãy trở lại với điều luật cấm tỷ kheo không được dùng tiếng Sanskrit để trình bày Phật ngôn. Nếu thuật ngữ Sakanirutti quả thật ám chỉ tất cả ngôn ngữ mẹ đẻ (bản ngữ) thì tiếng Sanskrit có gì nên nổi phải bị cấm chỉ. Trong khi ai cũng hiểu rằng tiếng Sanskrit là một trong số không nhiều những Ngôn Ngữ Mẹ của thế giới và đã là phương tiện chuyên chở bao thứ tuyệt phẩm văn hóa với những ưu điểm khó phủ nhận.
Nên chăng một gợi ý về lý do khó hiểu kia rằng đó là gì nếu không phải mục đích bảo lưu một giáo nghĩa tinh tuyền, nghiêm mật vốn rất khó duy trì trên những hành trình mù mịt qua các ngôn ngữ diễn đạt khi không có một cứ điểm căn bản. Bởi mỗi ngôn ngữ thường tự mang theo mình những khái niệm văn hóa đặc hữu, đặc biệt những ngôn ngữ thành văn. Bất cứ sự bàn giao nào cũng làm mất đi không ít chất tinh khôi của cái đem ký thác. Sanskrit là ngôn ngữ bác học hàng đầu tại Ấn Độ thời đức Phật, đã là công cụ cho bao nền văn hóa học thuật trước đó. Nó cao sang, hấp dẫn, nhưng không còn trong trắng nữa. Tiếng Ma-Kiệt-Đà ngược lại, tuy là tiếng nói của đông đảo quần chúng, nhưng lúc đó vẫn thuần khiết, vì chưa có chữ viết nên chưa kịp có riêng những ngữ nghĩa đặc hữu thường phát sinh trong những ngôn ngữ thành văn. Sau khi được chỉnh trang đúng mức để dùng làm dụng ngữ cho một nền văn hóa lớn như giáo nghĩa cũa đạo Phật nguyên thủy, tiếng Ma-Kiệt-Đà lập tức có ngay vị trí một ngôn ngữ hoàn chỉnh, giản phác mà vẫn minh bạch tóc tơ.
Nói vậy có nghĩa là việc tiếng Pāli đã được chọn làm dụng ngữ căn bản để bảo lưu Phật Pháp nguyên thủy chỉ để tránh chuyện phồn tạp lai căn. Và tiếng Sanskrit bị nghiêm cấm chính thức chỉ vì cái tiền sử của nó. Nó được kể tên chỉ vì lúc đó nó là số một. Và có thể nói nó đã đại diện cho tất cả ngôn ngữ thành văn khác cũng có tiền sử tương tự, bất kể thời kỳ nào.
Trên đây chỉ là vài ý kiến, có thể mang tính chủ quan, nhằm biện giải vì sao tiếng Sanskrit bị cấm dùng để trình bày Tam Tạng (theo quan điểm Phật Giáo Nam Truyền) và cũng để từ chối cách hiểu chữ Sakanirutti là tất cả ngôn ngữ mẹ đẻ của mọi người. Về vấn đề tiếng Pāli có phải ngôn ngữ duy nhất đức Phật đã dùng để thuyết pháp, hay chữ Sakanirutti có phải chỉ cho tiếng Pāli hay không, vẫn là những vấn đề tồn nghi quan trọng. Bởi không ít học giả hiện đại vẫn cho rằng các bộ kinh Phật xưa nhất hiện nay đều có thể xuất phát từ một nguồn gốc cổ xưa hơn, nguyên thủy hơn. Thậm chí còn có thuyết cho rằng đức Phật đã sử dụng nhiều thứ tiếng khác nhau để hoằng pháp trên một xứ sở đa ngôn ngữ như Ấn Độ.
Saṅkacchidā = Saṅkaccikā: Áo lót của phụ nữ. Tỷ kheo ni phải mặc áo lót khi đi vào khu dân cư, nếu không sẽ phạm tội Ba Dật Đề.
Saṅgāmavacara = Codaka (bhikkhu).
Saṅgīti: Chữ gọi các cuộc kiết tập Phật ngôn bằng tiếng Pāli để phối kiểm sự chuẩn xác trong khả năng truyền thừa của các thế hệ Tăng-già. Cuộc kiết tập đầu tiên do ngài Ca-Diếp chủ trì, kéo dài ba tháng, có 500 vị La-Hán tham dự. Cuộc kiết tập kỳ sáu (gần đây nhất), kéo dài hai năm (1954-1956) tại Miến Điện có 2500 vị tỷ kheo tham dự.
Từ sau các cuộc Kiết Tập đầu tiên chỉ trùng thuật và hiệu chính toàn bộ Tam Tạng Pali bằng hình thức khẩu truyền không dùng văn bản,các vị Kiết Tập Sư trong cuộc Kiết Tập kỳ IV tại Tích Lan đã bắt đầu sử dụng đến các ấn bản Tam Tạng, song song với việc trùng thuật của các vị Pháp sư Tam Tạng theo lối đọc thuộc lòng. Và truyền thống này đã được vận dụng trong cuộc Kiết Tập Tam Tạng kỳ VI tại Miến Điện từ năm 1954 đến năm 1956.
Được biết chính phủ Miến Điện đã dành ra một ngân khoản mười triệu Kyat tiền Miến, tương đương 750.000 bảng Anh (thời giá lúc đó) để chuẩn bị tất cả điều kiện làm việc (gồm các ban in ấn, truyền thông,địa điểm Kiết Tập ) và sinh hoạt (ăn ở, đi lại, an ninh, y tế)cho cuộc Kiết Tập với sự góp mặt của 2500 vị Kiết Tập Sư chủ yếu thuộc Phật giáo Nam Tông các xứ Tích Lan, Cambodge, Ai Lao, Miến Điện và Thái Lan (với các công việc trùng thuật, phiên dịch, kiểm định Tam Tạng) và hàng ngàn quan khách tham dự trong tư cách quan sát viên đến từ toàn cầu.
Toàn bộ thời gian làm việc trong suốt hai năm Kiết Tập được chia thành năm pháp hội:
Pháp hội thứ nhất
Sau buổi lễ khai mạc kéo dài hai ngày từ 17/5 đến 19/5/54, tất cả tăng chúng nhất trí suy cử đại lão hòa thượng Abhidhaja Maha Ratthaguru Bhaddanta Revata Nyaungyan Sayadaw làm chủ toạ đại hội Kiết Tập. Sau đó ban Kiết Tập Sư bắt đầu trùng thuật (đọc thuộc lòng) toàn bộ Luật Tạng (gồm 5 bộ trong tám cuốn, 2260 trang) qua hình thức vấn đáp.
Pháp hội thứ hai
Từ ngày 15/11/54 đến ngày 29/1/55, không kể vài ngày lễ lạc, chư Kiết Tập Sư đã dành trọn 65 (sáu mươi lăm)ngày để trùng thuật toàn bộ Trường Bộ Kinh (gồm 779 trang Pali), Trung Bộ Kinh (gồm 1206 trang Pali), và Tương Ưng Bộ Kinh (gồm 1454 trang Pali). Ngài Nyaungyan Sayadaw trực tiếp điều động và theo dõi 500 vị Kiết Tập Sư thực hiện công đoạn này.
Pháp hội thứ ba
Từ ngày 28/4/55, ban Kiết Tập Sư đã dành ra hai mươi bảy ngày để trùng thuật trọn vẹn Tăng Chi Bộ Kinh (gồm 1651 bài kinh trong 9557 trang Pali). Được biết chư thánh tăng trong cuộc Kiết Tập đầu tiên do ngài Mahàkassapa chủ toạ đã chia Tăng Chi Bộ Kinh thành 120 phần để trùng thuật.Nhưng do điều kiện hiện tại, chư Kiết Tập Sư trong cuộc Kiết Tập kỳ VI sau nhiều bàn soạn đã chia nhỏ bộ này ra thành 210 phân đoạn.
Từ ngày 30/5/55 đến 2/7/55 ban Kiết Tập Sư đã tiếp tục trùng thuật sáu bộ đầu tiên của Thắng Pháp Tạng (A Tỳ Đàm) gồm 2302 trang Pali. Như vậy trong pháp hội thứ ba này, chư tăng đã trùng thuật và hiệu chính được tất cả 11.859 trang Pali. Người được đề cử giám sát và chủ toạ suốt thời gian thực hiện pháp hội thứ ba là ngài Tăng Vương Cao Miên Jotanano Choun Nath cùng với Tăng Vương Ai Lao Prabuddhajinoros.
Pháp hội thứ tư
Cũng còn gọi là Pháp Hội Thái Lan, vì chính ngài Tăng Vương Thái Lan Vanarat Kittisobhana được mời làm chủ tọa để giám sát trên 600 vị Kiết Tập Sư trùng thuật và hiệu chính trọn bộ Patthana(gồm 2686 trang Pali) của Thắng Pháp Tạng cùng hầu hết Tiểu Bộ Kinh (Tiểu Tụng, Pháp Cú, Như Thị Thuyết, Thiên Cung Sự, Ngạ Quỷ Sự, Tăng Kệ, Ni Kệ, Tăng Bản Hạnh, Ni Bản Hạnh, Phật Tông, Hạnh Tạng cùng hai bộ Đại Tiểu Xiển Minh, không có Bổn Sanh và Vô Ngại Giải Đạo). Phần Tiểu Bộ này gồm đến 2299 trang Pali. Như vậy trong Pháp Hội thứ ba chư tăng đã trùng thuật được tổng cộng 4985 trang Pali. Toàn bộ công việc kéo dài trong suốt 54 ngày, từ 16/12/55 đến 16/2/56, không tính mấy ngày lễ.
Pháp hội thứ năm
Cũng còn gọi là Pháp Hội Tích Lan, được bắt đầu từ ngày 23/4/56 đến ngày 24/5/56 và vị chủ trì là ngài Welivita Dharmakirti, tăng trưởng bộ phái Syamanikaya ở Kandy (Tích Lan). Trong thời gian này chư Kiết Tập Sư đã trùng thuật và hiệu chính các bộ Patha, Milindapanha, Netti, Petakopadesa và Patisambhidamagga.
Sau khi đại hội Kiết Tập Tam Tạng kỳ VI hoàn mãn, tất cả cơ sở hạ tầng được sử dụng trong đại hội đã lập tức được đổi dạng thành những trung tâm văn hoá quan trọng của Phật Giáo bao gồm một trường đại học, một thư viện quốc gia và các thư quán (nhà xuất bản), ấn quán.
Saṅgha: Thuật ngữ này có nhiều nghĩa:
1) Sāvakasaṅgha: Chỉ cho tám tầng thánh trí của hàng Thanh Văn, từ Sơ Đạo đến Tứ Quả. Tức đôi lúc Tăng Bảo phải được hiểu là các vị thánh đệ tử của đức Phật.
2) Sammutisaṅgha: Chỉ cho một nhóm tỷ kheo hay tỷ kheo ni có ít nhất bốn vị. Nhưng số lượng này không đủ cho ba loại tăng sự Giới Đàn, Tự Tứ, Phục Vị (abbhānakamma). Năm vị thì có thể làm thêm tăng sự Tự Tứ. Mười vị có thể đủ cho hầu hết tăng sự, trừ Phục Vị. Hai mươi vị là con số tối thiểu để thực hiện tất cả tăng sự. Luật Tạng gọi nhóm tỷ kheo hai hoặc ba vị là Gaṇa (chúng), một vị là Puggala (cá nhân). Các tăng sự sau đây luôn phải do tăng chúng (saṅgha) thực hiện, dưới 4 vị không thể làm được: Apalokanakamma, Ñattikamma, Ñattidutiyakamma, Ñattidutiyakamma.
Saṅghabhatta: Bữa ăn được cúng dường cho tăng chúng tại một trú xứ nào đó.
Saṅghabheda: Sự chia rẽ trong tăng chúng. Cullavagga giải thích rõ ràng rằng khi có một nhóm tỷ kheo tách nhau ra thành hai phe, chỉ cần bên chơn tăng (dhammavādī) có số lượng tối thiểu bốn vị và bên gian tăng (adhammavādī) có số lượng tối thiểu năm vị, thì đó mới được gọi là một cuộc chia rẽ Tăng-già. Nếu dưới hai con số tối thiểu trên đây, thì trường hợp xích mích này chỉ được gọi là Saṅgharāji (tăng chúng tranh sự).
Điều đặc biệt là chỉ trường hợp chia rẽ do chính các tỷ kheo thực hiện mới gọi là Saṅghabheda, chuyện xảy ra do các đối tượng ngoài ra (kể cả tỷ kheo ni) không kể là Saṅghabheda, vì họ đều là người ngoài cuộc. Và sự chia rẽ tăng chúng chỉ hình thành khi vấn đề tranh cãi giữa các tỷ kheo thuộc về lĩnh vực kinh luật giáo nghĩa, như cãi nhau cái gì là Phật ngôn hay không phải Phật ngôn, việc đó hợp luật hay sái luật. Chuyện bất đồng mang tính cá nhân không thể xem là lý do đáng kể.
Tỷ kheo cố ý chia rẽ tăng chúng bất chấp sự khuyên răn của tăng chúng (ba lần), thì phạm tội Tăng Tàn.
Saṅghabhedaka: Chữ gọi vị tỷ kheo cố ý đem vấn đề kinh luật ra làm cớ để chia rẽ tăng chúng. Chỉ có tỷ kheo mới có thể làm việc này. Và sau ba lần từ chối lời cảnh tỉnh của tăng chúng, đương sự phạm tội Tăng Tàn.
Saṅgharāji: Xem chữ Saṅghabheda.
Saṅghasāmaggī: Sơn Môn Đạo Tình. Ngay sau khi trong tăng chúng có xảy ra chuyện bất hoà nghiêm trọng, các tỷ kheo nên nhân một tăng sự nào đó hay tranh thủ ngày Bố Tát sớm nhất để triệu tập tất cả tăng chúng, kể cả tỷ kheo đang bệnh, để dùng Nhị Tác Bạch tuyên ngôn kêu gọi sự đoàn kết và sau đó cùng nhau làm Phát Lộ (có tụng giới bổn). trường hợp này được gọi là tăng sự khôi phục Sơn Môn Đạo Tình.
Saṅghāṭi: Tức y Tăng-Già-Lê của tỷ kheo, thường được may hai lớp. Trong trường hợp dùng vải Phấn Tảo, y này có thể nhiều lớp hơn. Kích thước y Tăng-Già-Lê của tỷ kheo không được lớn hơn Tăng-Già-Lê của đức Phật, tức là chiều dài phải dưới chín gang tay đức Phật và chiều ngang phải dưới sáu gang của Ngài (Sugatacīvarappamāṇa). Khuddakasikkhā giải thích thượng y (y vai trái) phải có cùng kích thước với y Tăng-Già-Lê. Hạ y (y nội) phải có kích thước nhất định là chiều dài bốn khuỷu tay (hắc tay) cộng với một nắm tay (muṭṭhi) của tỷ kheo (người sở hữu y) và chiều ngang hai khuỷu tay cộng thêm một nắm tay, cũng của người mặc.
Theo luật, tỷ kheo không được xa rời tam y một đêm nào cả, ngay cả lúc vào khu dân cư cũng phải có đủ ba y, trừ trường hợp đặc biệt như lúc bệnh hoạn hay trong thời gian năm tháng sau ngày thọ y Kaṭhina.
Do y Tăng-Già-Lê quá nặng nề, nên ngoài mùa lạnh tỷ kheo có thể không cần đem đắp lên người (pāru-pana) như y vai trái, chỉ việc vắt lên vai cũng được. Tỷ kheo không được lạm dụng Tăng-Già-Lê vào những việc bất xứng, như trải để ngồi hay dùng để lau phủi chỗ dơ. Tội Tác Ác.
Saṅghāṇi: Một loại trang sức đeo ở thắt lưng.
Saṅghādisesa: Các bản Hán dịch đều gọi là Tăng Tàn. Đây là tên gọi loại trọng giới có mức nghiêm trọng chỉ đứng sau tội Ba-La-Di. Tỷ kheo phạm tội này tối thiểu phải qua sáu đêm khổ nhục và một tăng hội ít nhất hai mươi vị mới đủ để giải trừ tội trạng.
Theo bộ Kaṅkhā-vitaraṇī, sở dĩ gọi là Saṅghādisesa (Tăng Tàn) vì từ ngày đầu tiên tỷ kheo xưng tội đến khi tội được giải trừ, giai đoạn nào cũng phải do tập thể tăng chúng đứng ra, không thể do một cá nhân lo liệu được (Saṅgho ādimhi ceva sese ca icchitabbo assāti saṅghādiseso).
Giới Tăng Tàn của tỷ kheo có mười ba điều. Chín điều đầu gọi là Tức Phạm (paṭhamāpattikā), nghĩa là tỷ kheo vừa làm xong chuyện cấm thì phạm tội ngay. Bốn điều Tăng Tàn sau gọi là Tiệm Phạm (Yāvatatiyakā), những tội chỉ bị xem là vi phạm sau ba lần tuyên ngôn khuyên răn bất thành của tăng chúng.
Xem thêm các chữ Mānatta, Parivāsa.
Saññāvimokkā-āpatti: Chữ gọi những tội bị phạm do sự cố ý (vì cũng có trường hợp dù vô tình cũng là phạm tội).
Satavalika: Kiểu quấn y nội thành quá nhiều nếp khi mặc, không đúng luật, tội Tác Ác.
Sativinaya: Ức Niệm Diệt Tránh. Chữ gọi trường hợp chư tăng dùng bốn bận tuyên ngôn để xác định một tỷ kheo là bậc La-Hán để đương sự được quyền miễn trừ trước một cáo buộc nào đó.
Theo Samantapāsādikā, tăng sự này đòi hỏi năm điều kiện: Tỷ kheo bị cáo buộc kia đúng là người vô tội (suddhassa anāpattikassa dānaṃ ekaṃ), có người cáo buộc (anuvāditassa dānaṃ ekaṃ), tỷ kheo bị cáo buộc có lời yêu cầu tăng chúng xác định tình trạng vô nhiễm của mình (yācitassa dānaṃ), lời xác định kia phải do tập thể tăng, không thể là một cá nhân nào (saṅghena dānaṃ ekaṃ), lời xác định kia đúng với sự thật (dhammena samaggena).
Sattabbhantara-sīmā: Khi các tỷ kheo muốn làm Bố Tát trong một khu rừng mênh mông thì khu vực bán kính bảy Abbhantara chung quanh chỗ tăng hội lúc đó trở thành một khu vực Sīmā tạm thời, không cần tuyên ngôn kiết giới hay vật mốc làm dấu ranh. Mỗi Abbhantara được xác định tương đương với hai mươi tám khuỷu tay của người trung bình. Vậy bảy Abbhan-tara là 196 khuỷu tay (gọi theo chữ cũ là hắc tay).
Sattāhakaraṇīya: Nghĩa bóng là duyên sự chính đáng. Khi tỷ kheo đã nguyện kiết hạ ba tháng mùa mưa ở nới nào đó, nếu không có một lý do hợp luật (xin xem chữ Vassāvāsa) thì không thể rời khỏi chỗ nhập hạ quá một đêm dù ban ngày có thể đi đâu đó để làm các Phật sự như tụng kinh, nghe pháp, thăm hỏi trưởng lão. Thuật ngữ trên đây được dùng gọi chung những công việc quan trọng không thể làm ngơ, phải nguyện rời trú xứ cách đêm, để hoàn tất công việc trong vòng bảy ngày. Nghĩa đen của chữ Pāli này là những việc phải làm xong trong bảy hôm, và trước lúc ra đi tỷ kheo phải chú nguyện sẽ trở về đúng hạn, không lâu quá bảy ngày.
Sattāhakālika: Châu Hạn Dược. Chữ gọi chung năm thứ được xem là dược phẩm như bơ đặc (navanīta), bơ lỏng (Sappi), mật ong (madhu), mật mía (phānita) và dầu ăn. Tỷ kheo bệnh chỉ được giữ năm món này trong bảy ngày, lâu hơn sẽ phạm tội Xả Đọa.
Sattu: Bánh làm bằng bột ngũ cốc. Chữ này cũng để gọi một thứ bột có trộn nghệ dùng để giữ kim may khỏi rỉ sét.
Satthaka: Loại dao nhỏ dùng trong việc may vá.
Satthakamma: Sự mổ xẻ hay phẩu thuật. Tỷ kheo có thể để người khác mổ xẻ để trị bệnh, nhưng nên tránh để thầy thuốc làm việc nhiều ở chỗ kín. Theo Mahāvagga.
Satthakadaṇḍa: Cán dao. Tỷ kheo nên tránh các chất liệu quý kim, bảo thạch.
Satthalūkha(cīvara): Một tên gọi khác của y áo tăng ni nói chung. Vì đức Phật cấm chế y áo tăng ni không được là một tấm vải nguyên, vốn dễ gợi lòng tham cho người khác (và bản thân mình), nên y phải được may lại bằng nhiều miếng vải rời theo hình thức một miếng ruộng với các ô vuông và chữ nhật liền nhau (xem chữ Cīvara). Xin đừng nhầm lẫn với kiểu y bá nạp có hàng trăm mảnh ghép nối cầu kỳ và lập dị hơn là đơn giản, thanh bần. Nghĩa đen của thuật ngữ này là thứ y phục được làm xấu đi bằng những đường cắt của dao kéo.
Saddhādeyyavinipātanā: Thất Cách Thọ Dụng. Nghĩa bóng của chữ này là trường hợp tỷ kheo đem tài vật cá nhân biếu tặng những đối tượng nằm ngoài tăng chúng hay cha mẹ. Đó cũng là một cách cô phụ tấm lòng những thí chủ dâng cúng cho mình với ý nghĩa hộ trì phạm hạnh khi sử dụng lễ phẩm không đúng chỗ. Theo Mahāvagga.
Saddhivihārika: Chữ gọi vị tỷ kheo hay sa-di đệ tử, người được mình tế độ cho thọ giới xuất gia (trao truyền giới phẩm) và theo luật thì thầy trò phải sống gần nhau ít nhất năm năm. Từ đó mới có chữ Saddhivihārika tức người đệ tử đồng trú.
Theo Luật Tạng, tình nghĩa thầy trò trong tăng chúng không khác gì quan hệ phụ tử. Khi thầy hay trò hữu sự (lâm nạn hay bị xử phạt) thì người kia không nên bỏ mặc. Trong mọi sự, người đệ tử không nên hành xử theo ý riêng mà không xin phép thầy tế độ. Nếu thầy tế độ hoàn tục, qua đời, hoặc không còn điều kiện sống gần nữa, đệ tử phải tìm đến y chỉ nơi một tỷ kheo trưởng lão mà mình nghĩ là xứng đáng.
Saddhivihārī = Saddhivihārika.
Santaruttara: Tình trạng không giữ đủ tam y. Nếu dịch sát, chữ này nghĩa là chỉ có hạ y tức y nội (antaravā-saka) và thượng y tức y vai trái (uttarasanga) mà không có thêm Tăng-Già-Lê. Tỷ kheo không được vào khu dân cư trong tình trạng không có đủ tam y. Chỉ trường hợp đặc biệt như khi tỷ kheo bệnh, lúc đi sông suối vào các tháng mưa, hay trong thời gian năm tháng sau ngày thọ tăng y.
Santhata: Loại chiếu hay thảm len được dán keo, không phải do đan hay dệt. Tỷ kheo không được dùng loại thảm có pha trộn tơ tằm hay lông cừu. Tội Xả-Đọa. Thảm len hợp luật phải có ít nhất một nửa diện tích là màu đen và đã đươc ai đó sử dụng tối thiểu sáu năm trước khi đến tay tỷ kheo.
Sanniṭṭhānantika: Một trong tám lý do khiến tỷ kheo làm hỏng ý nghĩa tăng y (làm mất năm tháng đặc quyền) là ý định ra đi không trở lại trú xứ vừa thọ y.
Sannidhikāraka: Thuật ngöõ gọi sự cất giữ, tích lũy thức ăn. Tăng ni không được giữ lại thức ăn cách đêm. Thậm chí có những món được xem là thuốc trị bệnh (gồm mật ong, mật mía, bơ đặc, bơ lỏng và dầu ăn) cũng chỉ được cất giữ không quá bảy ngày. Các món thuốc men ngoài ra có thể giữ bao lâu tùy thích, dĩ nhiên tránh việc chất đống với số lượng quá mức cần thiết.
Sapadānacārikā: Tuần tự hóa duyên, chữ gọi phép đi khất thực không bỏ sót nhà nào với ý lựa chọn. Đồng thời cũng có nghĩa là hạnh khất thực mỗi ngày không gián đoạn của tỷ kheo trì hạnh Đầu-Đà (sapadāna-carika).
Saparikkamana: Sự quảng khoát cần có ở một miếng đất được tỷ kheo chọn làm nơi xây dựng trú xứ. Tính từ vách nhà phải đủ chỗ cho một con bò kéo cày hay có thể bắt thang. Tỷ kheo phải luôn có được sự chỉ định của chư tăng về vị trí xây cất (vatthudesanā) trước khi xây cất am thất riêng cho mình.
Sappaṭikamma-āpatti: Chữ gọi tất cả các tội có thể giải trừ sau khi vi phạm, nghĩa là chỉ trừ ra tội Ba-La-Di.
Sappi: Bơ lỏng (ghee), một trong năm thứ dược phẩm mà tăng ni có quyền cất giữ trong bảy ngày. Vì thời xưa bơ lỏng là thứ đắt đỏ, tăng ni không được xin về để dùng như thực phẩm.
Sabbakaṇha-cīvara: Hắc y, y thuần một màu đen. Tăng ni không được dùng.
Sabbatthapaññatti: Từ gọi chung những học giới được cấm chế không hạn chế địa phương, nghĩa là ở đâu cũng phải tuân hành như vậy.
Sabbanīlaka-cīvara: Thanh y, y thuần một màu xanh. Tăng ni không được dùng.
Sabbapītaka-cīvara: Y được nhuộm chỉ bằng màu vàng, không pha thêm màu khác. Tăng ni không được dùng.
Sabbamañjitthaka: Y nhuộm màu đỏ thẩm. Tăng ni không được dùng.
Sabbamattikamayakuṭikā: Loại am thất làm từ đất nung nguyên khối, bằng cách đắp đất sét thành hình dạng nhà ở rồi chất than hay củi nung chín như cách người ta làm đồ gốm. Không hợp luật.
Sabbamahāraṅgaratta-cīvara: Loại y có màu đỏ rực như lưng rết, không hợp luật.
Sabbamahānāmaratta-cīvara: Y có màu nhuộm vằn đốm như một chiếc lá sắp khô. Không hợp luật.
Sabbalohitaka-cīvara: Y nhuộm tuyền một màu đỏ máu, không hợp luật.
Sabhāgāpatti: Đồng tội. Chữ gọi trường hợp từ hai tỷ kheo trở lên phạm cùng một học giới giống nhau, như cùng ăn chiều mà chưa sám hối. Những vị như vậy không thể sám tội với nhau được, cả hai phải tìm vị khác hoặc một trong hai sau khi được trong sạch quay lại cho người kia sám tội với mình.
Samaṇuddesa = Sāmaṇera.
Samaṇakappa: Chữ gọi chung những thứ vật chất hay thực phẩm đã được hợp thức hoá để tỷ kheo có thể sử dụng. Chẳng hạn trái cây phải được lấy hột ra tỷ kheo mới có thể thọ thực. Có nhiều cách hợp thức hóa: Dùng lửa (aggiparicita), dùng dao hay vật nhọn (satthaparicita) và dùng móng tay (nakhaparicita). Đôi lúc chỉ một dấu cắt sơ sài hay một vết móng cào nhẹ cũng có thể xem là hợp luật.
Samaṇakuttaka: Sa-môn giả hiệu, chữ gọi người tự đắp giáo phục để dễ dàng kiếm sống.
Samaṇabhatta-samaya: Lời mời ăn dành cho tu sĩ các tông phái nói chung, kể cả với tỷ kheo Phật giáo.
Samatha: Phép Diệt Tránh hay Tịnh Tranh, chữ gọi bày phương thức giàn xếp rắc rối tranh cãi trong tăng chúng. Chẳng hạn triệu tập các đương sự để cùng giải quyết trước mặt nhau, hay trưng cầu ý kiến tập thể, hoặc chư tăng cùng nhất trí lờ luôn chuyện đó không nhắc đến nữa. Đặc biệt nhất là trường hợp dùng tăng lệnh xác định một bị cáo nào đó là bậc La-Hán được miễn trừ hoàn toàn các cáo buộc. Dĩ nhiên ngày nay không còn cơ hội để áp dụng cả bảy phương thức này. Xin xem thêm trong Giới Bổn tỷ kheo về bảy phép Tịnh Tranh.
Samānasaṃvāsasīmā: Từ gọi một khu vực cương giới đã được chư tăng dùng tuyên ngôn và các vật mốc để xác định là địa điểm thực hiện các tăng sự. Xem chữ Sīmā.
Samānāsanika: Bạn đồng tọa, chữ gọi chung các tỷ kheo chỉ chênh lệch nhau từ ba hạ trở xuống có thể ngồi ngang nhau. Có nghĩa là một tỷ kheo năm hạ có thể ngồi chung với tỷ kheo ba hạ. Đó là nói trường hợp chỗ ngồi là một chiếc giường hay ghế có thể chứa nhiều người. Đặc biệt tỷ kheo phải tránh ngồi gần phụ nữ, hay bán nam bán nữ trong những chỗ ngồi có vẻ gần gũi, dễ chung đụng như vậy.
Samuṭṭhāna: Tội căn, hay điều kiện căn bản để cấu thành một tội trong Luật Tạng, ở đây nói đến ba nghiệp môn (thân, khẩu, ý). Trong bộ Parivāra có kể chi tiết mười ba trường hợp, nhưng đại lược là có những tội chỉ do thân môn hay khẩu môn cộng với ý môn đã đủ thành tội, có trường hợp phải hội đủ cả ba nghiệp môn mới kể là phạm tội, có trường hợp chỉ hình thành từ một nghiệp môn.
Samodhānaparivāsa: Huân Tội Cấm Phòng, chữ gọi trường hợp tỷ kheo phải chịu thêm ngày cấm phòng khi chưa giải trừ xong tội một Tăng Tàn. Tức phạm thêm tội Tăng Tàn khác trong lúc đang thụ phạt cấm phòng (parivāsa) hay trong thời gian sáu đêm Khiêm Hạnh. Xem chữ Parivāsa.
Sambādha: Chữ gọi tất cả những chỗ kín trong thân thể tỷ kheo, như nách, háng, hậu môn và bộ phận sinh dục. Tỷ kheo nên đặc biệt tránh việc phơi bày những chỗ này cho người khác nhìn thấy, kể cả lúc chữa bệnh. Tăng ni cũng không được cạo bỏ lông chỗ kín, trừ lúc trị thương.
Sambhāraseda: Cách trị bệnh thống phong (gout) bằng việc dùng các loại lá thuốc để xông hơi.
Sammajjanī: Cây chổi quét nhà.
Sammukhavikappanā: Xem chữ Parammukhavikappanā.
Sammukha-vinaya: Diện Tiền Tịnh Tranh. Một trong bảy phép Tịnh Tranh, giải quyết tranh cãi trong tăng chúng bằng cách triệu tập các đương sự đến trước tập thể để cùng giàn xếp. Có bốn tiêu chuẩn để làm nên một tăng sự loại này: Phải có sự hiện diện của tăng chúng (saṅghasammukhatā), phải có vấn đề tranh cãi cụ thể (dhammasammukhatā), giải pháp phải hợp luật (vinayasammukhatā), và cả hai phe tranh cãi phải cùng có mặt (puggalasammukhatā).
Phép Tịnh Tranh này được áp dụng cho một trong bốn trường hợp Vivādādhikaraṇa, Anuvādādhikaraṇa, Āpattādhikaraṇa, Kiccādhikaraṇa. Đôi lúc sự vụ được giao cho một nhóm hay một cá nhân tỷ kheo nào đó giải quyết (cách ủy nhiệm-Ubbāhika), cũng được gọi là Diện Tiền Tịnh Tranh.
Sammutikappiyabhūmi: Nhà kho hay chỗ cất giữ vật dụng hay lễ phẩm của chung tăng chúng một trú xứ, do chính chư tăng chỉ định vị trí và đề cử người chịu trách nhiệm trông coi.
Sarabhañña: Lối tụng kinh cao giọng, hợp luật, nhưng tỷ kheo không được tụng kinh như hát, trái luật.
Saritaka: Chữ gọi chung bột đá hay cát nhuyễn dùng giữ kim may khỏi bị sét.
Saritakasipāṭikā: Chữ gọi chung các loại giấy nhám hay vải có bôi sáp hoặc cát mịn để giữ kim may không bị sét.
Salākaggāha: Sự bỏ phiếu hay việc bỏ thăm. Một trong những cách trưng cầu ý kiến tăng chúng hay tìm nhân tuyển cho một sự vụ nào đó. Xem chữ Yebhuyyasika-vinaya.
Salākaggāhāpaka: Chữ gọi vị tỷ kheo có trách nhiệm đi gom lại các lá thăm (phiếu) sau một cuộc bỏ thăm của tăng chúng cho vấn đề gì đó. Xem chữ Yebhuyyasika-vinaya.
Salāka-vātapāna: Loại cửa sổ có các chấn song.
Salāka: Lá phiếu, lá thăm dùng trong các buổi trưng cầu hay thăm dò ý kiến hoặc tìm nhân tuyển. Chữ này cũng để gọi thanh gỗ được chèn giữa hai lớp vải trong lúc may y, không để đường chỉ xuyên qua cả hai lớp vải.
Salākabhatta: Đầu Phiếu Trai Phạn. Bữa ăn được cúng dường cho chư tăng qua cách rút thăm xem vị nào được đi. Đó là trường hợp có cùng lúc nhiều thí chủ mời thỉnh hay tổng số tỷ kheo đông hơn con số được thí chủ nêu ra.
Salākodhāniya: Cái giá để gác cây que chấm thuốc nhỏ mắt. Xem chữ añjanīsalāka.
Saddhivihārinī = Sahajīvinī: Nữ đồ hay nữ đệ tử hay người nữ được tỷ kheo ni truyền giới cho xuất gia. Tình thầy trò bên ni chúng cũng phải được trân trọng như tình mẫu tử.
Sahubbhāra: Một trong tám trường hợp tỷ kheo làm hỏng mất các đặc quyền sau ngày thọ tăng y do rời khỏi trú xứ để tìm y với ý sẽ trở về, nhưng sau đó lại đổi ý và nhường lại cho vị khác thọ y Kaṭhina.
Sajīva: Điều huyết mạch hay vấn đề cốt tử. Đây là chữ đồng nghĩa với từ Học Giới (sikkhā) của tăng ni. Nghĩa đen của chữ này là những điều mà tăng ni phải suốt đời giữ lấy, chúng chính là sinh mạng của đời sống phạm hạnh, danh xưng tăng ni chỉ tồn tại qua các học giới. Đây cũng là lời giải thích vì sao trong Tương Ưng Bộ đức Phật đã gọi vị tỷ kheo hoàn tục là người tự sát.
Sāṭiyaggāhāpaka: Chữ gọi tỷ kheo thay mặt tăng chúng nhận y hay vải may y từ thí chủ.
Sāṇa: Một loại vải thô xấu dệt từ xơ cây, hợp luật.
Sādhāraṇapaññatti: Phổ Chế (chữ Biến Chế rất đắc cách nhưng dễ bị hiểu lầm). Từ gọi những học giới được cấm chế chung cho cả hai phía tăng ni.
Sāmaṃ-pakkaṃ-piṇḍaṃ: Chữ gọi chung những món ăn không cần nấu nướng, đã chín sẵn hoặc có thể ăn ngay. Theo luật, tỷ kheo không được tự tay nấu ăn nên khi khất thực chỉ nên nhận các món ăn loại này.
Sāmaggī-uposatha: Tăng Hòa Bố Tát. Chữ gọi lễ Bố Tát được thực hiện ngay khi tăng chúng đang cần có cơ hội để tái hiện sự đoàn kết từ một cuộc xích mích vừa xảy ra. Xem chữ Saṅgha-samaggī.
Sāmaṇera: Sa-di, giới phẩm chuẩn bị cho một người nam trước khi thọ đại giới để trở thành tỷ kheo. Hạn tuổi tối thiểu của Sa-di có thể chỉ là bảy tuổi, đủ trí khôn để xua đuổi một bầy quạ. Và một Sa-di phải giữ tròn Thập giới (tính hẹp) hay 105 giới (tính rộng). Trong đó có mười điều sau khi vi phạm coi như phải hoàn tục hay tái thọ Sa-di giới: Đó là năm điều giống hệt ngũ giới của cư sĩ, cộng thêm ba tội phỉ báng Tam Bảo và sách nhiễu tình dục tỷ kheo ni (xem chữ Bhik-khunīdūsaka). Đặc biệt điều cuối cùng này bị xem là tương đương với tội Ba-La-Di của tỷ kheo, nghĩa là suốt đời không được đắp y trở lại, dù ở giới phẩm nào. Khi vi phạm các học giới còn lại, Sa-di chỉ bị xử phạt tượng trưng.
Cũng giống trường hợp tỷ kheo, người muốn thọ giới Sa-di cũng không thể là người có các vấn đề về pháp luật, xã hội hay sức khỏe như dị dạng hay nan y tuyệt chứng.
Chữ Sāmaṇera nghĩa đen là con của Sa-Môn (tỷ kheo) có chữ đồng nghĩa là Samaṇuddesa, người tháp tùng tỷ kheo hay Sa Môn thứ phẩm.
Sāmaṇerapesaka: Chữ gọi vị tỷ kheo có trách nhiệm giao việc cho Sa-di.
Sāmaṇerī: Sa-Di-Ni, giới phẩm thấp nhất trong ni chúng, giai đoạn chuẩn bị cho hai năm Học Nữ (sikkhāmānā) trước khi thọ giới tỷ kheo ni.
Sālūkapāna: Nước ép từ rễ sen hay súng, tỷ kheo có thể dùng buổi chiều.
Sāvajjapaññatti: Chế Ác học giới. Chữ gọi những học giới có nội dung ngăn cấm những điều bất thiện trong cách nhìn của cả ngoài đời trong đạo. Chẳng hạn các học giới giống với ngũ giới, đạo đời đều nhận là chuyện không nên.
Sāvanantikā: Một trong tám trường hợp tỷ kheo làm hỏng các đặc quyền sau ngày thọ y Kaṭhina. Xem chữ Kaṭhina-uddhāra.
Sāvasesā-āpatti: Tội Khả Phục. Chữ gọi sáu loại tội sau của giới bổn, trừ ra tội Ba-La-Di (tội bị gọi là Anavasesāpatti, tội tuyệt hậu). Sáu tội trên đây được gọi thế vì tăng ni sau khi vi phạm vẫn còn phương tái phục.
Sikkāsammuti: Theo luật thì tỷ kheo vô bệnh không được đeo bình bát bằng dây (sikkā), và phải ôm bát bằng hai tay. Nhưng trường hợp tỷ kheo bệnh thì được đặc cách xài được. Chuyện đặc cách này được gọi là Sikkā-sammuti, lệnh tăng cho đeo dây bát!
Sikkhāmānā: Học nữ hay Thất Xoa Ma Na, giới phẩm trên Sa di ni và dưới tỷ kheo ni. Giai đoạn Học Nữ chỉ kéo dài hai năm, không thể nhiều hay ít hơn và đây là giới phẩm bắt buộc phải trải qua trước khi thọ giới tỷ kheo ni. Học Nữ chỉ giữ sáu học giới (giống hệt Đạo sĩ giới) là ngũ giới cộng thêm giới cấm ăn sau ngọ.
Phụ nữ đã có chồng rồi xuất gia làm Học Nữ (sau khi là Sa-di ni) thì gọi là Gihīgatā-sikkhāmānā (Bán thế học nữ). Gái chưa chồng đã đi xuất gia làm Học Nữ thì gọi Kumāribhūtasikkhāmānā (Đồng Xử Học nữ) hay Mahā-sikkhāmānā (Đại Học nữ). Vì thời xưa có tục tảo hôn, nên luật có quy định Bán thế học nữ phải trên mười tuổi (có chỗ nói cụ thể là từ mười hai tuổi), nhưng gái chưa chồng thì phải tối thiểu mười tám tuổi mới được tu lên Đồng Xử Học Nữ. Phải chăng việc từng trải cũng giúp người ta vững vàng hơn!
Sikkhā: Đây là một chữ đa nghĩa trong Phật giáo. Có lúc chữ này có nghĩa là các học giới được đức Phật cấm chế cho tăng ni và cư sĩ nói chung. Đôi khi chữ này chỉ chung cho Tam Học. Theo giáo nghĩa Nam Truyền, Giới Học là tất cả giới luật, Định Học là pháp môn Chỉ Tịnh (samatha) và Tuệ học là pháp môn Tuệ Quán (vipassanā).
Sikkhāpaccakkhāna: Sự xả giới hay hoàn tục bằng một lời xác nhận trong tình trạng tâm trí tỉnh táo, đầy đủ ý thức. Có vậy tăng ni mới không còn là tăng ni nữa. Bộ Kankhāvitaranī giải thích rằng phải có đủ sáu yếu tố mới khiến ý xả giới có hiệu lực: Lòng quả không còn tha thiết đời phạm hạnh (citta), ý nguyện đó phải biểu tỏ bằng lời cho người khác nghe, không thể bằng chữ viết hay điệu bộ (payoga), lời tuyên bố xả giới phải nhắm ngay thời điểm hiện tại, như không thể báo trước ngày thọ giới (kāla), cả người nói lời xả giới lẫn người làm chứng đều phải trong tình trạng tỉnh táo hoàn toàn (puggala), và tăng ni phải ý thức rõ là mình đang nói lời xả giới (vijānana). Theo Cullavagga, tỷ kheo ni đã hoàn tục không thể xuất gia trở lại.
Sikkhāpaccakkhātaka: Người vừa nói lời xả giới một cách hợp luật, được kể vào các đối tượng bị khai trừ (vajjanīyapuggala) đối với tất cả tăng sự.
Sikkhāpada: Nghĩa rộng là tất cả giới luật của tăng tục. Nghĩa hẹp là hầu hết giới bổn tăng ni, trừ ra bảy phép Tịnh Tranh.
Sikkhāsammuti: Chữ gọi tăng sự của ni chúng cho phép sa-di-ni thọ giới Học nữ.
Siṅgiloṇakappa: Một trong các quan điểm của nhóm tỷ kheo Vajjīputta cho phép tỷ kheo được dùng ống đựng muối làm bằng sừng thú. Dĩ nhiên trái luật.
Sitthakatela: Một loại dầu bôi mỹ phẩm, không hợp luật.
Sitāloḷi: Thứ nước bùn lấy từ các luống cày, được dùng để hóa giải cơn phấn khích sau khi tỷ kheo uống nhầm thuốc kích dục. Xem chữ Gharadinnakābādha.
Sīpādī: Người bị bệnh phù chân voi, không được thọ đại giới.
Sīmā: Khu cương giới hay kiết giới được chư tăng ấn định ở địa điểm nào đó để làm chỗ họp chúng thực hiện các tăng sự. Có hai loại cương giới Sīmā:
1) Baddhasīmā (còn gọi Khaṇḍasīmā, Samānasaṃvāsasīmā hay Avippavāsasīmā): Tức khu vực được ấn định là cương giới sau hai lần tuyên ngôn và đòi hỏi phải có các vật mốc làm dấu ranh đất. Ngoài ý nghĩa là chỗ làm tăng sự, cũng có thể là chỗ cư ngụ của tăng chúng.
2) Abaddhasīmā: Khu cương giới được chư tăng giả định tạm thời giữa rừng núi, không cần tuyên ngôn và vật mốc, chỉ để thực hiện các tăng sự.
Vật mốc làm dấu ranh cho khu vực Sīmā có thể là núi non, cây cối, đường lộ, sông rạch, rừng rậm, ao hồ, thậm chí một gò mối hay bốn hòn đá tảng. Ý nghĩa tinh thần hay tác dụng của một khu vực Sīmā là để tăng chúng không bị manh mún, rời rạc. Làm gì cũng phải đoàn kết, hợp quần, tập trung.
Khu vực Sīmā có thể là một cây cầu lớn ngang sông hay một chiếc thuyền to, miễn là đủ kiên cố để chịu đựng sức nặng của tối thiểu hai mươi tỷ kheo và có thể tồn tại lâu ngày, tức không phải vật tạm bợ nhất thời.
Luật định trước khi tuyên ngôn kiết giới một cương giới mới, để tránh chồng chéo lên một khu Sīmā cũ, chư tăng phải thực hiện một việc mang tính thủ tục là tuyên ngôn xả bỏ giá trị của một Sīmā được giả định hay xác định là đã có sẳn ở đó. Thuật ngữ gọi đây là phép Sīmāsamūhana (giải thể cương giới cố hữu).
Khu đất Sīmā phải hoàn toàn biệt lập và liền lạc liên lũy, không thể rời rạc bằng một sự đan xen, chen kẻ bởi một không gian trung gián. Chu vi tối đa của khu Sīmā không được vượt quá ba Do-Tuần (mỗi Do-Tuần là bảy dặm Anh, một dặm Anh là 1.6 cây số). Và chỗ Sīmā hẹp nhất cũng phải đủ chỗ cho hai mươi mốt tỷ kheo ngồi thoải mái.
Từ những chi tiết trên, có đến mười một trường hợp Sīmā không hợp luật, tức không thể là nơi thực hiện các tăng sự: Sīmā quá hẹp (atikhuddā-sīmā), Sīmā quá rộng (atimahatī-sīmā), Sīmā có vật mốc không nguyên vẹn như lúc đầu (Khaṇḍanimitta-sīmā), Sīmā không có vật mốc do bị mất hay lúc tuyên ngôn vốn đã không có (animitta-sīmā), Sīmā lấy bóng che của cái gì đó làm vật mốc (chāyānimitta-sīmā), Sīmā mới nằm bên cạnh khu Sīmā cũ (bahisīme thitasammatā-sīmā), Sīmā nằm trên sông (nadiyā-sīmā), Sīmā nằm trên biển (samudde-sammatāsīmā), Sīmā nằm trên hồ thiên nhiên (jātassara-sīmā), Sīmā này giáp mí với sīmā kia (Sīmāya sīmaṃ sambhindantā sīmā), Sīmā này nằm giữa Sīmā kia (Sīmāya sīmaṃ ajjhottharantā sīmā). Theo Samantapāsādikā.
Sīmātikkantā: Một trong tám trường hợp tỷ kheo làm hỏng đặc quyền thọ tăng y khi đương sự rời khỏi trú xứ để tìm y và sau đó trở về sau khi thời hạn tìm y đã qua mất. Xem chữ Kaṭhina-uddhāra.
Sīmā-samūhana: Tăng sự giải thể sīmā cũ được giả định hay xác định là đã có sẵn nơi sắp kiết giới (khi chư tăng muốn làm lại một Sīmā mới rộng hay hẹp hơn chẳng hạn). Theo Samantapāsādikā.
Khi một Avippavāsasīmā (nơi có thể xa tam y) được xả bỏ thì ý nghĩa đồng trú của Samānasaṃvāsasīmā (nơi tăng chúng hợp quần làm các tăng sự) cũng lập tức không còn nữa.
Sīlavipatti: Giới tổn thất. Chữ gọi trường hợp tăng ni phạm vào một rong hai loại trọng giới nặng nhất trong giới bổn (Ba-La-Di và Tăng Tàn).
Sugataṅgula: "Ngón tay của đức Phật", một đơn vị đo chiều dài đặc hữu trong Luật Tạng Pāli, tương đương 2.5 cm.
Sugatavidatthi: Gang tay của đức Phật, một đơn vị đo chiều dài được xem là đặc hữu của Luật Tạng Pāli khi nói về kích thước y áo hay liêu thất của tỷ kheo. Theo Samantapāsādikā và Kaṅkhāyojanāmahāṭīkā thì một gang tay của đức Phật dài bằng ba gang tay người trung bình (majjhimapurisa) hay một khuỷu rưỡi, tính theo đơn vị Vaddhakī-hattha (khuỷu tay thợ mộc!).
Suttuddesa-uposatha = Saṅgha-uposatha.
Chữ Sutta trong hợp từ trên đây được hiểu là Pāṭimokkha. Xem chữ Uposatha.
Suttalūkha: Lối mạng y bằng những đường chỉ nhìn như tấm lưới, để vá chỗ rách hoặc để làm hoại sắc (dubbaṇṇakaraṇa) cho y bớt đẹp mắt!
Suddhantaparivāsa: Xem chữ Parivāsa.
Supaṭicchanna: Nghĩa đen là sự khéo che đậy, nghĩa bóng là sự kín đáo dễ nhìn của tăng ni khi mặc y áo: Trên phải kín cổ, kín cùi chỏ và dưới thì quá gối một cách hợp luật.
Surā: Rượu nói chung. Luật kể có bốn loại: Rượu lúa mạch (piṭṭhasurā), rượu nếp (pūvasurā), rượu gạo (odanasurā) và rượu pha hỗn hợp (kiṇṇapakkhittā). Những liệt kê đó chỉ mang tính tượng trưng, tứ chúng Phật giáo tuyệt không được ăn uống bất cứ thứ gì gây say.
Sūkarantaka: Loại dây nịt đơn giản như đuôi con heo, có móc khóa ở một đầu. Tỷ kheo được phép dùng.
Sūci: Kim may y phục, tăng ni dùng được.
Sūcikā: Chốt, then gài cửa (bolt). Chữ này cũng có nghĩa là cái chìa khóa (key).
Sūcighara = Sūcināḷikā: Hộp đựng kim chỉ. Tỷ kheo nên tránh các chất liệu quý kim, bảo thạch hay ngà, sừng, xương thú.
Sekhiyā: Ưng học pháp. Chữ gọi chung các tế hạnh được kể trong giới bổn, nội dung xây dựng nếp sinh hoạt trang nghiêm trong chuyện ăn mặc, đi đứng, nói năng. Tỷ kheo không giữ đúng sẽ phạm Tác Ác, tỷ kheo ni bị Ba Dật Đề.
Sekkhasammuti: Tên gọi một loại tăng lệnh đặc biệt nhằm đề nghị tăng ni không tiếp tục khất thực trước nhà một cư sĩ đã tận hiến gia sản cho Tam Bảo đến mức bị khánh kiệt nghiêm trọng. Dĩ nhiên nếu đương sự chủ động lên tiếng mời thỉnh hay khi lâm bệnh cần thấy chư tăng thì lại là chuyện ngoại lệ. Tỷ kheo cố ý ghé nhà người cư sĩ như vậy khi không có lý do chính đáng sẽ phạm tội Ưng Phát Lộ.
Thuật ngữ trên đây nghĩa đen là lệnh vinh danh hiền sĩ, xem cư sĩ kia giống hệt một thánh cư sĩ (sekha).
Seṇī: Chữ gọi một dạng nghiệp đoàn bao gồm các thành phần mặt mũi trong xã hội thời xưa, như thương gia và cả giới quan viên. Tuy việc ai nấy làm nhưng khi cần giải quyết chuyện công thì người nào trong đó cũng có tiếng nói. Ni chúng trước khi tế độ cho ai xuất gia phải báo cho nghiệp đoàn này biết để tránh trường hợp người xin tu kia có vấn đề về nhân thân, như gái trốn chồng hay tù vượt ngục.
Tỷ kheo ni độ kẻ xấu xuất gia mà không báo qua các tổ chức xã hội có thẩm quyền thì phạm tội Tăng Tàn.
Sedakamma: Cách xông hơi để trị bệnh thống phong.
Senāsana: Hán dịch là sàng tọa, nghĩa đen là chỗ nằm ngồi nói chung. Nhưng thuật ngữ này phải được hiểu là gồm luôn cả nơi cư ngụ. Bởi tỷ kheo xưa phần lớn đều thường xuyên sống ngoài rừng núi, vườn cây, nói chung là bên ngoài phòng ốc, nên chỗ ngồi và chỗ nằm thường chỉ là một. Và chỗ có thể nằm ngồi cũng chính là trú xứ của vị đó vậy.
Senāsanagāhā: Việc bố xứ. Chữ chỉ việc sắp xếp chỗ ở cho các tỷ kheo trong một trú xứ, đặc biệt lúc sắp vào mùa an cư.
Senāsanagāhāpaka: Vị tri xứ. Chữ gọi vị tỷ kheo có trách nhiệm sắp xếp, an bày chỗ ở cho tăng chúng trong một trú xứ.
Senāsanapaññapaka: Vị tri khách. Chữ gọi vị tỷ kheo chuyên trách an bày trú xứ cho khách tăng.
Senāsanavatta: Chữ gọi chung các bổn phận của tỷ kheo khi thường trụ tại trú xứ nào đó. Chẳng hạn các việc giữ sạch chỗ ở, coi sóc ghế giường chăn đệm, mùng mền của tập thể. Đặc biệt đối với tăng khách, tỷ kheo thường trú nên cư xử hợp lẽ và hòa ái như đối với thầy bạn hay huynh đệ thân thiết của mình.
Seyyā: Do nếp sống giản ước của tỷ kheo nguyên thủy, chữ này chỉ chung cho các thứ giường, chõng, nệm, chiếu bằng các thứ chất liệu hợp luật như lá, cỏ, rơm, vải,...Vì các vị có thể chỉ được một trong các thứ này để làm chỗ ngủ.
Sopāna: Cầu thang.
Sobhaṇa: Viền, mép, biên ngoài của y phục hay nói chung những thứ được may bằng kim chỉ.
*
[H]
Hattha: Cánh tay. Chữ này còn có nghĩa là một khuỷu tay, chữ cũ chư tăng Nam Tông Việt Nam vẫn gọi là hắc tay, tức chiều dài từ cùi chỏ ra đến đầu ngón tay giữa. Đây là một trong những đơn vị đo chiều dài thường thấy trong Luật Tạng Pāli.
Hatthacchinna: Người cụt tay, bất luận là cụt đến đâu. Hạng này không được thọ đại giới, nhưng chuyện dĩ lỡ, giới phẩm vẫn thành tựu, chỉ riêng thầy tổ phạm Tác Ác.
Hatthattharana: Thảm trải trên lưng voi. Tỷ kheo có thể bất đắc dĩ ngồi được, nhưng không thể nằm trên đó.
Hatthapallatthikā: Cách ngồi bó gối, hai tay vòng lấy đầu gối.
Hatthapādacchinna: Người cụt hết tay chân, không thể thọ đại giới. Nhưng nếu chuyện dĩ lỡ, giới phẩm vẫn thành tựu, chỉ thầy tổ bị tội Tác Ác.
Hatthābharaṇa: Gọi chung đồ trang sức đeo tay.
Hatthisoṇḍaka: Cách quấn y nội cuộn tròn phía trước, nhìn như vòi voi, không đúng luật.
Hammiya: Kiểu nhà nhiều phòng và tầng trên có một phòng lớn thay cho mái vòm. Tăng chúng có quyền xây cất và cư ngụ tập thể.
Hammiyagabbha: Gian phòng chính ở tầng trên của kiểu kiến trúc Hammiya. Xem chữ Hammiya.
-ooOoo-
source https://theravada.vn/thuat-ngu-luat-tang-pali-tu-b-h-ty-khuu-giac-nguyen/ from Theravada https://theravadavn.blogspot.com/2020/07/thuat-ngu-luat-tang-pali-tu-b-h-ty-khuu.html
0 notes
Text
BẢNG GIÁ ĐẤT TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2020 – 2024
Bảng giá đất tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020 - 2024
Bảng giá đất được xây dựng định kỳ 05 năm 1 lần và công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 của năm đầu kỳ. Bảng giá đất tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020 – 2024 được UBND tỉnh Hải Dương ký ban hành kèm theo quyết định 55/2019/QĐ-UBND. Các nghĩa vụ tài chính căn cứ vào Bảng giá đất: Tính tiền sử dụng đất; Tính thuế sử dụng đất; Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất; Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; Tính tiền bồi thường cho Nhà nước; Tính giá trị quyền sử dụng đất cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước.
Giá đất là giá trị của quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích đất. Bảng giá đất là tập hợp các mức giá đất cho mỗi loại đất do UBND cấp tỉnh ban hành trên cơ sở phương pháp xác định giá đất và khung các loại đất. Trong bài viết dưới đây, Luật NQH Việt Nam chúng tôi sẽ trình bày Bảng giá đất tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020 – 2024 theo quyết định 55/2019/QĐ-UBND tỉnh Hải Dương.
Cơ sở pháp lý
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Luật Đất đai năm 2013;
Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất;
Nghị định 96/2019/NĐ-CP quy định về khung giá đất;
Thông tư 36/2014/TT-BTNMT quy định về phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh giá đất.
Các nghĩa vụ tài chính căn cứ vào Bảng giá đất
Căn cứ nguyên tắc, phương pháp định giá đất và khung giá đất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua bảng giá đất trước khi ban hành. Bảng giá đất được xây dựng định kỳ 05 năm một lần và công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 của năm đầu kỳ.
Theo quy định tại Điều 114 Luật Đất đai 2013, Bảng giá đất được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau đây:
Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân;
Tính thuế sử dụng đất;
Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai;
Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;
Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
Bảng giá đất tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020-2024
Quyết định 55/2019/QĐ-UBND về bảng giá đất giai đoạn 2020 – 2024 của tỉnh Hải Dương
Ngày 20/12/2019 Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương đã ký ban hành quyết định số 55/2019/QĐ-UBND ban hành bảng giá đất giai đoạn 2020 – 2024 trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Nội dung cụ thể như sau:
TẢI QUYẾT ĐỊNH 55/2019/QĐ-UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— Số: 55/2019/QĐ-UBND Hải Dương, ngày 20 tháng 12 năm 2019
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH BẢNG GIÁ ĐẤT GIAI ĐOẠN 2020 – 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất;
Căn cứ Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định về khung giá đất;
Căn cứ Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất, xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất, định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2019/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương về Bảng giá đất giai đoạn 2020 – 2024 trên địa bàn tỉnh Hải Dương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Bảng giá đất giai đoạn 2020 – 2024 trên địa bàn tỉnh Hải Dương”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024 và thay thế các quyết định: Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành Bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương; Quyết định số 06/2016/QĐ-UBND ngày 14 tháng 4 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc bổ sung một số nội dung tại Bảng giá đất đối với từng loại đất cụ thể ban hành kèm theo Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2014 và Quyết định số 16/2015/QĐ-UBND ngày 06 tháng 8 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương; Quyết định số 35/2017/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương Bảng giá đất điều chỉnh, bổ sung trên địa bàn tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2015 -2019.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Văn phòng Chính phủ; – Bộ Tài nguyên và Môi trường; – Bộ Tài chính; – Cục kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp; – Thường trực Tỉnh ủy; – Thường trực HĐND tỉnh; – Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; – Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; – Các Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh; – Trưởng, Phó phòng Chuyên viên liên quan; – Như điều 3; – Trung tâm Công nghệ thông tin – VPUBND tỉnh; – Lưu: VP, Thụy.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH
Nguyễn Dương Thái
…
Bảng giá đất tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020 – 2024
Bảng giá các loại đất cụ thể trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020 – 2024 được ban hành tại các phụ lục kèm theo quyết định 55/2019/QĐ-UBND tỉnh Hải Dương như sau:
TẢI BẢNG GIÁ ĐẤT TỈNH HẢI DƯƠNG 2020-2024
PHỤ LỤC I
BẢNG GIÁ ĐẤT TRỒNG CÂY HÀNG NĂM GỒM ĐẤT TRỒNG LÚA VÀ CÂY HÀNG NĂM KHÁC, ĐẤT NUÔI TRỒNG THỦY SẢN, ĐẤT TRỒNG CÂY LÂU NĂM, ĐẤT RỪNG SẢN XUẤT, ĐẤT RỪNG PHÒNG HỘ VÀ ĐẤT RỪNG ĐẶC DỤNG (Kèm theo Nghị quyết số: 24/2019/NQ-HĐND ngày 13/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương)
Bảng 1: Đất trồng cây hàng năm và đất nuôi trồng thủy sản
Đơn vị tính: Đồng/m2
Khu vực
Thành phố Hải Dương
Thành phố Chí Linh
Thị xã Kinh Môn
Các huyện
Vị trí
Xã
Phường
Xã miền núi
Xã đồng bằng
Phường
Xã miền núi
Xã đồng bằng
Phường
Thị trấn
Xã
1
80.000
95.000
70.000
75.000
80.000
70.000
75.000
80.000
80.000
75.000
2
75.000
90.000
65.000
70.000
75.000
65.000
70.000
75.000
75.000
70.000
Bảng 2: Đất trồng cây lâu năm
Đơn vị tính: Đồng/m2
Khu vực
Thành phố Hải Dương
Thành phố Chí Linh
Thị xã Kinh Môn
Các huyện
Vị trí
Xã
Phường
Xã miền núi
Xã đồng bằng
Phường
Xã miền núi
Phường, xã đồng bằng
Thị trấn
Xã
1
85.000
95.000
70.000
80.000
85.000
70.000
80.000
85.000
80.000
2
80.000
90.000
65.000
75.000
80.000
65.000
75.000
80.000
75.000
Bảng 3: Đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng:
Đơn vị tính: Đồng/m2
Rừng sản xuất
Rừng phòng hộ
Rừng đặc dụng
40.000
35.000
30.000
Ghi chú:
1 .Vị trí đất
– Vị trí 1: Đất nông nghiệp ở trong đê (gồm đất trong đồng, trong đê bối);
– Vị trí 2: Đất nông nghiệp ở ngoài đê (gồm đất ngoài bãi, ngoài triền sông).
2. Danh mục các xã miền núi:
– Thành phố Chí Linh, gồm 5 xã: Bắc An, Hoàng Hoa Thám, Hưng Đạo, Lê Lợi, Nhân Huệ;
– Thị xã Kinh Môn, gồm 5 xã: Hoành Sơn, Hiệp Hòa, Thượng Quận, Lê Ninh, Bạch Đằng.
3. Trường hợp đất nông nghiệp khác sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép được xác định theo giá đất trồng cây lâu năm đã quy định trong Bảng giá đất của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trường hợp đất nông nghiệp khác sử dụng để trồng trọt chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh được xác định theo giá đất trồng cây hằng năm đã quy định trong Bảng giá đất của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trên đây là Bảng giá đất tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020 – 2024. Trong quá trình giải quyết vấn đề nếu còn có thắc mắc hay chưa rõ bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi tới Tổng đài tư vấn luật đất đai qua HOTLINE 19006588 của Luật NQH Việt Nam để được giải đáp, hướng dẫn chi tiết.
Trân trọng./.
Đánh giá post
Bài viết BẢNG GIÁ ĐẤT TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2020 – 2024 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Luật NQH Việt Nam.
from Luật NQH Việt Nam https://ift.tt/2THxhmq via IFTTT
0 notes
Text
Báo giá vải địa kỹ thuật art12, Tại sao?
Vài lời ngỏ
Vải địa kỹ thuật HP250 Hưng Phú
Chào quý bạn trở lại chuyên trang Vật tư công trình Hưng Phú. Chúc bạn một ngày an lành. Rất vui khi bạn ở đây.
Cũng như bao mặt hàng khác, khi bạn đi mua điều trước hết là bạn cần biết giá. Còn mọi thứ sẽ theo sau đó, vậy có đúng không? Thế nên chúng tôi muốn ngoài việc cung cấp cho bạn một báo giá vải địa kỹ thuật art12 tốt nhất. Xin hãy nán lại đôi phút thôi để tìm hiểu vài điều biết đâu hữu ích cho quý bạn khi mua.
Vải địa kỹ thuật art12 là loại vải địa có lực kéo kháng đứt 12kN/m. Cùng loại này có rất nhiều nhà cung cấp thương mại. Nhưng ở Việt Nam thông dụng nhất là có 03 Nhà sản xuất. Cụ thể là các nhà máy sản xuất có thương hiệu lần lượt là. Vải địa kỹ thuật không dệt APT, Vải địa kỹ thuật không dệt ART và VNT.
Hưng Phú cũng không bỏ qua thông tin của 03 nhà sản xuất đó. Nếu bạn cần so sánh giá, có thể tìm đọc bài viết 04 phép so sánh giá các loại vải địa kỹ thuật không dệt thông dụng nhất ở thị trường Việt Nam.
Ngoài nhà cung cấp Liên Phát với vải địa kỹ thuật TS, Hưng Phú có bản so sánh giá của 02 nhà cung cấp là VNT và vải địa kỹ thuật APT của công ty XNK Thái Châu.
Hưng Phú là nhà cung cấp vải địa kỹ thuật ART thuộc công ty cổ phần Vải địa kỹ thuật Aritex. Sự tín nhiệm của Nhà máy sản xuất với chúng tôi trong suốt hành trình hơn 10 năm qua với sự gắn bó mật thiết uy tín và tin cậy. Ngoài ra sản phẩm này đã được sự tín nhiệm từ khách hàng nên chúng tôi lựa chọn để cung cấp.
Bảng báo giá vải địa kỹ thuật ART12
[wps_shadow style=”default”]Bảng báo giá vải địa kỹ thuật ART12 này chưa bao gồm chi phí vận chuyển và áp dụng cho đơn hàng giá sỉ có số lượng từ 5.000 m2 trở lên. Đơn giá này đã có thuế VAT. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để có giá tốt.[/wps_shadow]
Có 03 loại vải địa kỹ thuật ART12 mà Aritex sản xuất để đáp ứng các yêu cầu thông số kỹ thuật khác nhau. Chúng tôi gửi đến quý bạn một bảng giá trong những phân loại theo thông số thí nghiệm.
Các Dự án mà Hưng Phú cung cấp, thông thường sử dụng nhiều ở phân khúc thường. Nghĩa là thông dụng nhất vẫn là vải địa kỹ thuật ART12. Hai loại còn lại là 12A và 12D chỉ sử dụng trong những dự án thuộc các công trình trọng điểm Quốc gia. Nơi có các yêu cầu thí nghiệm khắt khe ờ 03 thông số.
Cường độ kéo đứt kN/m
Cường độ kéo giật kN/m
Cường độ kháng thủng CBR đơn vị tính N.
Vải địa kỹ thuật ART12A là loại vải địa mà Aritex sản xuất theo thiết kế của dự án. Mời bạn tham khảo thêm ở phần Thông số kỹ thuật ở bên dưới đây.
Bản cập nhật mới nhất ngày 21/05/2020
[wps_table style=”stripped”]
Loại vải địa kỹ thuật không dệt Lực kéo (kN/m) Quy cách (Rộng x Dài) Đơn giá bán (Đồng/m2) Vải địa kỹ thuật ART12 12kN/m 4m x 225m 9.000 Vải địa kỹ thuật ART12A 12kN/m 4m x 225m 10.000 Vải địa kỹ thuật ART12D 12kN/m 4m x 225m 11.200
[/wps_table]
Thông số vải địa kỹ thuật ART12 , ART12A, ART12D theo tiêu chuẩn thí nghiệm sau
TCVN 9844 : 2013 được xây dựng trên cơ sở tham khảo 22 TCN 248-98 Vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu – Tiêu chuẩn thiết kế, thi công và nghiệm thu. TCVN 9844 : 2013 do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
TCVN 8220, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp xác định độ dày danh định TCVN 8221, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp xác định khối lượng trên đơn vị diện tích TCVN 8222, Vải địa kỹ thuật – Quy định chung về lấy mẫu và xử lý thống kê TCVN 8871-1, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực kéo giật và độ giãn dài kéo giật TCVN 8871-2, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực xé rách hình thang TCVN 8871-3, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực xuyên thủng CBR TCVN 8871-4, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực kháng xuyên thủng thanh TCVN 8871-5, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định áp lực kháng bục TCVN 8871-6, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định kích thước lỗ biểu kiến bằng phép thử sàng khô
[wps_tabs style=”classic” active=”1″ vertical=”no”][wps_tab title=’Vải địa kỹ thuật ART12′ disabled=’no’ target=’self’ ]
Bảng thông vải địa kỹ thuật ART12
[wps_table style=”default”]
Physical properties
Các chỉ tiêu cơ lý
Test method Unit ART 12 Tensile Strength
Cường độ kéo đứt
ASTM D 4595 kN/m 12.0 Wide With Elongation at Break
Độ giãn dài khi kéo đứt
ASTM D 4595 % 40/65 Grab Tensil Strength
Cường độ kéo giật
ASTM D 4632 N 690 Grab Elongation
Độ giãn dài khi bị kéo giật
ASTM D 4632 % 60 CBR Puncture Resistance
Cường độ xuyên thủng CBR
DIN 54307 N 1900 Puncture Resistance
Cường độ xuyên thủng thanh
ASTM D 4833 N 375 Trapezoidal Tear Strength
Cường độ chịu xé rách
ASTM D 4533 N 300 Cone Drop
Đường kính lỗ rơi côn
BS 6906/6 mm 24 Permeability at 100mm Head
Hệ số thấm ở 100mm cột nước
BS 6906/3 l/m2/s 145 Pore Opening Size O90
Kích thước lỗ O90
EN ISO 12956 micron 90 Mass Per Unit Area
Khối lượng đơn vị
ASTM D 5261 g/m2 155 Thickness
Độ dày
ASTM D 5199 mm 1.3
[/wps_table] [/wps_tab][wps_tab title=’Vải địa kỹ thuật ART12D’ disabled=’no’ target=’self’ ]
Bảng thông số vải địa kỹ thuật ART12D
[wps_table style=”default”]
Physical properties
Các chỉ tiêu cơ lý
Test method Unit ART 12D Tensile Strength
Cường độ kéo đứt
ASTM D 4595 kN/m ≥ 12.0 Wide With Elongation at Break
Độ giãn dài khi kéo đứt
ASTM D 4595 % ≤ 65 Grab Elongation
Độ giãn dài khi bị kéo giật
ASTM D 4632 % 60 CBR Puncture Resistance
Cường độ xuyên thủng CBR
ASTM D
6241
N ≥ 1900 Permeability
Hệ số thấm
ASTM D
4491
s-1 ≥ 1.4 Pore Opening Size O95
Kích thước lỗ O95
ASTM D
4571
micron ≤ 125 Mass Per Unit Area
Khối lượng đơn vị
ASTM D 5261 g/m2 175 (±5%) Thickness
Độ dày
ASTM D
5199
mm 1.6
[/wps_table]
[/wps_tab]
[wps_tab title=’Vải địa kỹ thuật ART12A’ disabled=’no’ target=’self’ ]
Bảng thông vải địa kỹ thuật ART12A
[wps_table style=”default”]
Đặc Tính
các giá trị yêu cầu
Phương pháp thí nghiệm
Đường kính lỗ lọc O95
< 0.125
Độ bền tia cực tím
Cường độ > 70% sau 3 tháng chịu tia cực tím
TCVN 8482:2010
Cường độ chịu kéo dài, kN/m
> 12
ASTM D4595
Độ dãn dài khi đứt %
< 65
ASTM D4595
Cường độ chịu kéo giật
> 0,8 kN
ASTM D6241
Hệ số thấm
> 0,1s-1
[/wps_table]
[/wps_tab][/wps_tabs]
Thị trường vải địa kỹ thuật art12 hiện nay ra sao
Vải địa kỹ thuật ART12 nói riêng, thị trường vải địa kỹ thuật không dệt lực kéo 12kN/m hiện nay được sử dụng khá phổ biến bởi đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật tầm trung bình. Những công trình trọng điểm Quốc gia sử dụng các phân khúc khác đang bị chửng lại vì những khó khăn của vốn từ Chính Phủ.
Bạn có thể so sánh thêm về các loại vải địa kỹ thuật và những so sánh giá mà Hưng Phú giới thiệu trong bài viết sau.
04 phép so sánh về Báo giá vải địa kỹ thuật không dệt thông dụng nhất thị trường Việt Nam.
Bài viết so sánh giá của 04 loại vải địa kỹ thuật không dệt thông dụng nhất tại Việt Nam. Trong đó có vải địa kỹ thuật không dệt TS là loại nhập khẩu. Các loại vải còn lại là của các công ty VNT, Thái Châu APT, và của công ty Aritex có thương hiệu là ART mà Hưng Phú cung cấp.
Hưng Phú trong những năm qua đã cung cấp rất nhiều Dự án từ các tỉnh miền Trung đến Cao nguyên, và các tỉnh miền Tây tận Kiên Giang và Cà Mau. Mời bạn tham khảo qua các dự án mà Hưng Phú cung cấp theo bảng sau
[wps_table style=”default”]
DỰ ÁN SẢN PHẨM SỐ LƯỢNG VẢI ĐỊA KỸ THUẬT ART12 DA xây dựng đường nối cầu Cao Lãnh và cầu Vòm Cống ART 12 1.000.000 m2 DA Khu ĐTM- Thủ Thiêm Quận 2 ART 12 450.000 m2 DA Đường dân sinh phía cầu Cần Thơ ART 12 50.000 m2 DA đường huyện Tiểu Cần, Trà Vinh ART 12 70.000 m2 DA Quốc Lộ 80 – Đồng Tháp ART12 700.000 m2 DA Nam Sông Hậu ART 12 500.000 m2 DA Trung Lương Mỹ Thuận ART12 800.000 m2 DA Khí Điện Đạm Cà Mau ART 12 1.200.000 m2 DA Tỉnh lộ Bình Dương ART 12 800.000 m2 DA Quốc Lộ 51 – Vũng Tàu ART 12 400.000 m2 DA Bãi rác Quãng Ninh ART 12 600.000 m2 DA Bãi rác Đà Nẵng ART 12 500.000 m2 DA Tuyến đường Tân Sơn Nhất-Bình Lợi-Vành đai
ngoài
ART 12 30.000 m2
[/wps_table]
Những ứng dụng ngoài công năng chính
Lót bảo vệ lớp màng chống thấm HDPE
Ở cùng đất đỏ bazan như Bình Phước, Đắc Nông, vùng Tây Nguyên, hoặc các vùng núi trung du miền Bắc. Việc sử dụng màng chống thấm HDPE xây dựng các công trình tưới tiêu cho nông nghiệp, cụ thể là hồ chứa nước ngọt. Hoặc các công trình chôn lấp rác.
Việc sử dụng vải địa kỹ thuật để lót đáy bảo vệ lớp màng HDPE còn tùy thuộc vào địa chất nền đất ở đó. Thông thường vải địa kỹ thuật ART12 hoặc các loại vải cùng lực kéo 12kN/m. Một vài hình ảnh sau đây là cách khắc phục một công trình lót màng chống thấm HDPE cho một hồ chứa nước ngọt tưới tiêu ở nông trường thuộc tỉnh Bình Phước.
Vùng đất sỏi này họ đã dùng màng HDPE dày 1mm lót chống thấm. Với thể tích của hồ chứa là rất lớn hàng chục ngàn khối khối nước. Với độ sâu 10m thì áp lực nước lên từng cm2 màng HDPE là cực kỳ “Khủng khiếp”.
Sau lầm của Dự án (Không phải của Hưng Phú thực hiện) chúng tôi chỉ biết sau khi Chủ đầu tư mua vải địa kỹ thuật ART12. Không lót lớp vải địa kỹ thuật trước khi lót lớp màng HDPE. Bây giờ họ phải bỏ lớp màng HDPE bị hỏng và lót thêm một lớp mới bên trên. Sai lầm không hề nhỏ và cái giá phải trả là rất đắt đỏ và tốn nhiều thời gian.
#gallery-0-13 { margin: auto; } #gallery-0-13 .gallery-item { float: left; margin-top: 10px; text-align: center; width: 33%; } #gallery-0-13 img { border: 2px solid #cfcfcf; } #gallery-0-13 .gallery-caption { margin-left: 0; } /* see gallery_shortcode() in wp-includes/media.php */
Giải pháp lót vải địa kỹ thuật ART12 bảo vệ màng chống thấm HDPE là một cách làm đúng đắn
Báo giá vải địa kỹ thuật ART12 này bạn cũng có thể so sánh với một giải pháp vải địa kỹ thuật giá rẻ của Hưng Phú. Đó là vải địa kỹ thuật HP250. Mời bạn xem qua bài viết có cùng trong chuyên mục Vải địa kỹ thuật không dệt.
May túi địa kè mềm cùng lưới thép rọ đá
Kè mềm là một giải pháp cùng kết hợp với lưới thép Rọ đá mà Hưng Phú sản xuất. Tuy nhiên vải địa kỹ thuật ART12 cũng là một loại khá thông dụng cho việc này. Bạn có thể kết hợp chúng cùng một giải pháp để tiết kiệm chi phí của mình.
Thiết kế kè rọ đá kết hợp với vải địa kỹ thuật như thế nào ? Mời bạn tham khảo bài viết này.
Báo giá Rọ đá theo quy cách dây đan của Hưng Phú. Mời bạn tham khảo ở link này.
Vải địa kỹ thuật không dệt có tính năng tách lọc, gia cường và thoát nước. Nhưng với “sức nặng ngàn cân” của lớp rọ đá hoặc mặt rộng của tấm Thảm đá bên trên. Việc gia cường một lớp vải địa kỹ thuật bên dưới là cần thiết.
#gallery-0-14 { margin: auto; } #gallery-0-14 .gallery-item { float: left; margin-top: 10px; text-align: center; width: 33%; } #gallery-0-14 img { border: 2px solid #cfcfcf; } #gallery-0-14 .gallery-caption { margin-left: 0; } /* see gallery_shortcode() in wp-includes/media.php */
Hưng Phú có 02 loại vải địa kỹ thuật không dệt để kết hợp với công tác Kè Rọ đá. Vải địa kỹ thuật không dệt giá rẻ bán theo Kg, mỗi Kg có diện tích từ 4 – 5m2 trên mỗi Kg. Lực kéo từ 12kN/m đến 15kN/m. Khổ vải rộng 1,6m định lượng 200g/m2
Ở bất kỳ thiết kế kè rọ đá nào cũng theo nguyên lý thiết kế chống xói mòn và rửa trôi đất. Nghĩa là cấu trúc nặng bên trên nó sẽ sụp đổ nếu dòng chảy nước len lỏi vào bên trong vật liệu lấp. Lâu ngày nếu không chống xói mòn, sẽ bị hỏng chân hoặc bục rổng phía bên trong gây sụp đổ.
Cũng như những gợi ý bên trên. Các thiết kế kè rọ đá đôi khi sử dụng vật liệu vải địa là không cần thiết, ví dụ như các công trình tạo cảnh quan làm đẹp. Nhưng những công trình kè chống sạt lở đất phục vụ dân sinh thì bắt buộc phải có vải địa nếu bạn không muốn công trình sụp đổ sớm.
May túi vải trồng cây cho giải pháp canh nông mới
Thay vì dùng vật liệu nặng để “đựng đất” trồng cây. Chúng tôi giới thiệu đến một giải pháp tuy không mới, nhưng chắc gì bạn đã biết đến. Đó là túi trồng cây. Cấu tạo của túi trồng cây có thể rất nhiều chất liệu khác nhau. Cũng từ khóa đó, nếu bạn tìm kiếm bằng hình ảnh qua google, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều.
Hình 3 – Túi trồng cây tiết kiệm không gian
Túi trồng cây mà chúng tôi muốn giới thiệu. Được cấu tạo từ Vải địa kỹ thuật ART, đó là một loại vải địa kỹ thuật không dệt của công ty Aritex sản xuất tại Việt Nam. Bạn sẽ bắt gặp trong bài viết này những so sánh, tại sao lại là túi trồng cây bằng vải địa kỹ thuật ?
Mời bạn xem qua các giải pháp mà chúng tôi giới thiệu trong chuyên mục Túi vải trồng cây. Cùng chuyên mục này, bạn cũng sẽ bắt gặp các giải pháp sử dụng vải địa kỹ thuật không dệt may thành Túi địa kỹ thuật để gia cố các mái dốc chống sạt lở. Kè sông suối.
Điểm qua một vài loại túi trồng cây mà chúng tôi được biết. Đó là túi trồng cây bằng chất liệu PET đục lổ thoát nước trồng sau sạch. Túi trồng cây bằng chất liệu PE. Túi trồng cây bằng chất liệu vải dệt PP, vải đệt PP hay còn gọi là vải dệt bao bố.
Hình 4 – Túi trồng cây bằng chất liệu PET
Túi vải trồng cây may từ vải địa kỹ thuật mà Hưng Phú giới thiệu trong bài viết, cùng chuyên mục. Ở đó chúng tôi đã nêu rõ các vấn đề, cũng trả lời một câu hỏi. Tại sao phải dùng túi vải trồng cây, chứ không phải là vật liệu khác.
Tạm kết
Báo giá vải địa kỹ thuật ART12 Hưng Phú đúc kết trong bài viết này giúp bạn có thể lựa chọn cho mình một giá cả hợp lý, phù hợp với dự án và nhu cầu của mình. Vải địa kỹ thuật và Rọ đá, thảm đá cũng như vật liệu màng HDPE có mối tương quan với nhau trong sự kết hợp sử dụng.
Trong chuyên mục và chuyên trang của mình. Hưng Phú cũng trình bày những phép so sánh giá để quý bạn lựa chọn. Mọi thắc mắc quý bạn có thể để lại một Comment bên dưới hoặc đăng ký một hợp thư theo dõi những giải pháp mà chúng tôi xuất bản trong tương lai.
Xin trân trọng cám ơn và hẹn gặp lại.
Trước khi rồi đi. Xin quý bạn tham khảo qua kho vải địa kỹ thuật HP250 lực kéo 12kN/m Hưng Phú cung cấp theo kg. 1kg = 4 đế 5m2 và 1kg = 35.000 (Ba mươi lăm ngàn đồng) đã bao gồm thuế VAT, đơn hàng lẻ tối thiểu là 100Kg. Có giá tốt nếu bạn mua trên 1.000 Kg.
#gallery-0-15 { margin: auto; } #gallery-0-15 .gallery-item { float: left; margin-top: 10px; text-align: center; width: 33%; } #gallery-0-15 img { border: 2px solid #cfcfcf; } #gallery-0-15 .gallery-caption { margin-left: 0; } /* see gallery_shortcode() in wp-includes/media.php */
Báo giá vải địa kỹ thuật ART12, ứng dụng trong nông nghiệp & Xử lý môi trường Báo giá vải địa kỹ thuật art12, Tại sao? Vài lời ngỏ Chào quý bạn trở lại chuyên trang Vật tư công trình Hưng Phú.
0 notes
Text
Lựa chọn ghế sofa như thế nào ?
Muasofa.com xin hướng dẫn các bạn cách lựa chọn ghế sofa
Đối với nhiều người trong chúng ta, việc chọn một chiếc ghế sofa không chỉ là tìm kiếm màu sắc hoặc kích thước phù hợp cho căn phòng của chúng ta. Với sự nóng lên toàn cầu trong tin tức, tất cả chúng ta có trách nhiệm cá nhân để giữ cho tác động môi trường của chúng ta ở mức tối thiểu. Và trong khi sản xuất ghế sofa không nhất thiết liên quan đến việc đốt cháy hàng núi nhiên liệu hóa thạch, có những cân nhắc quan trọng cần tính đến.
Sofa nhung 3 chỗ Florence – Tại Muasofa.com, tất cả các ghế sofa của chúng tôi đều được làm bằng khung gỗ cứng không nhiệt đới.
Sofa nhung 3 chỗ Florence
Gỗ bền vững
Đầu tiên và quan trọng nhất, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng gỗ được sử dụng trong việc xây dựng khung ghế sofa của bạn là âm thanh môi trường. Tìm kiếm các loại gỗ không nhiệt đới như gỗ sồi châu Âu hoặc bạch dương có nguồn gốc từ các khu rừng bền vững. Những khu rừng này được quản lý và thay thế hợp lý như là một phần của một doanh nghiệp bền vững đang diễn ra. Chúng cũng cực kỳ mạnh mẽ và hoàn hảo để tạo ra khung ghế sofa chắc chắn.
Sofa nhung 3 chỗ
Sofa nhung 3 chỗ của Mia – Tại Muasofa.com, tất cả các khung sofa của chúng tôi đều được làm thủ công bằng gỗ cứng không nhiệt đới
Ghế sofa sản xuất tại Anh
Yếu tố quan trọng thứ hai là nguồn ghế sofa mới của bạn. Được nó sản xuất trong nước, hoặc 5.000 dặm ở Trung Quốc? Các sản phẩm được sản xuất tại Vương quốc Anh chắc chắn sẽ có tác động môi trường nhỏ hơn nhiều vì khoảng cách hạn chế mà chúng phải di chuyển từ nhà sản xuất đến nhà bạn. Đồ nội thất nhập khẩu, cho dù từ Đông Âu hay Đông Á sẽ đi được quãng đường rất lớn, bằng xe tải và thuyền đốt cháy một lượng đáng kể dầu diesel và than.
Sofa da Chesterfield Sản xuất tại Anh
Luật sinh thái Anh
Ngoài chi phí nhiên liệu đáng kể của các sản phẩm nhập khẩu, điều quan trọng là phải đặt câu hỏi về các hạn chế môi trường hạn chế được đặt trên các nhà máy sofa bên ngoài Vương quốc Anh. Là một phần của Liên minh châu Âu, Vương quốc Anh bị chi phối bởi các hướng dẫn và mục tiêu nghiêm ngặt về môi trường. Các nhà sản xuất ghế sofa của Anh có nghĩa vụ hạn chế chất thải của họ tuân thủ các sáng kiến này.
Thật không may, ở Đông Á, một nhà xuất khẩu ghế sofa chính cho thị trường Anh, những hạn chế về môi trường như vậy không tồn tại, và những hạn chế đang diễn ra, thường xuyên bị bỏ qua.
Ngay cả ở một số quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu, việc tuân thủ luật môi trường vẫn được coi là một công việc đang tiến triển.
Không có ngoại lệ, tất cả các ghế sofa SofaSofa đều được sản xuất tại xưởng của chúng tôi ở Nam Wales, vì vậy bạn có thể được đảm bảo về một chiếc ghế sofa mới được sản xuất tại địa phương và đẹp khi bạn mua trực tiếp từ chúng tôi.
Da tự nhiên
Nếu bạn thực sự có ý định giữ dấu chân môi trường của bạn ở mức tối thiểu, tại sao không xem xét ghế sofa da thật của chúng tôi?
Nhiều loại vải và da phải trải qua một số quy trình hóa học trong sản xuất của họ. Điều này bao gồm việc áp dụng hàng rào hóa chất chống cháy cho nhiều loại vải nhân tạo để tuân thủ luật chống cháy của Anh. Khi bạn mua một chiếc ghế sofa da thật, không cần thêm hàng rào hóa học.
Gia đình kinh doanh
Trách nhiệm của chúng tôi không chỉ giới hạn trong việc đảm bảo ghế sofa mới đáng yêu của chúng tôi đã giảm tác động đến môi trường. Tại SofaSofa, hầu hết đội ngũ thợ thủ công lão luyện của chúng tôi đã đồng hành cùng chúng tôi kể từ khi chúng tôi bắt đầu vào năm 1981. Khám phá thêm về SofaSofa.
Trong luật lao động của Anh và tiền lương tối thiểu đã có từ nhiều năm nay nhưng ghế sofa nhập khẩu thường được sản xuất trong điều kiện làm việc tồi tệ, bởi một lực lượng lao động bị bóc lột và trả lương ở nước ngoài.
Khi mua người Anh, bạn có thể chắc chắn rằng ghế sofa của bạn đã được sản xuất tại một nhà máy chu đáo với môi trường bởi một lực lượng lao động được trả thù lao hợp lý. Bạn cũng sẽ được đóng góp cho sự thành công liên tục của sản xuất Vương quốc Anh.
The post Lựa chọn ghế sofa như thế nào ? appeared first on mua sofa.
sofa giá rẻ sofa giá rẻ hcm Muasofa.Com chuyên sản xuất sofa gia đình ✅ sofa văn phòng ✅ sofa cafe ✅ sofa karaoke ✅ sofa thư giãn ✅ 0975488488 981 Huỳnh Tấn Phát, P. Phú Thuận, Quận 7, TP Hồ Chí Minh 0975488488 https://muasofa.com https://muasofa.com/danh-muc/ghe-sofa/ https://muasofa.com/sofa-gia-re-hcm/ #sofagiare #zsofa #sofa fa
0 notes
Text
Học gì từ chiến lược thương hiệu của Vinamilk?
Sao Kim Branding Blog - cung cấp kiến thức, quy trình, giải pháp xây dựng thương hiệu toàn diện.
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk là một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa, chiếm tới 75% thị phần sữa tại Việt Nam.
Hơn 40 năm phát triển, mạng lưới của Vinamilk hiện nay đã lên tới gần 200 nhà phân phối trong nước với gần 100.000 điểm bán trải đều khắp đất nước hình chữ S. Không dừng tại đó, các sản phẩm của Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước khác như Pháp, Mỹ, Đức,…
Điều gì đã giúp Vinamilk giữ vững được vị thế của mình trong thị trường sữa Việt Nam trong suốt hơn 40 năm qua? Hãy cùng Sao Kim tìm hiểu thông qua mô hình Brandkey!
Trước khi phân tích mô hình Brandkey, hãy cũng tìm hiểu hệ thống nhận diện thương hiệu của Vinamilk ngay bây giờ.
1. Hệ thống nhận diện thương hiệu Vinamilk
1.1 Màu sắc trong hệ thống nhận diện thương hiệu của Vinamilk
Chiến lược thương hiệu của Vinamilk đã lựa chọn cho thương hiệu của mình là hai màu chủ đạo xanh dương và trắng. Hai màu sắc này được kết hợp với nhau rất hòa.
Màu xanh biểu trưng cho niềm hi vọng, cho niềm tin và sự bình yên. Màu trắng ngoài là màu đặc trưng của sữa, còn biểu hiện cho sự thuần khiết và tinh khôi. Sự kết hợp này mang màu của sức sống và sự tinh túy, đầy ấn tượng và dễ chịu.
Xem thêm: Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm những gì? Chắc chắn trước giờ bạn đã hiểu sai
1.2. Logo trong hệ thống nhận diện thương hiệu của Vinamilk
Logo được coi là bộ mặt thu nhỏ của thương hiệu, là phương tiện giúp chiến lược thương hiệu truyền tải thông điệp mạnh mẽ đến khách hàng.
Logo của thương hiệu Vinamilk
Logo của Vinamilk có ý nghĩa: bên ngoài là hình tròn tượng trưng cho quả đất, bên trong có hai viền cong hình giọt sữa.
Ở trung tâm hình tròn là tên viết tắt, cũng là tên giao dịch trên sàn chứng khoán của doanh nghiệp Vinamilk. Ba chữ cái: V N M với kiểu viết cách điệu nối liền nhau. Thể hiện thông điệp thể hiện sự cam kết mang lại cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, bằng chính tình yêu thương, sự trân trọng, và trách nhiệm của mình với sức khỏe con người và xã hội của Vinamilk.
1.3. Slogan trong hệ thống nhận diện thương hiệu của Vinamilk
Vinamilk với mục tiêu trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống.
Ngoài ra hình ảnh của thương hiệu Vinamilk còn được gắn với hình ảnh những cánh đồng cỏ xanh bát ngát, đầy hương sắc cùng với những chú bò vui nhộn, khỏe mạnh, nhảy múa hát ca, thể hiện sự gần gũi với thiên nhiên, thu hút cái nhìn của khách hàng nhất là các em nhỏ, đối tượng sử dụng sản phẩm chủ yếu của công ty.
1.4. Âm nhạc trong hệ thống nhận diện thương hiệu của Vinamilk
Một trong những yếu tố tạo nên sự lan tỏa giá trị và sự nhận diện thương hiệu mạnh mẽ của thương hiệu Vinamilk là âm nhạc.
Điểm đặc trưng của Vinamilk là những quảng cáo có giai điệu tiết tấu nhanh, vui nhộn, bắt tai, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ gây nghiện không chỉ đối với các em nhỏ mà còn với các vị phụ huynh.
youtube
Tiêu biểu phải kể đến các giai điệu “Mắt sáng dáng cao”, “Vươn cao Việt Nam”…
2. Chiến lược thương hiệu của Vinamilk qua mô hình Brandkey
Chiến lược thương hiệu của Vinamilk qua mô hình Brandkey
2.1. Root strength
Root strength là những giá trị cốt lõi tạo nên thương hiệu, là nền tảng khiến cho doanh nghiệp lớn mạnh và phát triển. Được thể hiện thông qua thông điệp, tuyên ngôn, hành động cụ thể của doanh nghiệp.
Yếu tố này chỉ áp dụng được cho những thương hiệu đã tồn tại và phát triển một khoảng thời gian nhất định, vì một thương hiệu mới hoàn toàn chưa có điểm mạnh cốt lõi.
Root strength đảm bảo rằng nhờ những giá trị này khiến cho thương hiệu thực sự nổi tiếng và được người tiêu dùng lưu tâm, khắc ghi trong tâm trí của họ hàng chục năm. Giá trị này được lưu giữ hàng năm trời, là giá trị không thể mất đi hoặc bị thay thế của thương hiệu.
Với Vinamilk, thương hiệu luôn mang đến cho bạn những giải pháp dinh dưỡng với chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đáp ứng nhu cầu cho mọi đối tượng tiêu dùng với các sản phẩm thơm ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe gắn liền với các nhãn hiệu dẫn đầu thị trường hay được ưa chuộng.
2.2. Competitive environment
Competitive environment là bao gồm tất cả những yếu tố từ đối thủ sẽ tác động tới thương hiệu. Như là môi trường kinh doanh tiềm năng, độ lớn phân khúc thị trường, đối thủ cạnh tranh hoặc thương hiệu nào đang là số 1 trong lĩnh vực kinh doanh.
Cho tới thời điểm hiện tại, Vinamilk đang là thương hiệu nắm giữ mức thị phần lớn nhất ở nhiều danh mục sản phẩm chủ lực như: sữa nước, sữa tươi, sữa đặc, sữa chua… Vinamilk có đối thủ lớn ở mảng sữa bột, sữa nước. Bên cạnh đó, ở thị trường nước ép trái cây, sữa đậu nành, công ty này cũng chịu sự cạnh tranh rất quyết liệt. Cụ thể:
Nhóm sản phẩm sữa bột: sân chơi của các doanh nghiệp nước ngoài, rất hiếm sự có mặt các doanh nghiệp trong nước do sự ưa chuộng của người tiêu dùng
Nhóm sản phẩm sữa nước: Đường đua của Vinamilk và Friesland Campina Vietnam (sản phẩm nổi bật là thương hiệu sữa Dutch Lady)
Nhóm sản phẩm sữa chua: Ở Việt Nam tiêu dùng hai loại sữa chua: sữa chua ăn và sữa chua uống. Hai đối thủ cạnh tranh của Vinamilk ở phân khúc này là Sữa Ba Vì và TH Milk.
Nhóm sản phẩm sữa đậu nành: Người Việt Nam đang chuyển hướng sang sử dụng các sản phẩm tốt hơn cho sức khỏe, đặc biệt là sữa đậu nành. Đối thủ cạnh tranh lớn của Vinamilk ở dòng sản phẩm này doanh nghiệp Đường Quảng Ngãi với 2 thương hiệu sữa đậu nành Fami và Vinasoy.
2.3. Target
Target là những đối tượng khách hàng mà với họ thương hiệu của bạn luôn là lựa chọn tốt nhất.
Thương hiệu xác định target không chỉ thông qua các yếu tố nhân khẩu học mà còn dựa trên hành vi, cách ứng xử, nhu cầu, thái độ, cách khách hàng nhìn về cuộc sống và cả những nỗi lo sợ thầm kín của họ. Việc xác định chính xác target cũng là lúc chúng ta biết được làm cách nào để chiến thắng trong ngành hàng.
Trong chiến lược thương hiệu của Vinamilk, đối tượng mục tiêu sẽ dựa vào độ tuổi để phân chia ra các đoạn thị trường khác nhau cho từng dòng sản phẩm là trẻ em, người lớn và người cao tuổi.
Sữa bột dành cho trẻ em: Trẻ từ 0-6 tháng tuổi Dielac Alpha Step 1; Trẻ từ 7- 12 tháng tuổi Dielac Alpha Step 2, Trẻ từ 1-3 tuổi Dielac Alpha 123, trẻ từ 4 – 6 tuổi Dielac Alpha 456
Sữa dành cho bà mẹ mang thai: Dielac Mama, Dielac Optimum Mama
Sữa dành cho người lớn: Vinamilk CanxiPro, Vinamilk Sure Prevent, Vinamilk Giảm cân
Sữa dành cho người cao tuổi: Vinamilk Sure Prevent mới – Phục hồi sức khỏe, vẹn tròn niềm vui
2.4. Insight
Insight là đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi: Khách hàng cần gì? Họ muốn gì? Nhu cầu của thị trường hiện nay ra sao? Sản phẩm giải quyết được gì cho họ? Sản phẩm giải quyết được gì cho họ? Họ tương tác ra sao với dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp?
Có thể nói, Insight trong định vị thương hiệu là sự thật, là nhu cầu mong muốn trong tiềm thức của khách hàng. Đòi hỏi thương hiệu có thể cảm thông, đưa ra giải độc nhất để cho vấn đề đó, và đặc biệt insight luôn phải đúng ở hàng chục năm sau.
“Khi bạn làm marketing, đừng chỉ nghĩ về những ý tưởng hay ho mới mẻ, chỉ cần tìm hiểu xem nỗi sợ ẩn sâu của khách hàng là gì, đó mới là insight thật sự”.
Trước khi đưa ra chiến lược thương hiệu, Vinamilk đã có những nghiên cứu nhất định.
Nhận thấy, dân thành thị chiếm 29.6% dân số cả nước và vẫn đang có xu hướng tăng. Mật độ người dân ở thành thị cao nên rất dễ dàng phân phối sản phẩm, thu nhập của người dân thành thị cao hơn. Nên họ quan tâm đến sức khỏe và thường sử dụng sữa cho cả nhà và chỉ trung thành với một thương hiệu. Chỉ riêng đối với dòng sản phẩm sữa tươi Vinamilk thì ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã tiêu thụ đến 80% lượng sữa.
Đặc biệt, xu hướng chăm sóc sức khỏe của người dân Việt Nam ngày càng tăng lên. Tỷ lệ người bị bệnh béo phì, tiểu đường ngày một tăng lên bởi cách sống và sinh hoạt không điều độ. Đặc biệt là trẻ em. Tỷ lệ béo phì ở trẻ em dưới 15 tuổi chiếm đến 21% và ở người già là 18%.
Người bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng: thường gặp ở trẻ em đặc biệt là ở miền núi và nông thôn. Đối tượng này cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn đến 13% nhưng thường không có khả năng mua sữa.
2.5. Benefit
Benefit là những giá trị cả về mặt tính năng và cảm xúc mà thương hiệu mang đến thỏa mãn nhu cầu nào đó cho khách hàng, thông qua nó thúc đẩy người dùng mua sản phẩm. Đặc biệt, benefit thực sự phải được xây dựng dựa trên root strength của thương hiệu.
Các dòng sản phẩm từ sữa của Vinamilk đều chứa hàm lượng canxi rất cao (mỗi 100ml sữa tươi Vinamilk 100% chưa đến 120mg Canxi) tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Ngoài ra, có rất nhiều vitamin thiết yếu có trong sữa như vitamin A, vitamin D, vitamin B cùng các nguyên tố vi lượng như Magie, Photpho.. giúp cơ thể tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch khỏe mạnh, phát triển hệ thần kinh và duy trì quá trình trao đổi chất.
Không chỉ dùng để uống, sản phẩm của Vinamilk còn được dùng để làm đẹp
Ngoài việc việc uống sữa mỗi ngày để giữ gìn nhan sắc và vóc dáng, phái đẹp còn có thể dùng sữa để rửa mặt và đắp mặt nạ mỗi tuần khoảng 2 lần.
2.6. Value, belief & personality
Thương hiệu cũng giống như một con người. Mỗi thương hiệu đều có những giá trị, niềm tin, cá tính đặc trưng của mình mà không thương hiệu nào giống thương hiệu nào.
Những nét đặc trưng đó được xác định dựa vào target của thương hiệu. Thương hiệu phải lựa chọn cách giao tiếp sao vừa gần gũi vừa truyền cảm hứng cho khách hàng.
Các dòng sản phẩm của Vinamilk đem lại cho người tiêu dùng tin rằng đây là một sản phẩm thân thiện với môi trường, gần gũi và cần thiết với người tiêu dùng. Qua những TVC vui nhộn, những giai điệu bắt tai gây nghiện, Vinamilk đã giúp người dùng quan tâm tới sức khỏe nhiều hơn.
Sản phẩm cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khoẻ và sự phát triển của cả gia đình. Tinh khiết từ thiên nhiên, những điều tốt lành đến với bạn mỗi ngày một cách thật dễ dàng và đơn giản.
2.7. Reason to believe
Những bằng chứng được đưa ra để thuyết phục khách hàng tin tưởng vào lợi ích, giá trị của sản phẩm, thương hiệu.
Sản phẩm sữa tươi 100% hỗ trợ miễn dịch của Vinamilk đều được sử dụng sữa tươi nguyên liệu chủ yếu của các trang trại bò và được chọn lọc và kiểm soát vô cùng nghiêm ngặt đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Các loại nguyên liệu nhập ngoại của Vinamilk được cung cấp bởi các nhà cung cấp có uy tín của Mỹ, Úc, New Zealand, Pháp,
2.8. Discriminator
Điểm khác biệt khiến thương hiệu của bạn là duy nhất, là yếu tố cạnh tranh mạnh mẽ của thương hiệu.
Vinamilk luôn coi trọng các công tác quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm. Áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến như BRC, ISO 17025 để kiểm soát chặt chẽ và toàn diện tất cả các công đoạn từ trước, trong, và sau sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm Vinamilk luôn là an toàn.
Ngay từ đầu Vinamilk đã xác định, nguồn cung cấp sữa nguyên liệu chất lượng và ổn định đặc biệt quan trọng. Vì thế, Vinamilk đã xây dựng các quan hệ bền vững với các nhà cung cấp thông qua chính sách đánh giá của công ty. Vinamilk hỗ trợ tài chính cho nông dân để mua bò sữa và mua sữa có chất lượng tốt với giá cao.
Hệ thống trang trại bò sữa đạt tiêu chuẩn GLOBAL GAP lớn nhất Châu Á
Đồng thời, Vinamilk cũng tuyển chọn rất kỹ vị trí đặt trung tâm thu mua sữa để đảm bảo sữa tươi và chất lượng tốt. Ngoài ra, Vinamilk cũng nhập khẩu sữa bột từ Úc, New Zealand để đáp ứng nhu cầu sản xuất cả về số lượng lẫn chất lượng.
2.9. Essence
Giá trị cốt lõi của thương hiệu là thứ không thể thay thế bởi bất kỳ yếu tố nào, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phát triển xoay quanh điều này.
Trong suốt hơn 40 năm phát triển thương hiệu, giá trị cốt lõi khiến chúng ta liên tưởng tới thương hiệu Vinamilk chính là: Chính trực, tôn trọng, công bằng, đạo đức, tuân thủ.
Giá trị này đã được truyền thông rất hiệu quả và thành công qua nhận diện và hành vi thương hiệu của Vinamilk, trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người
Xây dựng thương hiệu bền vững không hề đơn giản mà đòi hỏi sự nỗ lực và cố gắng của thương hiệu. Bạn cũng có thể tự xây dựng chiến lược thương hiệu cho mình. Nếu chưa đủ tự tin cho việc này, việc lựa chọn một chuyên gia là giải pháp thay thế hoàn hảo. Với kinh nghiệm tư vấn thương hiệu cho hơn 5.000 khách hàng, Sao Kim là lựa chọn đảm bảo sự thành công cho bạn.
Nguồn tham khảo: Sao Kim Branding
Xem thêm các bài viết liên quan:
Branding và Marketing: Có gì khác biệt?
10 bước xây dựng thương hiệu cá nhân thành công
❐ Tham khảo thêm: , ,
Bài viết Học gì từ chiến lược thương hiệu của Vinamilk? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày [SaoKim Blog] Xây dựng thương hiệu.
from WordPress https://www.saokim.com.vn/blog/xay-dung-thuong-hieu/hoc-gi-tu-chien-luoc-thuong-hieu-cua-vinamilk/
0 notes
Text
Địa điểm bán nệm cao su 1600x200x15 uy tín ở q.7
Công ty NỆM SƠN chuyên phân phối nệm cao su quận 7 được làm từ 100% cao su tự nhiên cùng với công nghệ sản xuất tiên tiến đạt chuẩn chất lượng cao để mang đến cho quý khách hàng những sản phẩm hoàn hảo nhất, cảm giác mát mẽ, dễ chịu, êm ái và dễ dàng xoay mình mà không làm phiền người nằm bên cạnh. Hotline: 0907.636.666
Nệm cao su đặc được chia nhỏ ra thành hai cái chủ yếu: cao su thiên nhiên khi không & cao su thiên nhiên nhân tạo nên. Mỗi 1 cái nệm lại có các công năng, ưu & co dãn và đàn hồi cao, trợ giúp nâng đỡ thân thể kết quả, khớp có đa dạng góc cạnh của cơ thể, bảo đảm an toàn giúp sườn lưng luôn luôn thẳng khi ngủ.sút sự vận động
CÔNG TY BÁN NỆM CAO SU QUẬN 7 GIÁ KHO
CHẤT LƯỢNG – UY TÍN – TỐT NHẤT
100% THIÊN NHIÊN AN TOÀN KHI SỬ DỤNG
BẢO HÀNH LÊN TỚI 10 NĂM
GIAO HÀNG TOÀN QUỐC SIÊU NHANH
HOTLINE: 0907.636.666
đặc sắc, thích hợp mang từng đối tượng người dùng biệt lập. Ví như mọi người và người đã phân vân ko Tại bề mặt nệm, tránh trạng thái lay động, Chịu đựng lực ở vị trí hiểm yếu
-35%
Nệm cao su white
NỆM SƠN WHITE 180x200x10
11,240,000₫ 7,300,000₫
Đặt hàng
-34%
Nệm cao su white
NỆM SƠN WHITE 160x200x10
9,840,000₫ 6,490,000₫
Đặt hàng
-34%
Nệm cao su white
NỆM SƠN WHITE 140x200x10
8,840,000₫ 5,800,000₫
Đặt hàng
-34%
Nệm cao su white
NỆM SƠN WHITE 120x200x10
7,840,000₫ 5,200,000₫
Đặt hàng
Nệm
NỆM EVERHOME NS 120x200x10
7,880,000₫
Đặt hàng
Nệm
NỆM EVERHOME NS 140x200x10
8,880,000₫
Đặt hàng
Nệm
NỆM EVERHOME NS 160x200x10
9,880,000₫
Đặt hàng
Nệm
NỆM EVERHOME NS 180x200x10
11,280,000₫
Đặt hàng
Nệm cao su chẳng phải chỉ hiện giờ mới đc sử dụng mà đã được tiêu dùng trong khoảng vô cùng chậm. Nệm trước đây xoàng được khiến trong khoảng nguyên liệu
THÔNG TIN SẢN PHẨM NỆM CAO SU QUẬN 7
Bằng công nghệ sản xuất hiện đại của Châu âu, mọi tạp chất gây dị ứng đã được tẩy khử ra khỏi bề mặt đệm, nên rất an toàn cho người sử dụng.
Cấu trúc bọt hở với hàng nghìn triệu lỗ thông hơi, cho phép không khí lưu thông tối đa, luôn tạo sự thoáng mát không gây hầm nóng.
100% mủ cao su thiên nhiên thiên nhiên. Với tỉ trọng lớn, trợ giúp nâng đỡ thân thể
Hoàn toàn không chứa cao su tổng hợp. Hàng nhái, làm khách hàng
Nhờ thiết kế đặc biệt, giúp nệm phân bố đều một cách hợp lý trọng lượng cơ thể, ôm sát mọi đường cong từ đầu xuống chân, đặt biệt rất tốt cho việc bảo vệ cột sống lưng. Mang đến cho bạn sự dễ chịu ở mọi tư thế nằm, mang lại cảm giác thật dễ chịu.
XUẤT XỨ : VIỆT NAM
BẢO HÀNH: 10 NĂM
NHÀ PHÂN PHỐI: NỆM SƠN
LIÊN HỆ HOTLINE: 0907.636.666 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN THÊM
___________
Trong thời gian mới đây sở hữu phần đông khách hàng hotline điện tới mang lại bên tôi and hỏi về bộ chăn ga gối khách sạn vì sao tầm giá lại khác so sở hữu các mặt khác. Xin giải đáp khách hàng rằng sở hữu yêu cầu nệm cao su quận 2 chăn ga gối khách sạn luôn mang sự riêng biệt.Vậy thì, minh bạch ở nơi nào?
có nhẽ điều khác biệt cốt yếu sẽ là ở hóa học vải. Về Việc này sở hữu thể thấy, vải để may chăn ga gối thì luôn với hai chiếc trong đấy, 1 là nhập khẩu and 2 là cung cấp tại Việt Nam. Đối sở hữu các căn hộ với vải sản xuất ở đất nước hình chữ S thì khổ vải nhỏ dại and hầu như thường là tiêu dùng may chăn ga gối đến nhà nghỉ mà lại thôi. Còn đối có vải nhập khẩu thì cũng với vài cái, chiếc thường, loại trung và tốt nhất. Bởi thế vì vậy khi Đánh giá hoặc chọn sắm chăn ga gối đệm khách sạn bằng lòng thì chúng ta nên xem qua loại vải cũng đúng dịch vụ của dịch vụ để tránh tậu nên hàng với chất lượng kém nhé.
cách lựa chọn tậu chăn ga gối đệm khách sạn mang lại khách sạn vùng núi
khi chọn chăn ga gối đệm mang đến khách sạn bên trên vùng núi đặc trưng là ở khu vực có khí hậu ẩm thấp người mua nệm cao su quận 6 đề nghị nhăc nhở 1 số điều quan trọng sau:
– lựa chọn loại vải nhanh bị khô quá hơn, thấp nhất là cần chọn chất liệu vải 65% cốt tông vừa bảo an độ mềm mịn khi tiêu dùng vừa cấp tốc bị khô quá và tiện lợi giặt ủi cũng giống vệ sinh chăn ga gối khách sạn.
– đề xuất đặt bổ sung cỗ chăn ga gối để dự tính trong những ngày mưa gió hoặc khi chăn ga gối chưa kịp bị khô.
– nên chọn cái đệm bông ép cứng bởi vì nó đã tạo điều kiện cho Việc kiểm soát an ninh sống lưng của khách lúc nệm cao su quận 10 ngủ and đảm bảo được thời gian chịu đựng của đệm. Gia đình bạn cũng mang thể lựa chọn đệm lò xo tuy thế hãy trang bị bổ sung tấm bảo vệ đệm để giảm thiểu những trường hợp đệm bị độ ẩm dẫn đến hỏng, mốc đệm.
cách thức lựa chọn sắm chăn ga gối đệm khách sạn tốt nhất
ngày nay, lúc xã hội càng ngày càng tăng trưởng cuộc sống càng ngày càng nâng cao cao đòi hỏi làm đẹp phòng ngủ luôn là điều muốn đang được phần nhiều các khách sạn, chú tâm quan trọng. Khiến cầm nào để chọn được cỗ chăn ga gối đệm khách sạn ko chỉ đẹp về chế độ ngoài ra đem đến cho người dùng sự thoả thích, êm ái là thắc mắc bức thiết hiện giờ.
sở hữu thể nhắc, trước lúc đưa ra chính thức quyết định mọi người nên cần chọn tậu chăn ga gối đệm everhome thích hợp sở hữu vùng miền. 1 Trong các tiêu chí không thể bỏ lỡ ấy bao gồm là: làm từ chất liệu, ngoài mặt, màu sắc hay bảng giá cả…
chú ý thông thường, sở hữu những loại chăn chất lượng tốt đang tạo điều kiện cho các bạn với giấc ngủ ngon and thoải mái hơn. Nhờ ấy, người dùng với thể tuyển lựa cho chính bản thân những sản phẩm mang nguyên cớ biệt lập cũng đúng điểm cộng nổi bật là an toàn and giữ ấm áp thấp. Tuy nhiên câu hỏi lựa chọn dịch vụ lại dính vào kinh nghiệm cũng giống điều kiện thương mại của bệnh nhân dùng. Vấn đề tiêu dùng đệm chính hãng, rẻ giúp đem đến xúc cảm tha hồ lúc nằm. Trong ấy, dùng gối cũng cần phải cân nhắc ko quá rẻ, quá mỏng hay quá dày bởi vì nó sẽ khiến cho nệm cao su giá rẻ quận bình tân người đau nhức sau giấc ngủ hiện giờ chăn ga gối đệm là một trong các trang bị khôn cùng quan yếu sở hữu mỗi người nhà hay nhà nghỉ, khách sạn. Bởi lẽ nếu chăn ga gối đệm chất lượng vẫn tạo điều kiện cho các bạn sở hữu các giấc ngủ ngon lành và an toàn đến làn da của bạn. Đấy cũng là một trong các điều vô cùng quan trọng có các khách sạn, bài viết dưới đây đang tạo điều kiện cho tất cả chúng ta nhận mặt rõ hơn về ích lợi lúc tìm chăn ga gối đệm khách sạn
Thứ nhất , lúc các bạn công bố quyết định sắm 1 sản phẩm nào đấy trước tiên chúng ta luôn quan tâm tới thương hiệu của dòng sản phẩm. Everhome từ lâu đã là một nhãn hiệu vững bền trên thị phần đang được các bạn có lòng tin, ưa thích. Có thể đề cập, có phương châm cung ứng kinh doanh trang nghiêm, công dụng điều nào sẽ bằng chứng được chỗ đứng nhãn hiệu trên thị phần đồng thời vinh dự vì chưng có được nhiều giải thưởng uy tín bởi vì chất lượng luôn được bảo đảm nệm cao su quận phú nhuận cung ứng dịch vụ thấp nhất cho tất cả những người dùng.
Thứ hai, cần nhắc tới công nghệ, vật liệu 100% nhập khẩu. Quan sát phổ biến có vật liệu nhập trong khoảng nước kế bên khôn cùng gần gũi với môi trường . Song song với sự phối hợp công nghệ hiện đại, đương đại & đã mang đến các căn hộ phải chăng nhất cho những người tiêu dùng
Thứ ba,khi mua chăn ga gối đệm khách sạn Everhome luôn khiến cho khách hàng im tâm hơn bởi được cung cấp bên trên trật tự cung cấp căn hộ được bắt đầu trên dây chuyền đương đại máy móc đạt chuẩn chỉnh, nhờ vắt hàng đẩy ra thị phần luôn được kiểm định ngặt nghèo and đạt chuẩn chất lượng.
Thứ tư, chính là sự phổ quát về chủng chiếc kiểu dáng. Sản phẩm của công ty luôn đa dạng về kiểu dáng, kiểu dáng, cũng giống kích thước để tạo ra sở hữu cần phải có & muốn của các bên bán sản phẩm. Bên cạnh đó, luôn bảo đảm an toàn cung cấp những tiêu chí khắt khe về tính thẩm mỹ, làm từ chất liệu, độ thả sức để sử dụng mang lại buồng nghỉ của khách sạn.
Thứ năm, dịch vụ được khiến trong khoảng làm từ chất liệu sateen cốt tông, là chiêu mộ trong các cấu tạo từ chất tổng hòa giữa sự mềm mịn, độ đàn hồi và chức năng thấm hút rất phải chăng của cotton với độ trơn bóng của satin. nệm cao su hcm cứng cáp vẫn mang đến trải nghiệm lôi cuốn và đáng nhớ cho người tiêu dùng.
Thứ sáu, 1 trong các điều quan trọng mà lại chăn ga gối đệm khách sạn luôn tự hào là liên hệ phân phối dịch vụ sở hữu báo giá phải chăng nhất ngày nay bên trên thị trường. Sở hữu thể thấy, tới mang chúng tôi vững chắc bạn sẽ được nhấn sự tương trợ, giải đáp nồng hậu and chi tiết cụ thể để tuyển lựa những căn hộ thích hợp hợp có nhu cậu và thời trang của bản thân mình
Thứ bảy, có thể nói rằng sở hữu ngoài mặt buồng nghỉ mọi người, bởi vậy lúc đến chúng tôi Anh chị vẫn nhận được các giải đáp cục giỏi, tận tình cũng đúng hữu dụng nhất. Hãy để viên chức tổ chức hướng dẫn cho chính bản thân mình các căn hộ tốt hợp lứa tuổi, phối hợp cảnh quan trong nhà cũng như chuẩn chỉnh bói toán chúng ta.
chung cục, bên tôi luôn bảo vệ am hiểu người dùng sở hữu phương châm chất lượng tốt, bình an, tác dụng, kịp thời và tường tận mong mỏi người mua càng ngày càng cao hơn, lực lượng viên chức luôn cố gắng học hỏi, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và ko dừng đổi mới, cải tấn công nghệ để sản xuất những căn hộ chất lượng tốt, thêm phổ quát về mẫu mã bán nệm cao su 1m6 thiết yếu khách hàng khó tính nhất.
tậu chăn ga gối đệm khách sạn ở chỗ nào ?
Trước tình hình hàng fake, hàng nhái ngày một phủ khắp trên thị phần thì để chọn tìm chăn ga gối đệm khách sạn xịn đang là câu hỏi bức thiết sở hữu khách hàng. Bài viết bên dưới đây vẫn xua tan nỗi lo của bạn có vấn đề này.
làm cho sao để mua chăn ga gối đệm khách sạn chất lượng?
ngày nay, lúc thị trấn hội ngày càng vững mạnh cuộc sống ngày càng nâng cao cao đòi hỏi làm đẹp phòng ngủ luôn là điều hy vọng đang được toàn bộ các khách sạn, nhà hàng chú tâm quan trọng. Làm cho rứa nào để chọn lựa được cỗ chăn ga gối đệm khách sạn không chỉ đẹp về hiệ tượng bên cạnh đó mang lại mang lại quý khách sự tha hồ, êm ái là nghi vấn bức thiết ngày nay.
mang thể nhắc, trước khi bỏ công ra công bố quyết định chọn lọc chăn ga gối đệm cho các ngôi nhà khách sạn người dùng nên chú ý đầu tư thời gian để Nhận định bọn chúng.Một trong những chỉ tiêu không thể bỏ lỡ ấy chủ yếu là: làm từ chất liệu, ngoại hình, Màu sắc hay bảng giá cả…
chú ý thông thường, có các khách sạn bậc nhất thì sự đòi hỏi về các dịch vụ tốt nhất, chất lượng tốt là điều hiển nhiên. 1 Trong những điểm đáng nói là Màu sắc chăn ga gối đệm thường được ưa chuộng là gam màu trắng bởi vì nó mang lại đến khách hàng cảm hứng thảnh thơi. And thả phanh. Ngoại giả, Việc phối đồ cũng biến thành trở nên thuận lợi hơn với những gam màu khác. Điều đặc biệt, về đêm khách sạn hãy chọn các chiếc đệm mang độ êm ái và tính năng co dãn cao, thấm hút Cấp Tốc, thích hợp sở hữu khí hậu của VN bởi vậy đệm lò xo & đệm bông ép là một trong các chỉ dẫn xuất sắc nem cao su thien nhien nhất ngày nay
Điều đặc thù, lúc mang cần thiết tậu chăn ga gối đệm khách sạn , quý khách nên tới tận vị trí để tìm. Bởi lẽ vì, không sở hữu gì chuẩn xác hơn là Việc được trải nghiệm trực tiếp dịch vụ bạn muốn tìm. Vì thế, hãy đến tận các của hàng hoặc các đại lý chăn ga gối đệm khách sạn để tham khảo về cấu tạo từ chất, ngoại hình cũng giống Chi tiêu. Tuy nhiên, các bạn cũng có thể Đánh giá một đôi đjai lý để mang được sự lựa chọn rẻ nhất cho chính bản thân
tại sao phải mua chăn ga gối đệm khách sạn Everhome chính hãng?
cũng như Anh chị vẫn biết, chăn ga gối đệm là một trong những đồ vật chẳng thể thiếu với đông đảo mọi người, cũng đúng các khách sạn, căn nhà nghỉ trong mùa đông giá lạnh. Đứng trước nhu cầu của bệnh nhân dùng, các hãng và nhãn hiệu chăn ga gối đệm mọc lên cũng như nấm làm mình dùng cực kỳ lưỡng lự ko biết nên tìm sản phẩm xịn ở đâu.
xuất phát trong khoảng bí quyết nghiên cứu vớt thị phần trong ngành chăn ga gối đệm nói chung & các sản phẩm chăn ga gối đệm khách sạn Everhome nói riêng thì 1 trong những nguyên do nhưng quý khách đề nghị sắm chăn ga gối đệm hàng hiệu vì:
sản phẩm chăn ga gối đệm Everhome được bảo vệ and bảo đảm chính hãng tại Everhome. Theo đó, phần lớn các dịch vụ đệm hàng hiệu vẫn với giấy đảm bảo and cam đoan trong 5 năm, chỉ khi các bạn sắm đệm tại các liên hệ phẩn phối bởi vì tổ chức ủy quyền bắt đầu được đảm bảo mà lại thôi.
ngoài ra, lúc sắm dịch vụ hàng hiệu các bạn sẽ được hưởng đầy đủ lợi quyền cũng như những chương trình giảm giá của Everhome.
bên cạnh đó, các bạn còn mang thể đặt mua chăn ga gối đệm khách sạn theo kích thước đặc thù. Đây có nhẽ là một trong những điểm đặc thù cơ mà chỉ sở hữu tại Everhome bởi đa số hãng sản xuất and cung ứng chăn ga gối đệm không với. Theo đó, báo giá của sản phẩm đã tùy theo chiều dai và rộng và được tính theo đúng qui định của hãng sản xuất.
tậu chăn ga gối đệm hợp với phong thủy
bây giờ, vấn đề chọn lựa trang đồ vật, đồ sử dụng cũng như chăn ga gối đệm ko chỉ bằng chất lượng cao, màu sắc đẹp sở hữu đẹp hay không Ngoài ra buộc phải hợp mang tử vi gia chủ là mục tiêu của số đông nhà bạn. Sau đây chăn ga gối đệm everhome xin chuyển đến Anh chị Màu sắc phù thống nhất sở hữu đã từng cung mệnh theo thuyết âm khí và dương khí ngũ hành để gia đình bạn tham khảo.
gia đình mệnh Kim nên chọn chăn ga màu gì?
Mệnh Kim là biểu trưng của quyện lực và sự cứng rắn. Thành viên mệnh Kim thường với tính bí quyết độc đoán và hơi cương quyết. Tổ ấm mệnh Kim khôn cùng hợp với màu kim cương, trắng & nâu đất. Do vậy khi lựa chọn những cỗ chăn ga gối đệm everhome, nhà bạn hãy chọn tông màu sáng & những sắc ánh kim & có thể phối hợp có tông màu nâu hay màu đá quý do đây là các Màu sắc sinh vượng (Hoàng Thổ sinh Kim). Những màu sắc này luôn mang lại sự may mắn mang lại chủ nhà mệnh Kim trong cuộc sống lẫn con đường công danh và sự nghiệp, công danh sự nghiệp. Bên cạnh đó khi tuyển lựa trang phục cũng đúng chăn ga, gối đệm, người thân mệnh Kim cũng cần phải tránh các màu sắc tinh ranh cũng như màu hồng, màu đỏ hay màu tím bằng Hồng Hỏa khắc Kim.
màu sắc thích hợp mang mọi người mệnh Thủy
thành viên gia đình mệnh Thủy là các gia đình với tài năng, giao tiếp tốt, với khiếu ngoại chuyển giao and tài thuyết phục luôn hướng đến tính nghệ thuật and vẻ đẹp. Ngoài ra, tổ ấm mệnh Thủy còn có trực giác tốt cực kỳ dễ thích ứng và luôn quan sát sự vật theo ý kiến khái quát. Theo ngũ hành, Mộc sinh Thủy đề nghị những chúng ta mệnh Thủy đề xuất tiêu dùng tông black color, greed color biển cả sẫm, không những thế còn có thể kết hợp có những tông màu trắng and các sắc ánh kim trong những bộ chăn ga gối đệm everhome nhà bạn.
gia đình cũng cần tránh tiêu dùng 1 số màu cũng như tiến thưởng đất, màu nâu bởi bọn chúng là tượng trưng cho Hoàng Thổ cơ mà Hoàng Thổ lại khắc Thủy.
Màu sắc chăn ga gối cho những người mệnh Mộc
Theo Demeverhome.vn, trong thuyết âm dương ngũ hành, Mộc là cây gậy kháng hay còn gọi là ngọn giáo. Bạn mệnh Mộc luôn sở hữu tinh thần bởi vì tha nhân & năng nổ, hoạt chén bát, luôn thông minh ko giới hạn sở hữu hồ hết cảm hứng độc lạ, là thành viên gia đình hướng ngoại buộc phải cực thích được giao tiếp & mở rộng quan hệ. Tổ ấm mệnh Mộc hợp có black color, xám, blue biển cả thẫm buộc phải trong việc chọn chăn ga gối đệm, chúng ta nên chú trọng tới các màu sắc này.
nhăc nhở, phải đề xuất hạn chế dùng những tông màu trắng & sắc ánh kim bởi nó tương khắc và chế ngự với vận mệnh của mình, có thể xây dựng các rủi ro hay điều không may mắn.
nhà bạn mệnh Hỏa hãy chọn chăn ga gối đệm màu gì
những người nhà mệnh Hỏa luôn phù hợp độc lập và dữ thế chủ động trong cuộc sống cũng như công việc, chúng ta sở hữu chất xám sáng tạo, tính khôi hài và rất ham mê. Vày Mộc sinh Hỏa bắt buộc gia chủ mệnh Hỏa yêu cầu dùng tông chăn ga gối đệm everhome mang Color tươi tỉnh cũng như màu đỏ, hồng, tím, ngoài ra mang thể kết hợp mang các greed color cũng tương đối hợp lý. Tuy nhiên, nhà bạn mệnh Hỏa cũng cần phải tránh tiêu dùng những tông màu đen hay blue color biển cả sẫm bởi vì nó khắc chế sở hữu cung mệnh của mình.
thành viên gia đình mệnh Thổ lựa chọn màu gì thích hợp
tổ ấm mệnh Thổ hết sức dai sức mang tính nhẫn nại & chắc tiến thưởng, sở hữu quyện lực nội trọng tâm vô cùng to – chung thủy, kiên nhẫn và với thể nhờ cậy. Vì Hỏa sinh Thổ cần nếu như bạn sở hữu cung mệnh này thì phải chọn lựa tông màu đá quý đất hay màu nâu, không những thế cũng có thể phối hợp những bộ chăn ga màu hồng, màu đỏ, màu tím. Ngoài ra màu xanh da trời là Màu sắc eo sèo yêu cầu bạn phải giảm thiểu tiêu dùng.
cửa hàng bán đệm cao su nhân tạo 1.4x20x15 q.7 , khu vực bán nệm cao su nhân tạo 1.4x20x5 q7 , cửa hàng bán nệm cao su 1m6x200x10 q7 , công ty mua đệm cao su thiên nhiên 1.2x20x5 quận 7 | tiệm bán đệm cao su nhân tạo 1m8x200x5 q7 , cty mua nệm cao su tự nhiên 1800x200x10 q.7 , cty bán đệm cao su thiên nhiên 1m2x200x10 quận 7 , địa điểm bán nệm cao su tự nhiên 1800x200x5 q.7 | ở đâu bán nệm cao su thiên nhiên 1m2x200x5 quận 7 , chỗ nào bán đệm cao su nhân tạo 1m2 q7 | khu vực bán nệm cao su thiên nhiên 1m4 q.7 , chỗ mua nệm cao su nhân tạo 1m2x200x5 q.7 , bán nệm cao su thiên nhiên 1400x200x5 q.7 chất lượng , bán nệm cao su thiên nhiên 1m8x200x15 quận 7 uy tín , mua nệm cao su thiên nhiên 1.6x20x5 q 7 uy tín , mua nệm cao su 1m8x200x15 quận 7 đẹp , bán đệm cao su nhân tạo 1m2x200x10 quận 7 đẹp , bán nệm cao su thiên nhiên 1m4x200x10 q 7 chất lượng , khu vực mua nệm cao su 1m6x200x15 kim cương q7 , địa chỉ mua đệm cao su tự nhiên 1m4x200x15 kim cương q 7 , địa chỉ bán nệm cao su 1200x200x15 vạn thành q7 , cty bán nệm cao su thiên nhiên 1m2x200x10 kymdan q 7 | tiệm mua đệm cao su nhân tạo 1400x200x10 kymdan q 7 , ở đâu mua nệm cao su thiên nhiên 1m8x200x10 vạn thành quận 7 , nơi mua đệm cao su tự nhiên 1.6x20x10 liên á q.7 , cty bán đệm cao su nhân tạo 1200x200x15 liên á q.7 | ở đâu bán đệm cao su tự nhiên 1m8 vạn thành q.7 , công ty nào bán nệm cao su thiên nhiên 1m2x200x10 kim cương quận 7 | khu vực mua đệm cao su tự nhiên 1600x200x5 kim cương q 7 , nơi mua nệm cao su nhân tạo 1200x200x15 vạn thành q 7 , bán nệm cao su 1m4x200x15 vạn thành q 7 bền , bán nệm cao su tự nhiên 1.6x20x10 kim cương quận 7 tốt , mua nệm cao su 1.8x20x5 liên á q.7 tốt , bán đệm cao su 1m2x200x5 kymdan q 7 đẹp , bán nệm cao su nhân tạo 1800x200x15 kim cương q.7 bền , bán nệm cao su 1.6x20x15 vạn thành q 7 giá rẻ , tiệm mua nệm cao su 1800x200x10 q7 , cửa hàng bán đệm cao su thiên nhiên 1.8x20x15 q.7 , chỗ nào bán đệm cao su tự nhiên 1m8 q 7 , chỗ nào bán đệm cao su tự nhiên 1.4x20x10 quận 7 | tiệm mua nệm cao su nhân tạo 1200x200x10 q7 , cửa hàng bán nệm cao su tự nhiên 1.2x20x15 quận 7 , chỗ nào mua nệm cao su 1600x200x10 q.7 , khu vực mua đệm cao su thiên nhiên 1m8 q7 | ở đâu mua nệm cao su tự nhiên 1m6x200x10 q.7 , địa chỉ nào mua đệm cao su nhân tạo 1m8x200x5 q7 | khu vực bán nệm cao su nhân tạo 1m4 q.7 , chỗ bán đệm cao su tự nhiên 1m6x200x5 q.7 , bán nệm cao su thiên nhiên 1m8x200x15 q.7 uy tín , mua nệm cao su 1.6x20x5 quận 7 chất lượng , bán nệm cao su tự nhiên 1800x200x10 quận 7 chất lượng , mua nệm cao su nhân tạo 1.2x20x15 q 7 đẹp , mua đệm cao su tự nhiên 1.2x20x10 q7 tốt , bán nệm cao su tự nhiên 1200x200x15 quận 7 chất lượng , đơn vị bán nệm cao su nhân tạo 1.4x20x10 vạn thành q 7 , nơi bán đệm cao su tự nhiên 1.6x20x10 vạn thành q7 , chỗ nào mua đệm cao su nhân tạo 1600x200x5 vạn thành q7 , tiệm mua nệm cao su thiên nhiên 1800x200x5 kymdan q 7 | tiệm bán nệm cao su 1600x200x15 liên á q7 , chỗ nào mua nệm cao su nhân tạo 1400x200x5 liên á q7 , chỗ nào bán nệm cao su nhân tạo 1m6 kymdan q 7 , khu vực bán nệm cao su thiên nhiên 1m6x200x15 kim cương q 7 | ở đâu mua nệm cao su tự nhiên 1m6x200x10 vạn thành q 7 , công ty nào mua đệm cao su nhân tạo 1.8x20x5 kim cương q7 | khu vực mua đệm cao su tự nhiên 1800x200x10 vạn thành q.7 , khu vực mua đệm cao su nhân tạo 1m4x200x15 vạn thành q 7 , bán đệm cao su nhân tạo 1m2x200x5 vạn thành q 7 uy tín , bán nệm cao su thiên nhiên 1m8x200x5 kim cương q.7 tốt , bán nệm cao su thiên nhiên 1400x200x10 kymdan q.7 uy tín , mua nệm cao su tự nhiên 1.4x20x10 vạn thành quận 7 đẹp , mua nệm cao su nhân tạo 1m2 liên á quận 7 bền , mua đệm cao su 1200x200x5 kymdan q.7 giá rẻ , nơi mua nệm cao su 1m8 q7 , nơi mua đệm cao su nhân tạo 1600x200x10 q7 , địa điểm mua đệm cao su tự nhiên 1.2x20x15 q7 , công ty mua nệm cao su 1.4x20x5 q 7 | tiệm mua nệm cao su thiên nhiên 1m2 q7 , công ty mua nệm cao su 1m6x200x15 q7 , chỗ mua nệm cao su thiên nhiên 1400x200x10 q 7 , khu vực mua nệm cao su nhân tạo 1200x200x10 q.7 | ở đâu bán đệm cao su thiên nhiên 1400x200x5 q7 , khu vực nào bán nệm cao su nhân tạo 1400x200x10 q7 | khu vực mua nệm cao su 1m6x200x10 q.7 , đơn vị bán nệm cao su thiên nhiên 1m4x200x5 quận 7 , mua đệm cao su thiên nhiên 1.8x20x10 q.7 uy tín , mua đệm cao su nhân tạo 1m8x200x15 q 7 đẹp , bán đệm cao su nhân tạo 1m2x200x15 q 7 bền , bán đệm cao su tự nhiên 1800x200x5 q7 đẹp , bán nệm cao su nhân tạo 1m2x200x5 q 7 tốt , mua nệm cao su thiên nhiên 1m2x200x10 quận 7 đẹp , địa chỉ mua nệm cao su thiên nhiên 1m2 kymdan q 7 , đơn vị bán nệm cao su 1.2x20x15 liên á q7 , cty mua đệm cao su nhân tạo 1600x200x10 vạn thành q.7 , chỗ nào bán đệm cao su nhân tạo 1m4x200x15 liên á q 7 | tiệm bán nệm cao su 1m8x200x10 kim cương q7 , đơn vị bán đệm cao su 1.2x20x5 kymdan q 7 , đơn vị bán nệm cao su thiên nhiên 1.8x20x15 liên á quận 7 , tiệm bán đệm cao su 1.6x20x10 kymdan q 7 | ở đâu bán đệm cao su tự nhiên 1m2x200x5 kymdan q 7 , nơi nào mua đệm cao su nhân tạo 1m8x200x15 kymdan q.7 | khu vực mua nệm cao su 1400x200x5 vạn thành q 7 , chỗ nào bán nệm cao su thiên nhiên 1m8x200x10 liên á q7 , mua nệm cao su thiên nhiên 1.2x20x15 vạn thành q.7 bền , mua nệm cao su tự nhiên 1600x200x15 kim cương q.7 tốt , mua đệm cao su nhân tạo 1.2x20x10 vạn thành q 7 chất lượng , mua đệm cao su nhân tạo 1m4x200x10 kymdan q.7 đẹp , bán nệm cao su 1.2x20x10 kim cương q 7 giá rẻ , bán đệm cao su nhân tạo 1m8x200x15 liên á q.7 chất lượng , cty bán nệm cao su nhân tạo 1.6x20x10 q 7 , cty mua nệm cao su nhân tạo 1m6x200x5 q.7 , địa điểm bán nệm cao su thiên nhiên 1200x200x10 q 7 , công ty bán nệm cao su thiên nhiên 1m6x200x5 q7 | tiệm mua nệm cao su 1600x200x15 q.7 , địa điểm bán đệm cao su 1.8x20x10 q.7 , chỗ nào bán đệm cao su tự nhiên 1m6 q7 , ở đâu bán đệm cao su 1.6x20x15 quận 7 | ở đâu mua đệm cao su nhân tạo 1800x200x5 q.7 , chỗ nào nào bán nệm cao su 1.2x20x5 quận 7 | khu vực mua đệm cao su 1800x200x10 q.7 , cty bán nệm cao su nhân tạo 1m8 quận 7 , bán đệm cao su tự nhiên 1m8x200x5 q.7 giá rẻ , mua nệm cao su nhân tạo 1.6x20x10 quận 7 tốt , bán nệm cao su tự nhiên 1m2x200x15 q7 uy tín , bán nệm cao su nhân tạo 1m8x200x5 quận 7 đẹp , mua nệm cao su 1m8x200x10 quận 7 đẹp , bán nệm cao su tự nhiên 1m2x200x5 q7 uy tín , đơn vị mua đệm cao su thiên nhiên 1m4x200x10 kymdan quận 7 , đơn vị bán nệm cao su nhân tạo 1m8x200x5 kim cương q 7 , chỗ bán nệm cao su nhân tạo 1m6x200x10 vạn thành q.7 , cty mua nệm cao su nhân tạo 1m6x200x5 vạn thành q.7 | tiệm bán nệm cao su nhân tạo 1200x200x5 liên á q 7 , chỗ nào mua nệm cao su thiên nhiên 1m8x200x15 kymdan q.7 , công ty bán nệm cao su 1400x200x15 vạn thành q.7 , tiệm bán đệm cao su 1m6x200x10 liên á q7 | ở đâu mua đệm cao su thiên nhiên 1m2x200x15 liên á quận 7 , nơi nào mua nệm cao su 1m8 vạn thành quận 7 | khu vực bán nệm cao su 1.8x20x15 liên á q.7 , ở đâu mua đệm cao su nhân tạo 1.8x20x15 liên á q.7 , bán đệm cao su tự nhiên 1m4x200x10 kymdan q 7 tốt , bán nệm cao su 1.6x20x10 vạn thành q7 chất lượng , mua đệm cao su nhân tạo 1.8x20x5 kymdan q.7 chất lượng , mua nệm cao su thiên nhiên 1.4x20x5 kim cương q 7 đẹp , bán đệm cao su nhân tạo 1.8x20x5 vạn thành q 7 uy tín , bán đệm cao su 1m2x200x10 kim cương quận 7 đẹp ,
Bài viết Địa điểm bán nệm cao su 1600x200x15 uy tín ở q.7 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nệm Cao Su Thiên Nhiên Cao Cấp Đẹp Giá Rẻ - 【 Nệm Sơn 】.
from Nệm Cao Su Thiên Nhiên Cao Cấp Đẹp Giá Rẻ – 【 Nệm Sơn 】 https://ift.tt/2wdS0oZ via IFTTT
0 notes
Text
Bình Định tăng vốn và thời gian thực hiện Dự án Bà Hoả Moutain của con gái cố doanh nhân Tư Hường
Marketing Advisor đã viết bài trên http://bdsvietnam247.com/binh-dinh-tang-von-va-thoi-gian-thuc-hien-du-an-ba-hoa-moutain-cua-con-gai-co-doanh-nhan-tu-huong-2/
Bình Định tăng vốn và thời gian thực hiện Dự án Bà Hoả Moutain của con gái cố doanh nhân Tư Hường
UBND tỉnh Bình Định ngày 28/8/2019 có Quyết định số 3033/QĐ-UBND về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Khu du lịch và biệt thự sinh thái núi Bà Hoả của CTCP Bà Hoả Moutain.
Trước đó, doanh nghiệp này đã được chấp thuận chủ trương đầu tư theo Quyết định số 1900/QĐ-UBND ngày 6/6/2018, với quy mô sử dụng đất 6,4ha, vốn đầu tư 180 tỷ đồng, tiến độ thực hiện dự án từ Quý 2/2018-Quý 4/2019.
Nay cho phép tăng diện tích sử dụng đất lên 9,6ha, tổng vốn đầu tư theo đó tăng lên 255 tỷ đồng. Thời gian khởi công được lùi lại từ Quý 4/2018 sang Quý 4/2019 và thời gian hoàn thành dự kiến là Quý 4/2021.
Theo tìm hiểu, Bà Hỏa Moutain được thành lập tháng 5/2017, có vốn điều lệ 20 tỷ đồng, đăng ký địa chỉ trụ sở chính tại số 26 Phan Bội Châu, TP. Quy Nhơn. Bà Nguyễn Thị Xuân Ngọc (sinh năm 1972) đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT công ty. Đáng chú ý, bà Nguyễn Thị Xuân Ngọc là một trong những người con của cố doanh nhân Trần Thị Hường (bà Tư Hường) – người gây dựng nên tập đoàn Hoàn Cầu.
Theo phê duyệt quy hoạch, mục tiêu, quy mô dự án Bà Hỏa Moutain là xây dựng các điểm quan sát ngắm cảnh thành phố Quy Nhơn; xây dựng các hạng mục nghỉ dưỡng, các điểm tham quan, du lịch làng nghề, nông trại, dịch vụ ăn uống; nhà nghỉ,… Diện tích đất thực hiện dự án là 6.4ha, tổng vốn đầu tư là 180 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý 2/2018 – quý 4/2019.
Khi Khu du lịch sinh thái núi Bà Hỏa được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động sẽ làm thay đổi bộ mặt của khu vực núi Bà Hỏa, hình thành một khu du lịch sinh thái trên cao, hiện đại, đảm bảo các yêu cầu tiêu chuẩn về lĩnh vực dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước khi đến tham quan du lịch, nghỉ dưỡng tại Bình Định.
DiaOcOnline.vn – Theo Tri thức trẻ
!function(f,b,e,v,n,t,s)if(f.fbq)return;n=f.fbq=function()n.callMethod? n.callMethod.apply(n,arguments):n.queue.push(arguments);if(!f._fbq)f._fbq=n; n.push=n;n.loaded=!0;n.version='2.0';n.queue=[];t=b.createElement(e);t.async=!0; t.src=v;s=b.getElementsByTagName(e)[0];s.parentNode.insertBefore(t,s)(window, document,'script','https://connect.facebook.net/en_US/fbevents.js');
fbq('init', '1011870945534074'); fbq('track', "PageView");
0 notes
Text
Kinh nghiệm du lịch Đắk Nông: Lịch trình tham quan, ăn chơi chi tiết nhất
https://otavietnam.com/?p=8656 Kinh nghiệm du lịch Đắk Nông: Lịch trình tham quan, ăn chơi chi tiết nhất Booking.com Đắk Nông là một địa danh thuộc khu vực Tây Nguyên vẫn còn sở hữu vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng và một lần ghé thăm nơi đây bạn sẽ bị mê hoặc bởi chính cái nắng, cái gió. Hãy cùng otavietnam.com tham khảo kinh nghiệm phượt bụi du lịch Đắk Nông tự túc ngay sau đây và chuẩn bị cho mình một hành trình lý thú bạn nhé! Thời gian thích hợp nhất để đi du lịch Đắk Nông Tại Đắk Nông, trong năm được phân chia rõ rệt thành mùa khô (kéo dài từ tháng 11 – tháng 4 năm sau) và mùa mưa (diễn ra từ tháng 5 – tháng 10). Nếu muốn được thưởng ngoạn thiên nhiên hùng vĩ với những thác nước lớn đổ trắng xóa bạn hãy chọn mùa mua. Song nếu như để hành trình di chuyển thuận lợi hơn bạn nên đi Đắk Nông vào mùa khô. Ở Đắk Nông thường xuyên có nhiều lễ hội truyền thống như lễ cúng lúa mới, lễ chúc thọ, lễ hội cồng chiêng lễ Tâm Nghết hay lễ đâm trâu… nhưng không có thời gian cố định. Do đó, nếu muốn tham gia trải nghiệm lễ hội bạn cần cập nhật những thông tin cần thiết cho lịch trình của mình. Đắk Nông trở thành điểm đến của nhiều tín đồ xê dịch XEM THÊM: Top homestay, nhà nghỉ, khách sạn tại Đắk Nông cho du khách lưu trú Đến Đắk Nông bằng cách nào? Đi máy bay: Bạn có thể bay đến đến Buôn Mê Thuột rồi đón xe để đi Đắk Nông bởi nơi đây chưa có sân bay. Đi xe khách: Bạn hãy tìm kiếm và liên lạc đến các hàng xe chất lượng cao có tuyến đi Đắk Nông. Di chuyển bằng phương tiện cá nhân: Nếu như không cách quá xa Đắk Nông bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng phương tiện cá nhân hoặc đi ô tô. Từ Sài Gòn đến Đắk Nông bạn sẽ có các hướng di chuyển như sau: + Từ Sài Gòn bạn đi hướng Bình Dương, khi đến ngã ba Sở Sao thẳng tiến về huyện Chơn Thành. Sau đó tại ngã tư Chơn Thành rẽ phải về thị xã Đồng Xoài. Theo vòng xoay Đồng Xoài bạn tiếp tục chạy thẳng huớng QL 14 để đến được thị xã Gia Nghĩa, thuộc địa phận tỉnh Đăk Nông. Đoạn đường này kéo dài chừng 270Km. + Hướng khác bạn có thể chọn đó là sau khi đến ngã ba Sở Sao hãy rẽ theo tay phải về thị xã Đồng Xoài. Tại ngã tư Đồng Xoài rẽ tiếp tay phải theo huớng QL 14 là sẽ đến được thị xã Gia Nghĩa của tỉnh Đak Nông. Đoạn đường này khoảng 240km. Hầu hết các cung đường ở Tây Nguyên đầu khá hẹp, có nhiều đèo dốc nên nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân bạn cần chú ý về tốc độ, tầm nhìn. Theo hướng đi QL 14 đến thị xã Gia Nghĩa Du lịch Đắk Nông ở đâu? Du lịch Đắk Nông thông thường mọi người đều lựa chọn thị xã Gia Nghĩa để làm điểm dừng chân bởi việc di chuyển đến các địa điểm rất thuận lợi. Một số địa chỉ nhà nghỉ, khách sạn giá tốt ở Gia Nghĩa để bạn tham khảo đó là: khách sạn Alumin, Tây Nguyên, Thông Xanh, Sơn Lâm, Hoàng Gia, Thiên Vân. Giá bình dân khoảng từ 150k – 300k. Những địa điểm nhất định phải ghé thăm khi du lịch Đắk Nông Hồ Ea Snô: Thuộc xã Đắk Rồ, địa phận huyện Krông N, hồ Ea Snô cách thị xã Gia Nghĩa chừng 125km. Từ ngã ba Gia Long bạn hãy di chuyển theo đường hướng tỉnh lộ 4 để vào trung tâm thị trấn Đắk Mâm. Đến khi gặp một ngã ba phía bên tay trái, bạn hãy hỏi người dân đường đi bởi khá quanh co. Vẻ đẹp hồ Ea Snô Mặc dù phải di chuyển quãng đường vô cùng gian nan song những gì bạn sẽ được đền đáp một cách xứng đáng. Hồ Ea Snô hiện ra trước mắt bạn tựa như thiên đường giữa khu rừng đại ngàn. Với diện tích mặt nước rộng 80ha, hồ Ea Snô được thiên nhiên vô cùng ưu ái nên sở hữu vẻ đẹp quyến rũ, nước hồ trong veo soi bóng cả bầu trời Đắk Nông xanh ngắt, bê cạnh đó là những hàng cây oai nghiêm và hùng dũng. XEM THÊM: Du lịch Đắk Lắk nhớ check -in những khu homestay này Hồ Tây (ở trung tâm thị trấn Đắk Mil): Có chiều dài khoảng 2km và diện tích chừng 40ha, Hồ Tây ở Đắk Mil được chia thành hai nhánh ôm quanh đồi cà phê tươi tốt chẳn khác nào như ốc đảo nổi lên giữa vùng cao nguyên lộng gió. Xung quanh hồ có xuất hiện những khu sinh thái đã được hoàn thiện quy hoạch với nhiều điểm vui chơi, giải trí. Hồ Tà Đùng Hồ Tà Đùng: Hồ Tà Đùng sở hữu 36 hòn đảo lớn nhỏ và chúng nhấp nhô trên mặt hồ nên đến đây bạn sẽ được tận hưởng không gian yên bình. Cụm thác Đray Sáp – Gia Long và Trinh Nữ: Cụm du lịch bao gồm các thác Đray Sáp – Gia Long và Trinh Nữ đã tạo nên một địa điểm nổi vô cùng nổi tiếng cho Đắk Nông. Tổng diện tích của cụm thác lên đến 1.566ha. Mỗi thác lại mang trong mình những vẻ đẹp khác nhau và mang câu chuyện huyền bí rất riêng. + Thác Đray Sap được đánh giá là ngọn thác đẹp, hùng vĩ bậc nhất Tây Nguyên. Truyền thuyết nàng H’mi xinh đẹp đã bị quái vật nuốt chửng lúc đang tự tình bên người yêu gắn liền với ngọn thác này. Thác Đray Sap hùng vĩ + Thác Gia Long là ngọn thác thượng nguồn sông Sêrêpôk. Xưa kia chính vua Gia Long đã chọn nơi này để làm chốn thưởng ngoạn và chính ông đã tự xẻ núi mà làm thành con đường vào thác thành nên tên thác từ đây mà có. Thác Gia Long + Nếu như thác Đray Sáp và thác Gia Long sở hữu vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ thì thác Trinh Nữ lại khóa trên mình một vẻ đẹp nhẹ nhàng và thơ mộng. Thác Trinh Nữ nằm ẩn mình tựa như nàng thiếu nữ e ấp bên dưới những phiến đá ngầm và phần dưới chân thác là nhiều con đường đá uốn lượn, ghồ ghề lại càng làm cho cảnh quan trở nên quyến rũ. XEM THÊM: 10 Hồ nước từ Bắc vào Nam thu hút phượt thủ check-in khám phá Thác Đắk G’lun (thuộc địa phận thôn 5, xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức): Chỉ cách đường biên giới với Campuchia chừng hơn 40km, vẻ đẹp của thác Đắk G’lun được tạo nên bởi nhiều khối đá lớn, bằng phẳng. Những cơn mưa sau khi tạnh sẽ tạo nhiều sắc cồng vồng rực rỡ ngay cạnh những dòng thác đã khiến Đắk Glun giống một nàng tiên. Không chỉ thế, được bao quanh bởi cánh rừng đặc dụng nên Đắk G’lun mang trong mình hệ sinh thái phong phú, đa dạng nhất định bạn muốn khám phá. Thác Đắk G’lun như một nàng tiên Khu du lịch Nậm Nung: Khu du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử này trải rộng diện tích 12.300ha. Nậm Nung mang cả tiềm năng tài nguyên thiên nhiên cũng như các giá trị văn hoá và lịch sử, nhân văn. Cảnh sắc tuyệt mỹ trên đường đến Nậm Nung cùng không khí mát lạnh đã mang đến cho bạn cảm giác lạc vào cõi thiên thai và mộng vợi. Chùa Pháp Hoa: Tọa lạc trên ngọn đồi thuộc trung tâm thị xã Gia Nghĩa, chùa Pháp Hoa sở hữu diện tích chừng 800m2. Chùa xây dựng từ năm 1957 theo phong cách kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên và được chia thành hai phần bao gồm chính điện cùng tháp 5 tầng. Từ trên khuôn viên chùa Pháp Hoa nhìn xuống, bạn sẽ thu về tầm mắt cảnh quan tuyệt đẹp n��i phố núi. Chùa Pháp Hoa XEM THÊM: Khách sạn Kon Tum đẹp đậm chất ở tây Nguyên Hang động núi lửa Chư Bluk: Hang động núi lửa Chư Bluk được Đắk Nông công bố du lịch vào năm 2014. Đây được biết đến là hang động núi lửa có độ dài dài nhất khu vực đông Nam Á. Cảnh quan tại đây vẫn còn hoàn toàn nguyên sơ và chưa xuất hiện dấu chân người khai thác. Đường đến Chư Bluk đầy thách thức khi muốn đến đây bạn phải băng qua nhiều rừng núi hoang sơ, rậm rạp. Điều đặc biệt tạo nên nét đẹp đặc trưng cho hang động núi lửa Chư Bluk bởi nó được hình thành từ nhiều nhánh rẽ bên trong. Hang động núi lửa Chư Bluk kỳ thú Những món ăn nhất định phải thử khi du lịch Đắk Nông Rượu cần: Rượu cần hiện nay không chỉ có riêng tại các đồng bào Tây Nguyên mà còn được cất thành từng ghè đem đi bán cho miền xuôi. Đến với Đắk Nông nhất định phải thưởng thức rượu cần, đây vừa là đặc sản vừa là nét đẹp văn hóa đặc trưng của vùng đất này. Cơm lam: Ăn miếng cơm lam bạn sẽ cảm nhận được mùi nếp thơm cùng hương rừng, rất chắc mà lại dẻo bùi, ăn không biết ngán. Kể cả không có thức ăn đi kèm người ta vẫn thấy trọn vị đậm đà. Cơm trọn vị nhất định phải thưởng thức khi đến Đắk Nông Cà đắng: Trong nhiều món ăn bữa cơm đồng bào dân tộc tại Đắk Nông không thể thiếu cà đắng. Cà đắng thường được nấu với cá hấp, cá khô, tôm tép khô hay nấu ốc… Vị ngọt ngọt, đắng đắng sẽ khiến bạn nhớ mãi dư vị này. Măng chua rừng: Những món ăn nấu cùng măng chua rừng giản dị và mộc mạc như bản chất người dân tộc Tây Nguyên. Mỗi thực khách khi ăn măng chua rừng luôn có cảm giác thật ngon, thật lạ từ sự bình dị, tự nhiên. Cá lăng nướng than: Cá lăng đánh bắt từ sông Sêrêpôk được bọc trong loại lá rừng rồi đem đi nướng. Thịt cá ngọt dai và mùi thơm phức. Ăn cá lăn nướng than cùng một ống cơm lam và một đĩa gà nướng chắc chắn sẽ mang đến một bữa ăn đúng chất đại ngàn. Lẩu lá rừng: Hương vị của đại ngàn thấm vào từng chiếc lá và thực khách sẽ cảm nhận đầy đủ nhất về núi rừng Tây Nguyên. Lẩu lá rừng mang đến hương vị đại ngàn Cá sông Sê Rê Pôk: Sông Sêrêpốk là nơi cư trú của loài cá lăng đuôi đỏ và chúng có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như nướng, om, hấp, làm chả, xào tỏi hoặc nấu cháo… Thị cá vị ngọt, béo, giàu dinh dưỡng. Canh thụt đọt mây: Là món ăn đặc sản của đồng bào người M’nông, Mạ vùng phía nam tỉnh Đắk Nông như Đắk R’lấp, Đắk Glong, Đắk Song, Tuy Đức, thị xã Gia Nghĩa. Canh thụ đọt mây bao gồm các nguyên liệu là thụt đọt, rau nhíp, măng và thịt, thêm ít cá suối, ít con mối cùng vài chú dế dũi… XEM THÊM: Top homestay Đà Lạt đẹp nghe tên là muốn đến liền Những món đặc sản làm quà khi du lịch Đắk Nông Cà phê Đức Lập: Đây là tên gọi cũ của huyện lỵ mới Đắk Mil, nơi hội tụ đầy đủ các điều kiện phù hợp cho cây cà phê phát triển. Dện tích trồng cà phê ở đây hiện nay lớn nhất toàn tỉnh Đắk Nông. Khoai lang Tuy Đức: Khoia lang Benzen nguồn gốc Nhật Bản đã được người dân đưa về Tuy Đức trồng và mang lại hiệu quả cao. Đây là thức quà bạn nên mua khi du lịch Đắk Nông. Bơ sáp Đắk Mil Bơ sáp Đắk Mil: Bơ sáp dường như là loại quả làm nên thương hiệu cho vùng đất Tây Nguyên và tập trung chủ yếu ở huyện Đắk Mil. Quả bơ sáp thường có dạng dài như quả lê hay quả đu đủ; vỏ mỏng trơn; tùy thuộc vào giống mà quả khi chín vỏ sẽ có màu xanh, vàng xanh hoặc đỏ tím hay đỏ sẫm. Mùa thu hoạch bơ sáp tại Đắk Mil là từ tháng 4 đến tháng 9. Chắc chắn với những kinh nghiệm được chia sẻ trên đây bạn sẽ có một hành trình trải nghiệm Đắk Nông vô cùng tuyệt vời. OTA Viet Nam tổng hợp Kinh nghiệm du lịch Đắk Nông: Lịch trình tham quan, ăn chơi chi tiết nhất 3.2 (64%) 5 vote[s] Kênh quảng bá Khách sạn – Homestay – Vila – Căn hộ miễn phí Nguồn: Tổng hợp Bởi - https://otavietnam.com/?p=8656
0 notes
Text
Múi giờ Canada là bao nhiêu? Canada cách Việt Nam mấy giờ?
Múi giờ Canada so với Việt nam có sự cách biệt lớn, nguyên nhân là do vị trí địa lý với khoảng hơn 13.000km nếu tính theo đường chim bay. Vậy chúng ta cần lưu ý những gì về múi giờ của Canada? Làm thế nào để biết chính xác giờ ở Canada? Đừng lo! Những thông tin trong bài viết này sẽ giải đáp mọi những thắc mắc giúp bạn. Hãy theo dõi nhé!
I. Canada có bao nhiêu múi giờ?
Có tổng cộng sáu múi giờ ở Canada. Từ tây sang đông các múi giờ này là: Pacific (Thái Bình Dương), Mountain (vùng núi), Central (ở giữa), Eastern (phía Đông), Atlantic (Đại Tây Dương) và Newfoundland. Từ Chủ nhật đầu tiên của tháng 11 đến Chủ nhật thứ hai của tháng 3, các khu vực này được gọi là mui gio Canada tiêu chuẩn và có thể được viết tắt là PST, MST, CST, v.v.
Từ Chủ nhật thứ hai của tháng 3 đến Chủ nhật đầu tiên của tháng 11, hầu hết các vùng tại Canada sẽ chỉnh theo thời gian tiết kiệm ánh sáng ban ngày (DST). Trong thời gian mùa hè này, các múi giờ có thể được viết tắt là PDT, MDT, CDT, v.v ...
Ranh giới các múi giờ của Canada không nhất thiết giống như các múi giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày. Ví dụ, múi giờ miền núi chỉ áp dụng múi giờ DST ở một phần của vùng đông bắc British Columbia vào mùa hè. Ranh giới này thay đổi vì một số thành phố chọn không tham gia tiết kiệm thời gian ban ngày.
Giờ quốc tế phối hợp (UTC) ở Canada
Ngày nay, việc triển khai múi giờ GMT được gọi chính thức thay thế bằng Giờ quốc tế phối hợp, hay UTC. Múi giờ ở Canada được gọi tắt là UTC-xh (trong đó x là một con số từ 0-24, h là giờ). Ví dụ, múi giờ Toronto Canada trong các tháng mùa đông được mô tả là UTC-4h, nghĩa là chậm hơn 4 giờ so với giờ phối hợp quốc tế, trong khi giờ Newfoundland được gọi là UTC-3h30.
Canada, giống như phần còn lại của thế giới, hiện sử dụng một phiên bản sửa đổi của các múi giờ được đề nghị bởi Sandford Fleming. Các ranh giới múi giờ phù hợp với ranh giới địa lý hoặc chính trị giúp cho việc thương mại và hoạt động giao thông thuận tiện hơn. Ví dụ, ở Newfoundland, múi giờ sẽ khác biệt 30 phút so với các múi giờ lân cận, thay vì 1 giờ.
Múi giờ ở Canada
Như đã đề cập ở phía trên, có tổng cộng 6 múi giờ tiêu chuẩn ở Canada và 4 trong số đó giống như ở múi giờ ở Mỹ. Về mặt pháp lý tất cả các vấn đề liên quan đến giờ địa phương được quy định chính thức bởi luật pháp và quyết định của tỉnh thành, đó là lý do tại sao trong thực tế, nhiều trường hợp múi giờ ngoại lệ được áp dụng ở một số tỉnh.
UTC-03: 30 - múi giờ Newfoundland bao gồm toàn bộ đảo Newfoundland và phần phía đông nam của vùng Labrador.
UTC-04: 00 - múi giờ Đại Tây Dương bao gồm hầu hết Labrador và ba tỉnh khác - New Brunswick (NB), Nova Scotia (NS), Đảo Prince Edward (PE).
UTC-05: 00 - múi giờ miền đông bao gồm phần phía đông của Nunavut (NU), múi giờ Ontario Canada (ON) và Quebec (QC).
UTC-06: 00 - múi giờ miền Trung bao gồm toàn bộ Manitoba (MB), Saskatchewan (SK) với những tỉnh. thành phố nhỏ và một phần khá lớn của Nunavut (NU).
UTC-07: 00 - múi giờ miền núi bao gồm toàn bộ lãnh thổ Alberta (AB) và Tây Bắc (NT), cũng là phần phía tây của Nunavut (NU), ngoại lệ nhỏ ở Saskatchewan (SK), các quận phía đông và đông nam của British Columbia ( BC).
UTC-08: 00 - múi giờ Thái Bình Dương bao phủ hầu hết British Columbia (BC), múi giờ Vancouver Canada và toàn bộ Yukon (YT).
Lịch sử sơ lược về múi giờ ở Canada
Vào những năm 1880, các đô thị thường sử dụng múi gio dia phuong o Canada. Ví dụ, ở vĩ độ 49°, hai đô thị sẽ khác nhau về thời gian một phút cho mỗi 18 km tách biệt theo hướng đông tây, và đô thị ở hướng đông sẽ có thời gian muộn hơn. Mọi người đều đồng ý về quy ước gio o Canada này do người ta nghĩ rằng một hành trình dài 18 km được coi là dài, gian khổ, không thể đoán trước hoặc hiếm khi di chuyển với khoảng cách đó.
Tuy nhiên, với sự ra đời của đường sắt, mỗi thành phố có một múi giờ riêng biệt trở thành một vấn đề rắc rối đối với cho du khách. Trước khi trở thành kỹ sư trưởng của Đường sắt Thái Bình Dương Canada, ông Sandford Fleming đã trải qua một đêm khó chịu trong một nhà ga do sự nhầm lẫn về thời gian và giờ Canada Vancouver khi đổi tàu. Mặc dù nhiều khách du lịch khác có thể có trải nghiệm tương tự, nhưng trải nghiệm cá nhân này đã truyền cảm hứng cho ông trong việc tìm kiếm cách giải quyết về múi giờ hỗn loạn này.
Sau đó, Fleming đã đưa ra việc thống nhất các múi giờ vào năm 1884 tại một hội nghị quốc tế ở Washington, DC. Hội nghị đã thống nhất Greenwich, Anh, làm vị trí tham khảo chung về kinh độ và thời gian, và các quốc gia tham dự đã nhanh chóng thực hiện kế hoạch Fleming của 24 múi giờ trên khắp thế giới, mỗi múi giờ có chiều rộng 15°, với vị trí 0 giờ là dành cho kinh tuyến Greenwich.
Thời gian tiết kiệm ánh sáng ban ngày (DST)
Ở Canada, cũng như ở nhiều quốc gia có vĩ độ trung bình, thời gian tiết kiệm ánh sáng ban ngày (DST) hiện được sử dụng phổ biến. Vào mùa hè, người dân sẽ đặt đồng hồ trước một giờ vào mùa xuân và đặt trở lại một giờ vào mùa thu. Quy ước này bắt đầu ở Canada bởi chính phủ liên bang vào năm 1918 như là một biện pháp để tăng sản xuất, thi đua luật pháp ở Đức và Anh.
Ở Canada, các múi giờ và thời gian tiết kiệm ánh sáng ban ngày thường được quy định bởi các chính quyền tỉnh và lãnh thổ. Giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày có hiệu lực trên khắp Canada (trừ Saskatchewan) từ Chủ nhật đầu tiên của tháng 4 đến Chủ nhật cuối cùng của tháng 10. Vì vậy, gần như tất cả người dân Canada sẽ quay lại đồng hồ của họ vào lúc 2:00 sáng vào đêm ngày 31 tháng 3 đến ngày 1 tháng 11. Saskatchewan không sử dụng thời gian tiết kiệm ánh sáng ban ngày, vùng lãnh thổ này sẽ duy trì giờ quốc tế Canada quanh năm.
Danh sách các tỉnh và vùng lãnh thổ của Canada với múi giờ và DST tiêu chuẩn
Tỉnh/ vùng lãnh thổ Thủ đô và thành phố lớn nhất Múi giờ UTC Thời gian tiết kiệm ánh sáng ban ngày (DST) A Alberta (AB) Edmonton, Calgary - 07: 00 - 06: 00 B Hầu hết British Columbia (BC) Victoria, Vancouver - 08: 00 - 07: 00 Một phần của quận Peace River, British Columbia (BC) Dawson Creek - 07: 00 Không có Một phần của quận Central Kootenay, British Columbia (BC) Creston - 07: 00 Không có Một phần của quận East Kootenay và thung lũng Columbia, British Columbia (BC) Cranbrook - 07: 00 - 06: 00 M Manitoba (MB) Winnipeg, Brandon - 06: 00 - 05: 00 N New Brunswick (NB) Fredericton, Saint John - 04: 00 - 03: 00 Newfoundland và bờ Đông Nam Labrador (NL) St. John's - 03: 30 - 02: 30 Newfoundland and Labrador (ngoại trừ bờ Đông Nam) (NL) Thành phố Labrador - 04: 00 - 03: 00 Vùng lãnh thổ Tây Bắc (NT) Yellowknife - 07: 00 - 06: 00 Nova Scotia (NS) Halifax - 04: 00 - 03: 00 Nunavut (NU), Đảo Southampton Coral Harbour - 05: 00 Không có Nunavut (NU), phía đông 85° W Iqaluit - 05: 00 - 04: 00 Nunavut (NU), từ 85° W đến 102° W Baker Lake - 06: 00 - 05: 00 Nunavut (NU), phía tây 102° W Cambridge Bay - 07: 00 - 06: 00 O Hầu hết Ontario (ON) Toronto, Ottawa (capital of Canada) - 05: 00 - 04: 00 Công viên tỉnh Quetico, Ontario (ON) Atikokan - 05: 00 Không có Phía tây bắc Ontario (ON) Kenora - 06: 00 - 05: 00 P Đảo Prince Edward (PE) Charlottetown - 04: 00 - 03: 00 Q Hầu hết Quebec (QC) Quebec City, Montreal - 05: 00 - 04: 00 Một phần nhỏ dọc theo Vịnh Saint Lawrence, Quebec (QC) Blanc-Sablon - 04: 00 Không có S Hầu hết Saskatchewan (SK) Regina, Saskatoon - 06: 00 Không có Một phần nhỏ Saskatchewan (SK) Lloydminster - 07: 00 - 06: 00 Y Yukon (YT) Whitehorse - 08: 00 - 07: 00
II. Sự khác biệt múi giờ Canada và Việt Nam
Vì ở Việt Nam chỉ sử dụng một múi giờ là UTC+7h trong khi Canada lại sử dụng tới tận 6 múi giờ, thế nên sự chênh lệch giờ Việt Nam và Canada là từ 10 tiếng rưỡi cho đến 15 tiếng tùy vào khu vực và mùa ở Canada.
Cách tính giờ Canada so với Việt Nam
Trong trường hợp bạn không nói rõ cụ thể vị trí nào trên đất nước Canada, thì Toronto hoặc Ottawa sẽ được áp dụng như tâm điểm. Múi giờ Canada Toronto và Ottawa sử dụng cùng một múi Miền Đông là UTC-5. Nên giờ Việt Nam và Canada sẽ cách nhau 12 tiếng và thời gian ở Việt Nam sẽ đi trước Canada.
Trong trường hợp ở Canada đang là mùa hè, thì múi giờ sẽ đi trước 1 tiếng so với mùa đông. Ví dụ ở thời điểm mùa hè, khu vực Miền Đông sẽ sử dụng múi giờ EDT (Eastern Daylight time) là UTC-4. Như vậy, nếu bạn muốn tính múi giờ Canada so với Việt Nam, bạn sẽ trừ thêm 1 tiếng, tức là Việt Nam sẽ đi trước Canada 11 tiếng.
Nắm được múi giờ Việt Nam Canada sẽ giúo bạn tránh được những vấn đề về chênh lệch múi giờ khi bạn đi du lịch. Hi vọng những thông tin trên sẽ hỗ trợ bạn trong việc chủ động tìm phương pháp thích hợp để thích ứng và điều chỉnh múi giờ sinh hoạt dễ dàng hơn.
Xem thêm >> Múi giờ Mỹ là bao nhiêu? Chênh lệch múi giờ Việt Nam và Mỹ
https://ift.tt/32kid0M
Múi giờ Canada so với Việt nam có sự cách biệt lớn, nguyên nhân là do vị trí địa lý với khoảng hơn 13.000km nếu tính theo đường chim bay. Vậy chúng ta cần lưu ý những gì về múi giờ của Canada? Làm thế nào để biết chính xác giờ ở Canada? Đừng lo! Những thông tin trong bài viết này sẽ giải đáp mọi những thắc mắc giúp bạn. Hãy theo dõi nhé!
I. Canada có bao nhiêu múi giờ?
Có tổng cộng sáu múi giờ ở Canada. Từ tây sang đông các múi giờ này là: Pacific (Thái Bình Dương), Mountain (vùng núi), Central (ở giữa), Eastern (phía Đông), Atlantic (Đại Tây Dương) và Newfoundland. Từ Chủ nhật đầu tiên của tháng 11 đến Chủ nhật thứ hai của tháng 3, các khu vực này được gọi là mui gio Canada tiêu chuẩn và có thể được viết tắt là PST, MST, CST, v.v.
Từ Chủ nhật thứ hai của tháng 3 đến Chủ nhật đầu tiên của tháng 11, hầu hết các vùng tại Canada sẽ chỉnh theo thời gian tiết kiệm ánh sáng ban ngày (DST). Trong thời gian mùa hè này, các múi giờ có thể được viết tắt là PDT, MDT, CDT, v.v ...
Ranh giới các múi giờ của Canada không nhất thiết giống như các múi giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày. Ví dụ, múi giờ miền núi chỉ áp dụng múi giờ DST ở một phần của vùng đông bắc British Columbia vào mùa hè. Ranh giới này thay đổi vì một số thành phố chọn không tham gia tiết kiệm thời gian ban ngày.
Giờ quốc tế phối hợp (UTC) ở Canada
Ngày nay, việc triển khai múi giờ GMT được gọi chính thức thay thế bằng Giờ quốc tế phối hợp, hay UTC. Múi giờ ở Canada được gọi tắt là UTC-xh (trong đó x là một con số từ 0-24, h là giờ). Ví dụ, múi giờ Toronto Canada trong các tháng mùa đông được mô tả là UTC-4h, nghĩa là chậm hơn 4 giờ so với giờ phối hợp quốc tế, trong khi giờ Newfoundland được gọi là UTC-3h30.
Canada, giống như phần còn lại của thế giới, hiện sử dụng một phiên bản sửa đổi của các múi giờ được đề nghị bởi Sandford Fleming. Các ranh giới múi giờ phù hợp với ranh giới địa lý hoặc chính trị giúp cho việc thương mại và hoạt động giao thông thuận tiện hơn. Ví dụ, ở Newfoundland, múi giờ sẽ khác biệt 30 phút so với các múi giờ lân cận, thay vì 1 giờ.
Múi giờ ở Canada
Như đã đề cập ở phía trên, có tổng cộng 6 múi giờ tiêu chuẩn ở Canada và 4 trong số đó giống như ở múi giờ ở Mỹ. Về mặt pháp lý tất cả các vấn đề liên quan đến giờ địa phương được quy định chính thức bởi luật pháp và quyết định của tỉnh thành, đó là lý do tại sao trong thực tế, nhiều trường hợp múi giờ ngoại lệ được áp dụng ở một số tỉnh.
UTC-03: 30 - múi giờ Newfoundland bao gồm toàn bộ đảo Newfoundland và phần phía đông nam của vùng Labrador.
UTC-04: 00 - múi giờ Đại Tây Dương bao gồm hầu hết Labrador và ba tỉnh khác - New Brunswick (NB), Nova Scotia (NS), Đảo Prince Edward (PE).
UTC-05: 00 - múi giờ miền đông bao gồm phần phía đông của Nunavut (NU), múi giờ Ontario Canada (ON) và Quebec (QC).
UTC-06: 00 - múi giờ miền Trung bao gồm toàn bộ Manitoba (MB), Saskatchewan (SK) với những tỉnh. thành phố nhỏ và một phần khá lớn của Nunavut (NU).
UTC-07: 00 - múi giờ miền núi bao gồm toàn bộ lãnh thổ Alberta (AB) và Tây Bắc (NT), cũng là phần phía tây của Nunavut (NU), ngoại lệ nhỏ ở Saskatchewan (SK), các quận phía đông và đông nam của British Columbia ( BC).
UTC-08: 00 - múi giờ Thái Bình Dương bao phủ hầu hết British Columbia (BC), múi giờ Vancouver Canada và toàn bộ Yukon (YT).
Lịch sử sơ lược về múi giờ ở Canada
Vào những năm 1880, các đô thị thường sử dụng múi gio dia phuong o Canada. Ví dụ, ở vĩ độ 49°, hai đô thị sẽ khác nhau về thời gian một phút cho mỗi 18 km tách biệt theo hướng đông tây, và đô thị ở hướng đông sẽ có thời gian muộn hơn. Mọi người đều đồng ý về quy ước gio o Canada này do người ta nghĩ rằng một hành trình dài 18 km được coi là dài, gian khổ, không thể đoán trước hoặc hiếm khi di chuyển với khoảng cách đó.
Tuy nhiên, với sự ra đời của đường sắt, mỗi thành phố có một múi giờ riêng biệt trở thành một vấn đề rắc rối đối với cho du khách. Trước khi trở thành kỹ sư trưởng của Đường sắt Thái Bình Dương Canada, ông Sandford Fleming đã trải qua một đêm khó chịu trong một nhà ga do sự nhầm lẫn về thời gian và giờ Canada Vancouver khi đổi tàu. Mặc dù nhiều khách du lịch khác có thể có trải nghiệm tương tự, nhưng trải nghiệm cá nhân này đã truyền cảm hứng cho ông trong việc tìm kiếm cách giải quyết về múi giờ hỗn loạn này.
Sau đó, Fleming đã đưa ra việc thống nhất các múi giờ vào năm 1884 tại một hội nghị quốc tế ở Washington, DC. Hội nghị đã thống nhất Greenwich, Anh, làm vị trí tham khảo chung về kinh độ và thời gian, và các quốc gia tham dự đã nhanh chóng thực hiện kế hoạch Fleming của 24 múi giờ trên khắp thế giới, mỗi múi giờ có chiều rộng 15°, với vị trí 0 giờ là dành cho kinh tuyến Greenwich.
Thời gian tiết kiệm ánh sáng ban ngày (DST)
Ở Canada, cũng như ở nhiều quốc gia có vĩ độ trung bình, thời gian tiết kiệm ánh sáng ban ngày (DST) hiện được sử dụng phổ biến. Vào mùa hè, người dân sẽ đặt đồng hồ trước một giờ vào mùa xuân và đặt trở lại một giờ vào mùa thu. Quy ước này bắt đầu ở Canada bởi chính phủ liên bang vào năm 1918 như là một biện pháp để tăng sản xuất, thi đua luật pháp ở Đức và Anh.
Ở Canada, các múi giờ và thời gian tiết kiệm ánh sáng ban ngày thường được quy định bởi các chính quyền tỉnh và lãnh thổ. Giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày có hiệu lực trên khắp Canada (trừ Saskatchewan) từ Chủ nhật đầu tiên của tháng 4 đến Chủ nhật cuối cùng của tháng 10. Vì vậy, gần như tất cả người dân Canada sẽ quay lại đồng hồ của họ vào lúc 2:00 sáng vào đêm ngày 31 tháng 3 đến ngày 1 tháng 11. Saskatchewan không sử dụng thời gian tiết kiệm ánh sáng ban ngày, vùng lãnh thổ này sẽ duy trì giờ quốc tế Canada quanh năm.
Danh sách các tỉnh và vùng lãnh thổ của Canada với múi giờ và DST tiêu chuẩn
Tỉnh/ vùng lãnh thổ Thủ đô và thành phố lớn nhất Múi giờ UTC Thời gian tiết kiệm ánh sáng ban ngày (DST) A Alberta (AB) Edmonton, Calgary - 07: 00 - 06: 00 B Hầu hết British Columbia (BC) Victoria, Vancouver - 08: 00 - 07: 00 Một phần của quận Peace River, British Columbia (BC) Dawson Creek - 07: 00 Không có Một phần của quận Central Kootenay, British Columbia (BC) Creston - 07: 00 Không có Một phần của quận East Kootenay và thung lũng Columbia, British Columbia (BC) Cranbrook - 07: 00 - 06: 00 M Manitoba (MB) Winnipeg, Brandon - 06: 00 - 05: 00 N New Brunswick (NB) Fredericton, Saint John - 04: 00 - 03: 00 Newfoundland và bờ Đông Nam Labrador (NL) St. John's - 03: 30 - 02: 30 Newfoundland and Labrador (ngoại trừ bờ Đông Nam) (NL) Thành phố Labrador - 04: 00 - 03: 00 Vùng lãnh thổ Tây Bắc (NT) Yellowknife - 07: 00 - 06: 00 Nova Scotia (NS) Halifax - 04: 00 - 03: 00 Nunavut (NU), Đảo Southampton Coral Harbour - 05: 00 Không có Nunavut (NU), phía đông 85° W Iqaluit - 05: 00 - 04: 00 Nunavut (NU), từ 85° W đến 102° W Baker Lake - 06: 00 - 05: 00 Nunavut (NU), phía tây 102° W Cambridge Bay - 07: 00 - 06: 00 O Hầu hết Ontario (ON) Toronto, Ottawa (capital of Canada) - 05: 00 - 04: 00 Công viên tỉnh Quetico, Ontario (ON) Atikokan - 05: 00 Không có Phía tây bắc Ontario (ON) Kenora - 06: 00 - 05: 00 P Đảo Prince Edward (PE) Charlottetown - 04: 00 - 03: 00 Q Hầu hết Quebec (QC) Quebec City, Montreal - 05: 00 - 04: 00 Một phần nhỏ dọc theo Vịnh Saint Lawrence, Quebec (QC) Blanc-Sablon - 04: 00 Không có S Hầu hết Saskatchewan (SK) Regina, Saskatoon - 06: 00 Không có Một phần nhỏ Saskatchewan (SK) Lloydminster - 07: 00 - 06: 00 Y Yukon (YT) Whitehorse - 08: 00 - 07: 00
II. Sự khác biệt múi giờ Canada và Việt Nam
Vì ở Việt Nam chỉ sử dụng một múi giờ là UTC+7h trong khi Canada lại sử dụng tới tận 6 múi giờ, thế nên sự chênh lệch giờ Việt Nam và Canada là từ 10 tiếng rưỡi cho đến 15 tiếng tùy vào khu vực và mùa ở Canada.
Cách tính giờ Canada so với Việt Nam
Trong trường hợp bạn không nói rõ cụ thể vị trí nào trên đất nước Canada, thì Toronto hoặc Ottawa sẽ được áp dụng như tâm điểm. Múi giờ Canada Toronto và Ottawa sử dụng cùng một múi Miền Đông là UTC-5. Nên giờ Việt Nam và Canada sẽ cách nhau 12 tiếng và thời gian ở Việt Nam sẽ đi trước Canada.
Trong trường hợp ở Canada đang là mùa hè, thì múi giờ sẽ đi trước 1 tiếng so với mùa đông. Ví dụ ở thời điểm mùa hè, khu vực Miền Đông sẽ sử dụng múi giờ EDT (Eastern Daylight time) là UTC-4. Như vậy, nếu bạn muốn tính múi giờ Canada so với Việt Nam, bạn sẽ trừ thêm 1 tiếng, tức là Việt Nam sẽ đi trước Canada 11 tiếng.
Nắm được múi giờ Việt Nam Canada sẽ giúo bạn tránh được những vấn đề về chênh lệch múi giờ khi bạn đi du lịch. Hi vọng những thông tin trên sẽ hỗ trợ bạn trong việc chủ động tìm phương pháp thích hợp để thích ứng và điều chỉnh múi giờ sinh hoạt dễ dàng hơn.
Xem thêm >> Múi giờ Mỹ là bao nhiêu? Chênh lệch múi giờ Việt Nam và Mỹ
https://ift.tt/2JHNqCi #travelgear #PhamHoa
0 notes
Text
Những tinh túy của âm nhạc truyền thống Trung Hoa qua cái nhìn của thơ ca đương thời
Một đặc điểm độc đáo của nền nghệ thuật truyền thống Trung Hoa là các loại hình nghệ thuật thường được phối hợp với nhau để cùng tôn lên giá trị của từng môn nghệ thuật riêng lẻ, cũng như tạo hiệu ứng nghệ thuật tổng hợp cho người thưởng thức, ví như kết hợp thư pháp với tranh, gốm sứ với họa, thơ với nhạc.
Việc giám định vẻ đẹp của âm nhạc có thể thông qua những bài thơ, bài từ, ca, phú của các văn nhân, từ đó làm nổi bật tinh hoa của cả âm nhạc và thơ ca. Hơn nữa văn hóa truyền thống Trung Hoa là văn hóa thần truyền; cho nên trong câu thơ điệu nhạc thường phảng phất những yếu tố thần tiên cao thâm.
Dưới đây điểm qua một số bài thơ nổi tiếng của các văn nhân cổ xưa, miêu tả về thanh âm của các nhạc cụ, xin được chia sẻ cùng với quý vị độc giả:
Nhạc Tiên
"Phạm Thành Quân kích động âm khánh" - Phạm Truyện Chính (thời Đường)
Lịch lịch văn kim tấu, vi vi hạ ngọc kinh. Vi tường gia điệp cửu, thiên thức Động Âm danh. Đạm trữ nhân gian thính, khanh thương cổ khúc thành. Hà tu bách thú vũ, tự sướng cửu thiên tình. Chú mục khán vô kiến, lưu tâm ký vị tinh. Vân tiêu như khả thác, tá hạc hướng tằng thành.
Dịch nghĩa: "Nhạc khánh của Phạm Thành quân làm xúc động"
Nhiều lần nghe bản tấu vàng, nhẹ nhàng đến kinh đô Hỏi dò tình hình gia đình đã lâu, chỉ biết được tên Động Âm Lẳng lặng mong nhân gian lắng nghe, leng keng khúc nhạc thành Đâu cần xem muông thú nhảy múa, thỏa thích chín tầng Trời Chăm chăm nhìn chẳng thấy, để tâm nhớ (nốt nhạc) chưa tinh Mây kia nếu có thể nhờ, mượn giùm hạc đến thành lầu
Phạm Truyện Chính là một thi nhân trong thời kỳ Đường Đức Tông, từng làm Tô Châu thứ sử, là một người vô cùng tài năng, ông có quan hệ khá thân thiết với Lý Bạch. Sau cái chết của Lý Bạch, ông tự mình viết lên trên bia mộ của Lý Bạch dòng chữ: "Tặng tả thập di hàn lâm học sĩ Lý công".
"Phạm Thành Quân kích động âm khánh" là một bài thơ đại ý nói về âm thanh tiếng nhạc từ thiên cung truyền tới, nguyên là từ tiên nhân Phạm Thành Quân gõ vào chiếc khánh (khánh là một loại nhạc khí), thanh âm vang vang, điệu khúc êm tai, để cho ta đứng ngẩn ngơ hồi lâu, dù cho thời kỳ viễn cổ có trăm loài thú nhảy múa cũng khó so với vẻ đẹp này, ta lại nghe được tiên nhạc tuyệt diệu, thật sung sướng vô cùng, chỉ tiếc ở ngoài thiên cung, chẳng những không nhìn thấy, cũng không nhớ rõ, nếu có mây thì ta dựa vào, ta đem hạc cưỡi đến mà tiếp tục lắng nghe...
[caption id="attachment_981999" align="alignnone" width="769"] (Ảnh minh hoa: zhidao.baidu)[/caption]
"Lịch lịch", "vi vi" ở đây là hai từ giàu âm cảm, biểu thị sự tao nhã của tiên nhạc huyền ảo, khó mà đoán được. "Chú mục khán vô kiến, lưu tâm ký vị tinh" có ý càng chú ý càng không thấy, hãy chú ý đến vẻ đẹp tinh khiết, càng miêu tả tiên nhạc càng khó, không thể dùng nhạc khí dân gian để hình dung. Nếu miễn cưỡng mà ghi nhớ sẽ rất khó có cảm thụ lâu dài, chỉ có thể tu thành đắc đạo lên tiên giới mới có thể sáng tỏ.
[caption id="attachment_982004" align="alignnone" width="650"] Nhạc cụ Biên Khánh (Ảnh: hk.chiculture)[/caption]
Thanh nhạc
"Thính Dương Thị ca" - Đỗ Phủ (thời Đường)
Giai nhân tuyệt đại ca, độc lập phát hạo xỉ. Mãn đường thảm bất nhạc, hưởng hạ thanh hư lý. Giang thành đái tố nguyệt, huống nãi thanh dạ khởi. Lão phu bi mộ niên, tráng sĩ lệ như thủy.
Ngọc bôi cửu tịch mịch, kim quản mê cung chinh. Vật vân thính giả bì, ngu trí tâm tẫn tử. Cổ lai kiệt xuất sĩ, khởi đãi nhất tri kỷ. Ngô văn tích Tần Thanh, khuynh trắc thiên hạ nhĩ.
Dịch nghĩa: "Nghe Dương Thị hát"
Giai nhân tuyệt đẹp đang ca hát, đứng một mình, lộ ra hàm răng trắng Người nghe buồn bã cả sảnh đường, âm thanh trong trẻo vang trong hư không Trăng đã lên bên sông mênh mông thành quách, tiếng ca vang như rách đêm thanh Già nua biết phận những năm tàn, tráng sĩ lệ như nước
Chén ngọc đã lâu không dùng đến, sáo vàng thổi theo từng cung bậc Người nghe nào phải ngại ngùng, dù khôn hay dại, lòng đều đắng cay Xưa nay ca nhân giỏi trên đời, đâu chỉ chờ một người tri kỷ Ta nghe xưa có Tần Thanh, khiến cả thiên hạ nghiêng một bên tai.
[caption id="attachment_982015" align="alignnone" width="600"] Lý Bạch cùng Đỗ Phủ (Ảnh: wemedia.ifeng)[/caption]
Chữ của Đỗ Phủ rất đẹp, thơ ca rất tinh tế, là một trong những người được đánh giá cao về thơ ca cổ đại Trung Hoa. Ông được thế nhân sùng bái tôn làm "thánh thơ", thơ của ông được gọi là "thi sử".
Bài thơ mô tả một cách sinh động tiếng hát động lòng người của nàng Dương thị. Dương thị cùng tiếng ca, bất luận là lão nhân, tráng sĩ, kẻ ngốc, trí giả, người thưởng rượu, kẻ đệm đàn đều bị mờ mịt trước giọng ca này. "Thính giả bì" không có ý chỉ sự mệt mỏi, mà ý nói đến cảnh tượng được tạo thành từ thanh âm như phải kiệt sức. "Tâm tận tử" - trái tim đã chết càng làm nổi lên điểm này. Bài thơ này cho thấy những cảnh tượng tàn tạ khắp nơi sau "An Loạn sử", mượn tiếng hát của Dương thị tới miêu tả, cuối cùng kết thúc với bài hát buồn thời chiến quốc Tần Thanh.
Nhạc đả, kích
"Phương hưởng ca" - Ngư Thù (thời Đường)
Nhạc trung hà nhạc thiên kham thưởng, vô quá dạ thâm thính phương hưởng. Hoãn kích cấp kích khúc vị chung, Bạo vũ phiêu phiêu sinh tọa thượng. Khanh khanh đang đang hàn trọng trọng, bàn qua túc phái minh giao long. Cao lâu lậu tích kim hồ thủy, toái điện đả trứ sơn tự chung.
Hựu tự công khanh nhập triêu khứ, Hoàn bội minh ngọc trường nhai lộ. Hốt nhiên toái đả nhập phá thanh, thạch sùng thôi đảo san hô thụ. Trường đoản tham soa thập lục phiến, xao kích cung thương vô bất biến. Thử nhạc bất giáo ngoại nhân văn, Tầm thường chích hướng đường tiền yến.
Tạm dịch: "Nghe nhạc cụ Phương Hưởng"
Trong nhạc có thể thưởng thức, vượt qua đêm sâu nghe tiếng phương hưởng, Chậm chậm đánh từng hồi vang vào không chung, mưa xối xả trên mặt đất, Leng keng leng keng trùng lặp, xoáy nước phát ra âm thanh của giao long (thuồng luồng) Lầu cao từng giọt chảy xuống hồ nước, tia chớp đánh vào chiếc chuông sơn miếu,
Tựa như Công Khanh vào triều, ngọc bội đeo dọc trên đường dài, Bỗng nhiện đánh một tiếng vỡ, đá thạch đập vào san hô Dài ngắn kém sáu phiến, gõ âm cung âm thương không ngừng, Nhạc này không dạy người ngoài, bình thường chỉ theo tiệc rượu an nhàn
[caption id="attachment_982022" align="alignnone" width="600"] Phương hưởng - một loại nhạc khí truyền thống Trung Hoa, được chế tạo từ sắt hoặc đồng. (Ảnh: epochtimes)[/caption]
Ngưu Thù - một thi nhân đời Đường, giỏi làm thiên trường ca (những bài hát dài). Bài thơ này miêu tả nhạc khí phương hưởng với đặc điểm âm thanh của nó. Phương hưởng được làm từ 16 phiến đồng hoặc sắt, khi trình diễn sẽ đưa người nghe vào trạng thái như "mưa bay thác đổ". Tác giả trong bài sử dụng phép ẩn dụ khác nhau để miêu tả khí thế của nhạc khúc tấu từ phương hưởng, cùng với những miêu tả khác nhau để so sánh với tiếng nhạc.
"Khanh khanh đang đang" là tiếng vang trầm tĩnh hùng hồn có âm cảm, trong vòng xoáy nước của giao long thể hiện sự vang vọng âm thanh này. "Cao lâu tích thủy" để nói về tiếng nhạc chậm rãi, ung dung, "Đả sơn tự chung" để nói về tiếng nhạc nhỏ vụn, "Công Khanh nhập triều", "Hoàn bội minh ngọc" là nói về sự thanh lịch, xinh đẹp của âm thanh. "Thôi đảo san hô tụ" nói về tiếng vang khi phá điệu khúc. Bài thơ này có đặc sắc là không sử dụng điển cố nào, từ ngữ trong bài đều rất gần với lời nói hàng ngày, hoạt bát lưu loát, sinh động tự nhiên.
[caption id="attachment_982035" align="alignnone" width="800"] (Ảnh: epochtimes)[/caption]
Chuông
"Viễn sơn chung" - Tiễn Khởi (thời Đường)
Phong tống xuất sơn chung, vân hà độ thủy thiển. Dục tri thanh tẫn xử, điểu diệt liêu thiên viễn.
Tạm dịch: "Tiếng chuông từ núi xa"
Gió đưa tiếng chuông từ núi Áng mây đo nước cạn Muốn biết thanh âm khắp nơi Chim lác đác vắng vẻ xa trời
[caption id="attachment_982037" align="alignnone" width="500"] (Ảnh minh họa: blog.sina)[/caption]
Tiền Khởi, tự là Trung Văn, là một thi nhân đời Đường, phong cách thơ rất rõ ràng, ưu nhàn, tài hoa, tiêm tú, đặc biệt giỏi tả cảnh, là một trong mười tài tử của Đại Lịch. "Viễn sơn chung" là một bài thơ miêu tả tiếng chuông trong núi thổi theo làn gió, hai chữ "xuất sơn" cùng với chữ "viễn" ở cuối cho thấy tiếng chuông ngân nga vang vọng. "Vân hà" và "độ nước" là hai hình ảnh phân ra chỉ trời và đất, một phóng khoáng, một thanh cạn, tạo nên một cảnh giới ưu mỹ, làm nổi lên thanh lượng của tiếng chuông, hai câu sau thiên về tả tiếng chuông biến mất như chim lác đác, cùng với từ "viễn" xuyên thấu qua hình ảnh, khiến cho người đọc cảm nhận được sâu sắc ý cảnh không gian. Những câu thơ ngắn mà ý cảnh sâu xa là đặc điểm của thơ Đường, trong bài không nói rõ hàm nghĩa, những trong từng chữ viết là ẩn dụ sâu xa, có thể nhìn ra được qua quan niệm nghệ thuật của nhà thơ.
[caption id="attachment_982038" align="alignnone" width="600"] Chuông (Ảnh: p.onegreen)[/caption]
Đàn Tỳ bà
Trích từ "Tỳ bà hành" - Bạch Cư Dị (thời Đường)
Huyền huyền yểm ức thanh thanh tứ.Tự tố bình sinh bất đắc chí Đê mi tín thủ tực tực đàn. Thuyết tận tâm trung vô hạn sự Khinh lung mạn nhiên mạt phục khiêu. Sơ vi Nghê thường hậu Lục yêu Đại huyền tào tào như cấp vũ. Tiểu huyền thiết thiết như tư ngữ
Tào tào thiết thiết thác tạp đàn. Đại châu tiểu châu lạc ngọc bàn Gian quan oanh ngữ hoa để hoạt. U yết lưu cảnh thuỷ hạ than Thuỷ tuyền lãnh sáp huyền ngưng tuyệt. Ngưng tuyệt bất thông thanh tiệm yết Biệt hữu u sầu ám hận sinh. Thử thời vô thanh thắng hữu thanh
Ngân bình sạ phá thuỷ tương bính. Thiết kỵ đột xuất đao thương minh Khúc chung thu bát đương tâm hoạch. Tứ huyền nhất thanh như liệt bạch Đông thuyền tây phảng tiễu vô ngôn. Duy kiến giang tâm thu nguyệt bạch
Dịch nghĩa: "Chơi đàn tỳ bà"
Nghe hoài niệm mấy dây đàn ấn xuống, tựa như dãi bày nỗi niềm bấy lâu Hạ thấp lông mày, tay gảy khúc sầu, nói hết chuyện vô hạn trong lòng Ngón buông, chậm vuốt, rồi lại gảy, trước là khúc Nghê Thường, sau là khúc Lục Yêu Dây lớn ào ào như mưa táp, dây nhỏ nỉ non như tỉ tê chuyện riêng
(Rồi tiếp đến) tiếng rào rào lẫn tiếng nỉ non, (nghe như) mân ngọc bỗng nảy hạt châu (Nghe như) tiếng chim oanh ríu rít trong hoa, như suối róc rách chảy xuống ghềnh Suối nước lạnh băng, dây đàn ngưng bặt, tiếng đàn ngưng bặt, bấy giờ bỗng yên lặng Tựa có mối sầu hận riêng, lúc này không có tiếng động nhưng lại như có tiếng
(Bỗng dưng nghe như) Bình bạc vỡ tuôn đầy mạch nước, (nghe như) đoàn quân thiết kỵ ào ào đến, thét ngược tiếng đao Nàng lướt tay qua bốn dây rồi chấm dứt, bốn dây vang lên một âm thanh như xé mảnh lụa Thuyền phía đông tây không một tiếng nói, chỉ thấy vầng trăng thu trong vắt giữa sông
[caption id="attachment_982040" align="alignnone" width="780"] Bạch Cư Dị (Ảnh: r.renminbao)[/caption]
Bài thơ "Tỳ bà hành" của Bạch Cư Dị là một bài thơ được yêu thích của rất nhiều thi nhân xưa và nay, đoạn trích này miêu tả đặc đặc về âm thanh của tiếng đàn tỳ bà, nổi bật ở những phần như:
"Tào tào" thể hiện cảm giác sâu rộng của dây đàn, "thiết thiết" thể hiện âm nhỏ vụn. "Như cấp vũ", "tư ngữ" chia ra âm thanh lớn nhỏ phát ra từ sợi dây đàn, sau đó lại lấy "Đại châu tiểu châu lạc ngọc bàn" để miêu tả sự hài hòa của hai âm thanh khi quyện lại. Mặc dù âm thanh cao thấp bất đồng, nhưng khi nghe lại rất dễ chịu, hiện ra chỗ giống nhau trong chỗ bất đồng.
"Gian quan oanh ngữ hoa để hoạt", "U yết lưu tuyền thủy hạ than", "Thủy tuyền lãnh sáp huyền ngưng tuyệt", là câu thơ truyền thần biểu hiện tiếng tỳ bà xảo diệu biến hóa. "Thử thì vô thanh thắng hữu thanh", câu thơ nói về hiện tượng lúc này không có tiếng nhưng lại như có tiếng, đó là do âm thanh trước đó vẫn còn lưu lại, mặc dù người đã dừng gảy đàn, tạo một cảm giác không gian rộng lớn, dư âm chuyển động của tiếng đàn tỳ bà vẫn còn quanh đây.
"Ngân bình sạ phá thủy tương bính", "Thiết kỵ đột xuất đao thương minh" ...Sau một dư âm đọng lại, tiếng đàn lại vang lên, hai câu trên mô tả sức mạnh cùng khí thế sinh động của nhạc khúc, vang vang có lực, khí thế tràn trề! "Khúc chung thu bát đương tâm họa" sau bốn câu mô tả tiếng đàn, lại một lần nữa im lặng, âm thanh lần nữa quay về tĩnh mịch, khác với sự im lặng trước đó vì đây là kết thúc thực sự. Đọc đoạn thơ này dường như ta đang được thưởng thức hoàn chỉnh một bài nhạc khúc, chỉ tiếc rằng không được ở tại đó mà thưởng thức.
[caption id="attachment_982051" align="alignnone" width="600"] Đàn tỳ bà (Ảnh: epochtimes)[/caption]
Đàn Nhị hồ
"Trương Tinh Tinh hồ cầm dẫn" - Dương Duy Trinh (thời Nguyên)
Trương tinh tinh, thị tửu phục thị âm. Xuân vân tiểu cung anh vũ ngâm, tinh tinh trướng để yết hồ cầm. Nhất song ngân ti tử long khẩu, tả hạ ly châu tam bách đấu. Hoa yên hỏa đậu bạo tuyệt huyền, thượng giác oanh thanh tại dương liễu. Thần huyền mộng nhập quỷ công thu, tương sơn diêu giang giang đảo lưu. Ngọc thỏ vi nhĩ đình nguyệt cữu, phi ngư vi nhĩ dược thần chu.
Tây lai thiên quan tọa khảo lão, khương ti trù trù thính giả não. Trương tinh nhất khúc độc đương diên, khất dữ ngũ hoa kim tuyến áo. Xuân phong tàn ti nhị thập niên, giang nam tương kiến lạc hoa thiên. Đạo nhân xuân mộng phi hồ điệp, thủ lộng kim biều hợp hoàng diệp.
Dịch nghĩa:
Trương Tinh Tinh, ham rượu ham thơ Xuân Vân trong điện nhỏ ngâm thơ Tinh Tinh sau màn chướng lên dây hồ cầm Một đôi miệng rồng xiết 300 hạt ly châu
Dây cung gảy chỗ này như lửa như đậu vỡ Làm bừng tỉnh chim oanh trên cây dưỡng liễu Tiếng đàn như nhập quỷ thần mộng
Núi Tương, sông lớn chảy ngược Thỏ Ngọc vì tiếng đàn mà dừng lên cung trăng Cá chuồn vì tiếng đàn mà nhảy tận thuyền châu Quan trên thiên cung ngồi sọt liễu
Khương Tơ nghe mà lòng phiền muộn Trương Tinh một khúc một mình độc tấu Xin làm áo khoác kim tuyến cho năm hoa
Gió xuân tàn hai mươi năm Giang Nam gặp nhau vào ngày hoa rơi Đạo nhân trong giấc mộng xuân hóa thành bướm Tay gảy dây kim, hợp dây đàn.
[caption id="attachment_982468" align="alignnone" width="494"] Đàn nhị hồ (Ảnh: kanazawaguitar.blog.fc2)[/caption]
Dương Duy Trinh (1296 - 1370) - một nhà thơ nổi tiếng cuối triều đại nhà Nguyên và đầu triều đại nhà Minh, hiệu là Thiết Tâm Đạo Nhân, ông là người có những bài thơ cổ phong phú và đầy màu sắc, vừa uyển lệ động lòng người, lại hùng tráng tự nhiên, lịch sử gọi ông là "Thiết nhai thể", được nhiều văn nhân các triều đại sùng bái. Bài thơ này được viết khi ông nghe một màn trình diễn của Trương Tinh Tinh, trong bài ông đã miêu tả rất sinh động tiếng đàn nhị hồ (hồ cầm).
Đoạn thứ nhất nói "ly châu" là nói về truyền thuyết miệng ly long ngậm bảo châu, đem màn trình diễn hồ đàn, ví như miêng rồng nhả châu. Giống như trên bài "Tỳ bà hành" được Bạch Cư Dị dùng hạt châu lớn nhỏ để hình dung tiếng đàn, chỉ có điều ở đây nhạc khí bất đồng, nhưng vẫn có hàm ý lộ vẻ trân quý, hiếm thấy.
[caption id="attachment_982471" align="alignnone" width="606"] Dương Duy Trinh (Ảnh: 9610)[/caption]
"Hoa yên hỏa đậu bạo tuyệt huyền, thượng giác oanh thanh tại dương liễu. Thần huyền mộng nhập quỷ công thu, tương sơn diêu giang giang đảo lưu." miêu tả một âm vang vang có lực , tựa như vượt qua thời không, khiến chim phải giật mình, tài đánh đàn nhập quỷ thần công, làm cho núi sông điên đảo, thậm chí có thể làm Thỏ Ngọc đến tháng mà dừng lên thiên cung, làm cá phải bay nhảy. Tiếng đàn còn bay đến thiên cung, thần linh cũng có thể nghe thấy, Trương Tinh Tinh đàn một khúc có thể mở một bữa tiệc rượu trước sân nhà cho mọi người đến thưởng thức.
Âm sắc này còn khiến cho ông nhớ về một câu chuyện, giống như cảm giác du ngoạn Giang Nam nhìn thấy cánh hoa rơi. "Đạo nhân xuân mộng phi hồ điệp, thủ lộng kim biều hợp hoàng diệp", đoạn này dùng câu chuyện cổ về Trang Chu mộng điệp: như ảo mộng, là Trang Chu hóa thành con bướm? Hay con bướm nằm mộng hóa thành Trang Chu? Liệu có phải đang thực sự ngồi nghe đàn, hay chỉ nằm mộng đến tiếng đàn này mà thôi!
Theo epochtimes.com
Uyển Vân biên dịch
from Đại Kỷ Nguyên - Feed - https://ift.tt/2Obhuvq via IFTTT
0 notes